--> -->

Trả lại không gian công cộng cho người dân

Trong khi người dân Thủ đô đang thiếu diện tích công viên, cây xanh thì tại một số nơi, một phần không gian công cộng đang bị các hàng, quán bán rong chiếm dụng thành nơi kinh doanh khiến nhiều người dân bức xúc. Thực tế cho thấy, trong công tác quản lý, việc mạnh tay xử lý các hành vi lấn chiếm là hết sức cần thiết…
Trả lại không gian công cộng cho người dân Thúc đẩy du lịch Thủ đô qua kiến tạo không gian công cộng
Trả lại không gian công cộng cho người dân Kiến tạo không gian công cộng: Vì một Hà Nội đáng sống

Nhiều không gian công cộng bị chiếm

Dù mới đầu hè nhưng thời tiết những ngày vừa qua nắng và nóng nực khiến người dân Thủ đô tìm đến khu vui chơi giải trí, công viên nhiều hơn. Có thể thấy, trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện có hàng trăm công viên, vườn hoa, hồ nước sinh thái phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân. Hệ thống công trình phúc lợi công cộng này được kỳ vọng là những địa điểm sạch đẹp, văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, tại nhiều công viên, vườn hoa, không gian công cộng vẫn đang bị sử dụng chưa đúng chức năng.

Trả lại không gian công cộng cho người dân
Những hành vi lấn chiếm không gian công cộng cần phải xử lý nghiêm (Ảnh:T.K)

Theo ghi nhận, thời điểm này, các hàng quán tại công viên, vườn hoa, ven hồ ở Hà Nội cũng đang vào mùa hoạt động hết công suất. Từ quán trà đá, giải khát cho đến các quán trà chanh “chém gió”, hàng bán đồ ăn vặt… đều “vô tư” chiếm đoạt không gian công cộng để kinh doanh. Tại Công viên Hòa Bình (phường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm) vốn được xem là một trong những công viên đẹp nhất Thủ đô, là nơi dành cho người dân thư giãn, tập thể dục và trẻ em vui chơi. Tuy nhiên, từ lâu tại đây mọc lên nhiều quán nước, chiếm ngay tại vỉa hè, lối vào cũng như trong khuôn viên công viên.

Ông Lê Văn Những (Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm) là người thường xuyên tập thể dục trong công viên chia sẻ, từ khi công viên được đưa vào phục vụ nhân dân, bà con trong khu vực rất phấn khởi vì có chỗ rèn luyện sức khỏe, nghỉ ngơi thoáng mát, sạch sẽ. Tuy vậy theo phản ánh của ông Những, thời gian vừa qua bất kể ban ngày hay buổi tối, thường xuyên xuất hiện hàng chục quán bán nước cùng các dịch vụ vui chơi, giải trí luôn chiếm giữ ngay tại các cổng của công viên. “Ngoài dịch vụ giải khát, ăn uống nhẹ đang tồn tại bên ngoài thì ngay cả trong khuôn viên cũng bị xâm chiếm nghiêm trọng. Ví dụ, vào buổi tối, các dịch vụ ăn uống, giải khát với hàng chục bàn ghế chiếm dụng ngay trong công viên”, ông Những cho biết.

Không chỉ riêng tại Công viên Hòa Bình, tại một số công viên khác trên địa bàn Thủ đô như Công viên Thống Nhất, Công viên Nghĩa Đô, Công viên Cầu Giấy… tình trạng chiếm dụng các không gian chung thành nơi buôn bán, kinh doanh cũng xảy ra. Bà Nguyễn Thị Hương (Nghĩa Tân, Cầu Giấy) cho biết: “Nhà tôi gần Công viên Nghĩa Đô nên chiều nào tôi cũng dẫn các cháu ra công viên chơi. Tuy nhiên, tình trạng người dân buôn bán xung quanh công viên khiến việc đi lại, vui chơi trở nên hạn chế hơn. Hơn nữa, tôi cho rằng việc hàng quán chiếm dụng xung quanh các không gian công cộng cũng khiến cho mỹ quan đô thị trở nên xấu hơn”.

