Trong 3 năm học tới sẽ có khoảng 28.912 học sinh Hà Nội tốt nghiệp THCS
Điểm du lịch tuyệt vời tại ngoại thành Hà Nội Phát triển Thủ đô Hà Nội theo hướng hiện đại, có bản sắc riêng Hà Nội: Bảo đảm sinh kế cho người dân khi làm đường Vành đai 4 |
Sáng 8/8, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ, ngày 4/11/2013, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ. (Ảnh: Quỳnh Anh) |
Theo báo cáo tại hội nghị, việc thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 29-NQ/TƯ đã tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo của Thủ đô; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, Thủ đô và nhu cầu học tập của nhân dân.
Thành phố đã hoàn thành phê duyệt, ban hành Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch mạng lưới trường học thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Công tác rà soát, sắp xếp, tổ chức bộ máy lại các đơn vị sự nghiệp công lập, các doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố Hà Nội được triển khai thực hiện hiệu quả.
Quy mô giáo dục tiếp tục mở rộng và phát triển. Hà Nội đã hoàn thành công tác rà soát toàn bộ mạng lưới trường học trên địa bàn thành phố đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được nâng lên; chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông được đổi mới. Hà Nội đã hoàn thành phổ cập giáo dục và xóa mù chữ 3 cấp học; là 1 trong 4 địa phương đầu tiên đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3; đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Với dân số tăng cơ học như hiện nay, dự báo thời gian tới, số lượng học sinh có nhu cầu học ở hệ thống trường công nói chung, hệ thống trường THPT nói riêng là rất lớn (Ảnh: P.Thảo) |
Năm học 2022 - 2023, học sinh Thủ đô tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế với 125 học sinh đạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và 82 huy chương, giải thưởng quốc tế. Thống kê từ năm học 2014-2015 đến tháng 3/2023, học sinh Hà Nội đạt được tổng số 1.249 giải tại các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia; 124 giải tại các cuộc thi học sinh giỏi quốc tế.
Công tác quản lý, kiểm tra đánh giá không ngừng được đổi mới; nền nếp và kỷ cương được duy trì. Xã hội hóa giáo dục có nhiều bước chuyển biến tích cực, huy động được các nguồn lực đầu tư, chăm lo phát triển giáo dục. Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo được mở rộng. Các hoạt động, phong trào thi đua được tổ chức sôi nổi, thiết thực, có ý nghĩa.
Theo số liệu trên Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo, dự báo trong 3 năm học tới, số học sinh lớp 9 tốt nghiệp trung học cơ sở tăng khoảng 28.912 học sinh tương đương khoảng 722 lớp. Về quy mô các trường trung học phổ thông công lập, đến năm học 2024-2025 dự kiến có khoảng 121 trường (tăng 2 trường so với năm học 2023 - 2024). Đến năm học 2025-2026 có khoảng 123 trường (tăng 4 trường so với năm học 2023 - 2024). Đến năm học 2026-2027 có khoảng 125 trường (tăng 6 trường so với năm học 2023 - 2024).
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, báo cáo của Thành ủy Hà Nội cũng nêu rõ những tồn tại, hạn chế trong 10 năm qua; đồng thời đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện. Trong đó, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành và tổ chức chính trị - xã hội trong phát triển giáo dục đào tạo Thủ đô; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và người dân về lĩnh vực này.
Hà Nội cũng đưa ra 4 đề xuất, kiến nghị với các cơ quan Trung ương. Trong đó, thành phố kiến nghị Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục bố trí nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2021-2025 nhằm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hiệu quả.
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thành phố kiến nghị nghiên cứu, tham mưu, trình Chính phủ về việc sửa đổi Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định mỗi cơ sở giáo dục được bố trí không quá 2 cấp phó. Theo đó, nên quy định số lượng cấp phó theo quy mô số lớp và đặc thù riêng của mỗi cơ sở giáo dục.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17