TP.HCM: Nhóm người nào có nguy cơ mắc các bệnh do nắng nóng?
Đây là thông tin cảnh báo đáng chú ý vừa được Trung tâm kiểm soát bệnh tật (HCDC) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát đi trong ngày 29/2.
Theo HCDC TP.HCM, Thành phố và khu vực Nam Bộ đang bước vào giai đoạn nắng nóng gay gắt, kéo dài, do đó việc chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình để thích nghi với điều kiện nắng nóng là điều vô cùng quan trọng.
Các vấn đề sức khoẻ thường gặp trong mùa nắng nóng như: Say nắng, say nóng hay đột quỵ do nắng nóng. Nguyên nhân chủ yếu là do tiếp xúc nhiều giờ trong điều kiện nắng nóng, không nghỉ ngơi và bổ sung nước, hoặc do thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Người lao động ngoài trời có nguy cơ mắc các bệnh do nắng nóng. |
HCDC TP.HCM cảnh báo, nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng do nắng nóng là: Người già, trẻ em, phụ nữ; những người lao động ngoài trời (công nhân, nông dân, vận động viên thể thao, bộ đội huấn luyện ngoài thao trường, nhân viên giao hàng); những người mắc các bệnh mãn tính về tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, đái tháo đường, gan, ung thư...
Theo cảnh báo của HCDC, người dân cần uống đủ nước, nên uống thành nhiều lần trong ngày, không nên uống quá nhiều nước trong một lần. Hạn chế đi ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều. Nếu phải đi ra ngoài trời, cần che chắn (đeo khẩu trang, sử dụng áo chống nắng, áo khoác dài tay, găng tay, vớ chân...) có độ dày thích hợp, đặc biệt nên chọn những chất liệu vải thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi.
Cùng với đó, những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp, không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột. Người dân cần tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả, nên có món canh trong bữa ăn hằng ngày, rèn luyện thân thể, bố trí thời gian làm việc vào những lúc trời mát mẻ nhất trong ngày như vào sáng sớm hoặc chiều muộn.
Người dân cần hạn chế thời gian làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy. Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc ngoài trời nắng, có thể sử dụng thêm các loại kem chống nắng. Không sử dụng các loại đồ uống có cồn, có thể bổ sung thêm muối và khoáng chất như Oresol, ăn đầy đủ cá, thịt, trứng, rau, trái cây... để cung cấp đủ chất béo vitamin và khoáng chất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47