Tại các vườn hoa, công viên nhỏ trên địa bàn Thành phố, tình trạng chiếm dụng không gian công cộng cũng trở nên phố biến hơn. Khoảng 10h30 phút ngày 27/5, có mặt tại vườn hoa Đại học Công đoàn trên đường Tây Sơn (quận Ðống Ða), có hàng chục hàng quán bán đủ loại như: Nước giải khát, trà đá, bỏng gạo, thịt bò khô, chim cảnh. Thậm chí, một góc vườn hoa, người dân dựng lán lấn chiếm, đồ đạc cũ vứt chỏng chơ, sáu, bảy người lái xe ôm ngồi tràn lan ngay tại các quán trà đá xung quanh vườn hoa để đợi khách.Hay tại vườn hoa ngay cạnh Đại học Thủy Lợi (đường Tây Sơn) hàng loạt hàng quán cũng chiếm dụng y như vậy.

Nâng cao trách nhiệm quản lý

Cũng theo ghi nhận, tại các tuyến đường ven Hồ Tây, các quán cafe, nước giải khát mọc san sát nhau, chưa đầy 5 mét lại có một điểm. Đa phần các cửa hàng đều bày bàn ghế tràn ra ngoài “xí” nốt phần vỉa hè ít ỏi dành cho người đi bộ. Đủ các loại bàn, ghế nhựa, mành chiếu phủ kín phần đường dành cho người đi bộ dọc đường bao quanh hồ.

Tất cả các khoảng trống đều được các chủ cửa hàng tận dụng tối đa, khách ăn nhậu xả rác ngay tại hồ, thức ăn, bát đĩa bày bừa bãi ra lối đi bắt đầu từ chiều đến tối muộn. Ông Nguyễn Văn Hùng (Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội) bức xúc cho biết: “Cứ đến tối là lối dành cho người đi bộ như chúng tôi không còn. Cả người già lẫn trẻ em đều phải đi dưới lòng đường nườm nượp phương tiện giao thông, rất nguy hiểm”.

Không chỉ vậy, tình trạng lấn chiếm, sử dụng tài sản công cộng như ghế đá của nhiều chủ hộ kinh doanh diễn ra phổ biến và được coi như “chuyện đương nhiên”. Tại khu vực hồ Thủ Lệ và hồ Giảng Võ, các quán cóc bán nước giải khát cũng xuất hiện nhưng với mật độ thưa hơn, không thu hút đông khách như các tụ điểm trên. Tuy nhiên, việc các chủ cửa hàng ngang nhiên bày tràn lan bàn ghế để kinh doanh nơi công cộng, xéo nát vườn hoa, bãi cỏ, xả rác bừa bãi khiến nhiều người dân trong khu vực này bức xúc.

Ngoài việc hàng loạt các hàng quán thay nhau lấn chiếm không gian công cộng thì hiện nay, tại rất nhiều nơi vui chơi công cộng, người dân vô tư xả rác, khạc nhổ, tiểu tiện bừa bãi. Thậm chí, nhiều người đi dạo còn dắt vật nuôi theo sau, những con vật này vô tư xả chất thải bừa bãi. Những biểu hiện thiếu văn hóa nữa của những người dân trong lúc đi dạo chơi ở công viên, vườn hoa đang làm xấu đi những nét đẹp vốn có của Thủ đô. Ðể công viên, vườn hoa thật sự là nơi vui chơi lành mạnh, trước mắt cần sự đồng lòng, vào cuộc của cả cơ quan chức năng và người dân sinh sống trên địa bàn.

Thiết nghĩ, công việc xây dựng hoàn thiện hệ thống công viên, vườn hoa trên địa bàn Hà Nội còn có nhiều vấn đề vướng mắc cần tiếp tục được tháo gỡ. Trên thực tế, việc lấn chiếm tại công viên, vườn hoa, không gian công cộng đã diễn ra khá lâu nhưng vẫn tồn tại và chưa được giải quyết triệt để. Đề nghị chính quyền địa phương và cơ quan chức năng nhanh chóng kiểm tra và xử lý vi phạm, trả lại nơi vui chơi, thư giãn công cộng cho người dân Thủ đô. Trước mắt, để bảo đảm cho mạng lưới khu vui chơi công cộng thật sự là những địa điểm vui chơi văn minh, sạch đẹp, an toàn, trật tự đề nghị chính quyền và các cơ quan chức năng triển khai thực hiện những biện pháp hiệu quả trong việc phân công trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo vệ các công trình này.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy chế, nội quy sinh hoạt ở nơi công cộng. Ðồng thời, tăng cường các biện pháp, chế tài xử phạt đối với người vi phạm nếp sống văn minh, các đối tượng bán hàng rong, đeo bám khách du lịch hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Có như vậy, diện mạo của hệ thống công viên, vườn hoa, nơi vui chơi công cộng của Thủ đô Hà Nội mới thật sự thay đổi, không còn trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân và khách du lịch.

