-->

Triển lãm di sản Thăng Long - Hà Nội tại Trung Quốc

Gần 100 tài liệu, hình ảnh của Hà Nội được giới thiệu tới người dân Trung Quốc tại triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ”. Triển lãm nhằm góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác.
Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” Hà Nội - Bắc Kinh kết nối, phát huy giá trị di sản

Triển lãm giới thiệu tới du khách những nét văn hóa đặc sắc của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến - nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa giá trị văn hóa của mọi miền đất nước. Triển lãm kéo dài trong thời gian 1 tháng, bắt đầu từ ngày 17/5, nhằm thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh, trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa. Đây cũng là hoạt động bên lề nhân chuyến công tác của lãnh đạo Thành ủy - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thăm và làm việc tại thành phố Bắc Kinh (tháng 5/2024).

Triển lãm di sản Thăng Long - Hà Nội tại Trung Quốc
Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội tham dự Lễ Khai mạc Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ”.

Thủ đô Hà Nội sở hữu nhiều danh hiệu được UNESCO vinh danh như: Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (Di sản Văn hóa thế giới); 82 bia Tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Di sản tư liệu thế giới); Hội Gióng (Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại); Nghi lễ và trò chơi kéo co (Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại); Tín ngưỡng thờ Mẫu (Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại); Ca trù (Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp). Một số di tích Quốc gia đặc biệt tiêu biểu của Thủ đô như: Thăng Long Tứ trấn, Khu di tích Cổ Loa… góp phần tạo nên một bức tranh di sản độc đáo cho “Thành phố di sản”.

Trong tổng thể bức tranh di sản của Thủ đô Hà Nội, Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là mảng màu rực rỡ nhất, trở thành niềm tự hào to lớn của người dân Thủ đô và cả nước. Năm 2010, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới trên cơ sở các giá trị nổi bật toàn cầu. “Trên thế giới rất hiếm gặp được một di sản có thể thể hiện được tính liên tục của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội”. Tại di sản, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể hòa quyện, đan xen tạo nên một di sản vừa thâm trầm cổ kính, vừa năng động, thực tế, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu bảo tồn gắn liền với phát huy giá trị. Di sản Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại, quá khứ và tương lai để tiếp tục phát huy truyền thống văn hiến đất kinh kỳ, thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình và thành phố sáng tạo trong tương lai.

Phát biểu tại Lễ Khai mạc Triển lãm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải mong muốn: “Triển lãm sẽ góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa di sản Hoàng thành Thăng Long và các di sản của Bắc Kinh, giúp công chúng có những hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử - văn hóa của hai thành phố; và bằng những thông điệp, những hiểu biết về văn hóa chúng ta có thể tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, củng cố tình hữu nghị bền chặt giữa hai địa phương, từ đó góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược, toàn diện giữa hai nước”.

Khẳng định sự hợp tác hiệu quả giữa các cơ quan chuyên môn và cán bộ từ hai phía trong thời gian qua, Chủ nhiệm Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh Trương Dũng đã nhấn mạnh: “Di sản văn hóa rực rỡ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc bảo vệ di sản văn hóa là lợi ích của hiện tại và tương lai. Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội để bảo vệ và kế thừa di sản văn hóa đúng sứ mệnh của mình; tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa một cách lâu bền, tăng cường trao đổi và hợp tác toàn diện trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa, đồng thời cùng nhau đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ, phát triển di sản văn hóa thế giới nói chung, cung cấp ngày càng nhiều bữa tiệc văn hóa thú vị cho người dân hai nước Trung Quốc, Việt Nam và bạn bè trên thế giới”.

Thăng Long - Hà Nội là kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Trong hơn 1.000 năm lịch sử, đây là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, chứng kiến nhiều biến thiên thăng trầm của đất nước. Ngày nay, Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội có một quỹ di sản vô cùng phong phú với nhiều giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo, nơi hội tụ văn hóa Đồng bằng Bắc Bộ và mọi miền đất nước.

Trong đó, Bắc Kinh là một thành phố nổi tiếng của Trung Quốc, có lịch sử hơn 3000 năm với 870 năm giữ vai trò Thủ đô của đất nước. Đây là một trong những thành phố đầu tiên được ghi danh thành phố lịch sử (danh mục bảo tồn cấp quốc gia) với 2 giá trị tiêu biểu: là một trong bốn Thủ đô cổ xưa của Trung Quốc và là thành phố có số lượng di sản văn hóa thế giới lớn nhất thế giới bao gồm 7 di sản thế giới và 135 di tích văn hóa trọng điểm quốc gia.

Năm 1994, thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh chính thức thiết lập quan hệ hợp tác. Từ đó đến nay, mối quan hệ hợp tác, bình đẳng, đôi bên cùng có lợi giữa hai Thành phố không ngừng đi vào chiều sâu, đóng góp tích cực vào mối quan hệ hữu nghị giữa hai đất nước. Cùng chung đặc điểm là hai Thành phố có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời, việc hợp tác trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn di sản đã góp phần đẩy mạnh công cuộc quảng bá và bảo vệ di sản của hai bên một cách tốt nhất.

Phương Bùi

Nên xem

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.
Xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa - kinh nghiệm từ một trường học

Xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa - kinh nghiệm từ một trường học

Trong những năm qua, Công đoàn Trường Trung học cơ sở (THCS) Phụng Châu (Chương Mỹ - Hà Nội) đã đẩy mạnh phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuẩn văn hóa”. Phong trào này đã góp phần tạo ra môi trường làm việc văn hóa, phong cách, tác phong của cán bộ, giáo viên, người lao động trong Trường nền nếp, khoa học, từ đó tạo nên hình ảnh, con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, hiện đại.
Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.

Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Xem thêm
Phiên bản di động