-->

TP.HCM tổ chức Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế năm 2024: Tập trung vào chuyển đổi công nghiệp

UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa tổ chức họp báo để cung cấp thông tin về sự kiện Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2024. Hai sự kiện này sẽ diễn ra trong tháng 9 với trọng tâm về chuyển đổi công nghiệp, một trong những động lực phát triển bền vững của thành phố trong tương lai.
Giúp phụ nữ nâng cao kỹ năng chuyển đổi số trong điều hành kinh tế tập thể Tín dụng tăng trở lại vì kinh tế “ấm” lên Đề xuất mục tiêu đưa Việt Nam thuộc nhóm 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới

16 quốc gia bàn về kinh nghiệm thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp

Đối thoại Hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 2, với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp: Kinh nghiệm và các ưu tiên trong hợp tác phát triển”, sẽ diễn ra từ ngày 23 đến 24/09/2024. Sự kiện này đã thu hút sự quan tâm của 36 đoàn đến từ 16 quốc gia như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và nhiều quốc gia khác.

Tại hội nghị, các đại biểu sẽ được nghe báo cáo tổng quan về tiến trình chuyển đổi công nghiệp tại TP.HCM. Đồng thời, sẽ có những cuộc thảo luận về kinh nghiệm quốc tế trong việc thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, bao gồm việc xây dựng chính sách, đổi mới công nghệ và huy động nguồn lực từ các mô hình hợp tác công tư (PPP). Các đại biểu cũng sẽ đánh giá những thách thức mà TP.HCM đang đối mặt trong quá trình chuyển đổi công nghiệp và đề xuất các lĩnh vực hợp tác tiềm năng.

Một điểm nhấn của sự kiện là lễ công bố Biểu tượng hữu nghị quốc tế của TP.HCM, cùng chương trình tiệc trà hữu nghị, nơi giới thiệu văn hóa trà Việt đến bạn bè quốc tế.

Vào buổi chiều và tối ngày 24/9, các đại biểu tham gia sự kiện sẽ khoác lên mình những bộ áo dài truyền thống Việt Nam được thiết kế riêng, làm từ chất liệu gấm và lụa với họa tiết lá tre cách điệu. Đây là một hoạt động mang ý nghĩa đặc biệt, không chỉ nhằm tôn vinh vẻ đẹp văn hóa Việt mà còn quảng bá tà áo dài đến bạn bè quốc tế.

TP.HCM tổ chức Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế năm 2024: Tập trung vào chuyển đổi công nghiệp
Ban tổ chức Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế năm 2024 thông tin về chương trình. Ảnh: Cẩm Viên.

Còn Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27/9/2024, với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP.HCM”. Đến thời điểm hiện tại, đã có 40 đoàn từ các quốc gia và tổ chức quốc tế xác nhận tham gia.

Tại phiên toàn thể, các đại biểu sẽ được lắng nghe báo cáo về các xu hướng chủ đạo (Megatrends) trong chuyển đổi công nghiệp trên thế giới, hệ sinh thái quản trị và chiến lược chuyển đổi công nghiệp của TP.HCM trong bối cảnh kết nối khu vực và quốc tế. Đặc biệt, vai trò của Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) tại TP.HCM sẽ được nhấn mạnh.

Diễn đàn cũng sẽ tổ chức các phiên thảo luận chuyên đề về vai trò của C4IR trong quá trình chuyển đổi công nghiệp, chiến lược ưu tiên trong phát triển công nghiệp, và sự tham gia của các doanh nghiệp trong quá trình này.

Một trong những sự kiện quan trọng của diễn đàn là phiên đối thoại chính sách với Thủ tướng Chính phủ vào ngày 25/9. Tại đây, các doanh nghiệp, địa phương sẽ có cơ hội thảo luận trực tiếp với Thủ tướng và các bộ, ngành Trung ương về thực trạng và giải pháp trong việc chuyển đổi công nghiệp, đồng thời đưa ra các kiến nghị chiến lược nhằm hỗ trợ quá trình này.

Ngoài ra, trong khuôn khổ sự kiện, UBND TP.HCM sẽ tổ chức lễ khánh thành và ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR), chính thức đi vào hoạt động từ ngày 24/9/2024. Trung tâm sẽ hoạt động theo mô hình kết hợp giữa khu vực công và tư, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn.

Thúc đẩy chuyển đổi xanh và số hóa

Tại buổi họp báo, ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, chia sẻ kỳ vọng rằng với sự tham gia của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp và đại biểu quốc tế, Đối thoại Hữu nghị TP.HCM và Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024 sẽ mở ra những cơ hội mới, giúp ngành công nghiệp của thành phố phát triển bền vững.