Tuấn Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Novak Djokovic vô địch Geneva Open, chính thức cán mốc 100 danh hiệu trong sự nghiệp

Novak Djokovic vô địch Geneva Open, chính thức cán mốc 100 danh hiệu trong sự nghiệp

Trong một buổi chiều tràn ngập cảm xúc bên bờ hồ Thụy Sĩ, Novak Djokovic đã tạo nên một cột mốc chói lọi trong sự nghiệp quần vợt huy hoàng của mình: Danh hiệu đơn thứ 100, sau chiến thắng đầy quả cảm trước Hubert Hurkacz ở trận chung kết Geneva Open 2025. Một chiến thắng không chỉ là minh chứng cho bản lĩnh thép, mà còn là món quà sinh nhật đầy ý nghĩa dành cho chính anh và gia đình thân yêu.
Công đoàn giáo dục huyện Mỹ Đức: Chăm lo thiết thực, thi đua sôi nổi

Công đoàn giáo dục huyện Mỹ Đức: Chăm lo thiết thực, thi đua sôi nổi

Năm học 2024 - 2025, hoạt động Công đoàn khối giáo dục huyện Mỹ Đức (Hà Nội) tiếp tục khẳng định vai trò đồng hành, chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho cán bộ, giáo viên, người lao động trong ngành. Với tinh thần chủ động, đổi mới và gắn bó mật thiết với chuyên môn, tổ chức Công đoàn đã tạo động lực tích cực, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học, xây dựng môi trường giáo dục nhân văn, hiện đại và bền vững.
Kinh tế tư nhân và những thuận lợi khi bước vào kỷ nguyên mới

Kinh tế tư nhân và những thuận lợi khi bước vào kỷ nguyên mới

Kinh tế tư nhân tại Việt Nam đang bước vào một kỷ nguyên phát triển mới, với nhiều thuận lợi nổi bật nhờ sự thay đổi trong tư duy quản lý, chính sách hỗ trợ và bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước.
Tuyên truyền về sửa đổi Hiến pháp 2013: Bài bản, rộng khắp, đa dạng

Tuyên truyền về sửa đổi Hiến pháp 2013: Bài bản, rộng khắp, đa dạng

Bà Nguyễn Thị Hạnh cho biết, có thể nhận định chưa bao giờ công tác tuyên truyền, phổ biến, truyền thông chính sách được tổ chức quy mô đồ sộ, bài bản, rộng khắp, có kế hoạch chi tiết, cụ thể, thực hiện thành cao điểm, có sự tham gia của tất cả các chủ thể như đợt tuyên truyền, phổ biến về công tác sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 lần này.
Colwill ghi bàn quyết định, Chelsea chính thức trở lại Champions League 2025/26

Colwill ghi bàn quyết định, Chelsea chính thức trở lại Champions League 2025/26

Chiến thắng kịch tính 1-0 trên sân City Ground nhờ pha lập công của Levi Colwill giúp Chelsea cán đích trong top 4 Ngoại hạng Anh, hoàn tất hành trình trở lại đấu trường danh giá Champions League.
“Cha tôi, người ở lại” tập 43: Việt bóc trần chuyện tình Nguyên - An trước hai ông bố, cả nhà rơi vào căng thẳng

“Cha tôi, người ở lại” tập 43: Việt bóc trần chuyện tình Nguyên - An trước hai ông bố, cả nhà rơi vào căng thẳng

Tập 43 của “Cha tôi, người ở lại” tiếp tục đẩy cao kịch tính khi mối quan hệ mập mờ giữa Nguyên (Trần Nghĩa) và An (Nguyễn Hoàng Ngọc Huyền) cuối cùng cũng bị Việt (Thái Vũ) vạch trần ngay giữa cuộc họp gia đình, với sự có mặt của cả hai người cha - ông Chính (Bùi Như Lai) và ông Bình (Thái Sơn).
Giá xăng dầu hôm nay (26/5): Giá dầu thế giới tiếp đà leo dốc

Giá xăng dầu hôm nay (26/5): Giá dầu thế giới tiếp đà leo dốc

Hôm nay (26/5), giá dầu thế giới tiếp đà leo dốc. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 65,03 USD/thùng, tăng 0,53%; giá dầu WTI ở mốc 61,76 USD/thùng, tăng 0,54%.