Ông An nhấn mạnh, chuyển đổi công nghiệp là nhu cầu cấp bách để TP.HCM nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm phát thải và thân thiện với môi trường. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững mà còn tăng khả năng hội nhập, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Ông cũng chỉ ra rằng Thành phố cần chuyển đổi kép: "Vừa chuyển đổi xanh và số hóa, vừa ứng dụng công nghệ cao để nâng cấp chuỗi giá trị công nghiệp, tìm kiếm động lực tăng trưởng mới trong bối cảnh vai trò trung tâm kinh tế của TP.HCM đang có dấu hiệu suy giảm".

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, đã chia sẻ quan điểm về thực trạng và định hướng phát triển của doanh nghiệp tại TP.HCM. Ông cho biết, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố rất đông nhưng phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa khiến tỷ lệ cạnh tranh khá yếu.

Đặc biệt, tại thời điểm này tỷ lệ xuất khẩu đã giảm từ 45% xuống còn 12% và tỷ trọng đóng góp vào GDP trước đây cũng giảm từ 52% xuống còn 15%. Nguyên nhân chính đến từ việc Thành phố vẫn đang phát triển theo chiều rộng, trong khi khả năng tận dụng nguồn vốn và công nghệ cao không còn nhiều. Với diện tích đất công nghiệp hạn chế, việc phát triển thêm diện tích này không khả thi. Thay vào đó, cần tập trung khai thác hiệu quả các khu công nghệ cao và thúc đẩy kinh tế số.

Ông Hòa nhấn mạnh, xu hướng phát triển bền vững là một tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Việc hội nhập ngày càng sâu rộng đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng những tiêu chuẩn mới, đặc biệt là các tiêu chuẩn xanh và bền vững. Nếu không tận dụng cơ hội này, doanh nghiệp có thể mất thị trường.

Ngược lại, việc tuân thủ các tiêu chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp trở thành một phần của chuỗi giá trị toàn cầu. Trung ương đã đề ra nhiều chủ trương quan trọng, trong đó tập trung vào việc chuyển đổi mô hình công nghiệp sang kinh tế tuần hoàn và kinh tế số. Điều này sẽ tạo ra nền tảng mới, mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững, đặc biệt là hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 (net zero) vào năm 2025.

"Chuyển đổi công nghiệp không chỉ giúp tăng giá trị kết nối mà còn nâng cao vị thế của thành phố. Để thực hiện thành công quá trình này, cần có sự tham gia của nhiều bên, từ doanh nghiệp, chính quyền trung ương đến các địa phương lân cận", ông Hòa nói.

Tại họp báo nhiều đại biểu cũng cho rằng, thời gian qua Trung ương đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ chuyển đổi số và phát triển bền vững và điều quan trọng là các chính sách này phải thực sự thấm sâu vào đời sống doanh nghiệp. Đồng thời, việc chuyển đổi lao động cũng là yếu tố quan trọng, đặc biệt là khi các địa phương trong vùng có sự hợp tác chặt chẽ. TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác đối ngoại, chia sẻ kinh nghiệm với các địa phương để cùng nhau phát triển công nghiệp bền vững.

Còn theo Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Đối ngoại và Hội nghị Quốc tế Lê Trường Duy, Đối thoại Hữu nghị được kì vọng là sân chơi để địa phương trao đổi, tiến đến hợp tác trong chuyển đổi công nghiệp, cầu nối giữa TP.HCM với các địa phương quốc tế kết nghĩa, nhằm mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp chuyển đổi công nghiệp hướng tới việc phát triển bền vững. Cùng với Đối thoại Hữu nghị, Diễn đàn Kinh tế sẽ đi sâu vào những vấn đề chuyên môn, đưa ra những giải pháp, chính sách thúc đẩy sự phát triển kinh tế TP.HCM.

Viên Viên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 439/TB-UBND (ngày 17/4/2025) về kết quả buổi làm việc của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố.
LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên đã tập trung chỉ đạo, triển khai tới Công đoàn cơ sở (CĐCS) thực hiện tốt phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, qua đó đạt được nhiều kết quả thiết thực, góp phần tích cực vào phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn.
Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trên cơ sở xác định các ngành công nghiệp văn hóa ưu tiên, cùng với các nội dung có liên quan được xác định tại các văn bản Luật Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô đã được phê duyệt, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục cụ thể hoá các cơ chế, chính sách (cả cơ chế đặc thù) cho lĩnh vực quan trọng này để góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong giai đoạn tới.
Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Chiều 18/4, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại Tòa nhà Việt Tower (số 1 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội), khiến hàng trăm người đang sống và làm việc trong Tòa nhà hốt hoảng bỏ chạy ra ngoài.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.

Tin khác

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Để có thể bứt phá vào năm 2025, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" then chốt.
Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC với mức tiền phạt là 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định pháp luật và công bố thông tin không đúng thời hạn.
Xem thêm
Phiên bản di động