Tin khác

Xe ba bánh, xe tự chế vẫn “tung hoành”: Đến bao giờ mới xử lý triệt để?

Xe ba bánh, xe tự chế vẫn “tung hoành”: Đến bao giờ mới xử lý triệt để?

Dù đã có nhiều chỉ đạo và biện pháp xử lý, nhưng thời gian gần đây, tình trạng xe ba bánh, xe tự chế và các phương tiện chở vật liệu xây dựng vi phạm vẫn tiếp tục “tung hoành” trên các tuyến phố Hà Nội.
Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Dù đã nhiều lần ra quân quyết liệt để “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, nhưng tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh, trông giữ xe... vẫn tái diễn một cách dai dẳng tại nhiều khu vực ở Hà Nội. Thực trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến người đi bộ mà còn đặt ra bài toán chưa có lời giải trọn vẹn trong quản lý đô thị bền vững.
Huyện Thanh Trì quyết liệt xử lý vi phạm đất đai

Huyện Thanh Trì quyết liệt xử lý vi phạm đất đai

Trước thực trạng vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp diễn biến phức tạp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã và đang triển khai các biện pháp xử lý nghiêm, triệt để theo đúng quy định pháp luật. Nhiều công trình vi phạm đã được tháo dỡ, trả lại nguyên trạng cho đất nông nghiệp, thể hiện quyết tâm của các địa phương trong công tác quản lý, giữ gìn kỷ cương đô thị và tạo niềm tin trong nhân dân.
Cận cảnh căn nhà hơn 1.000 tấn được “thần đèn” di dời để làm Vành đai 3 TP.HCM

Cận cảnh căn nhà hơn 1.000 tấn được “thần đèn” di dời để làm Vành đai 3 TP.HCM

Tại tỉnh Bình Dương, một căn nhà nặng khoảng hơn 1.000 tấn vừa được các “thần đèn” di dời lùi về sau 40m so với vị trí ban đầu bằng hệ thống thuỷ lực và con lăn để bàn giao mặt bằng thực hiện dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Quyết liệt để tạo chuyển biến rõ rệt về an toàn giao thông và trật tự đô thị

Quyết liệt để tạo chuyển biến rõ rệt về an toàn giao thông và trật tự đô thị

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực thi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Động thái này thể hiện quyết tâm của thành phố trong việc xử lý tận gốc những bất cập về hạ tầng, ý thức tham gia giao thông và cơ chế quản lý, hướng tới xây dựng một môi trường giao thông an toàn, văn minh và hiện đại.
Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Ủy ban nhân dân phường (UBND) Phú Thượng (quận Tây Hồ) đã chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong quản lý đất đai, trật tự đô thị, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.
Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, dừng đỗ phương tiện tùy tiện và kinh doanh trái phép tại khu vực xung quanh các bệnh viện lớn ở trung tâm Hà Nội đang ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị, những vi phạm này còn tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn và mất an toàn cho người dân. Trước thực trạng đó, lực lượng chức năng đã vào cuộc mạnh mẽ nhằm lập lại trật tự và xây dựng một môi trường đô thị văn minh, an toàn, thân thiện. Ghi nhận của phóng viên tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn quận Đống Đa.
Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết

Trong lúc nấu sữa đậu nành để bán thì nồi hơi bị nổ khiến 2 người ở Đồng Nai lần lượt tử vong.
Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Ngay sau khi Báo Lao động Thủ đô đăng tải bài viết “Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè”, phản ánh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trên địa bàn phường, lực lượng Công an phường đã tổ chức ra quân tuyên truyền, nhắc nhở, ký cam kết và kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Và câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Xem thêm
Phiên bản di động