TP.HCM: Học sinh trải nghiệm văn hoá dân gian nhân dịp giỗ Tổ Hùng Vương
Cô Trương Thị Bích Thuỷ, Hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương cho biết, chương trình “Từ cội nguồn đất Tổ Hùng Vương đến TP.HCM” nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục, tăng cường các hoạt động giáo dục gắn với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Đồng thời, chương trình còn giúp học sinh tìm hiểu, trải nghiệm và tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống của dân tộc như: các trò chơi văn hóa thể thao dân gian, trang phục dân tộc, hoạt động gói bánh chưng, viết thư pháp… qua đó học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa của đất nước Việt Nam, giúp học sinh nâng cao nhận thức và yêu quý những giá trị truyền thống của dân tộc.
Các học sinh tham gia biểu diễn trang phục truyền thống. |
Cụ thể, tại chương trình “Từ cội nguồn đất tổ Hùng Vương đến TP.HCM” các học sinh sẽ được trải nghiệm các trò chơi dân gian như “Ném còn”, “Vật tay”, “Đô đẩy”... Các trò chơi này giúp học sinh hiểu biết về những nét sinh hoạt đời thường của cha ông và cảm thấy gần gũi hơn với các giá trị mang tính truyền thống, dân tộc. Việc tham gia các trò chơi dân gian còn giúp giảm căng thẳng, phát triển thể chất, đồng thời cũng phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo và khéo léo, tăng cường sức khỏe và tạo cơ hội giao lưu, kết nối giữa các em học sinh của nhà trường.
Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức "Triển lãm thời đại Hùng Vương", giúp học sinh tiếp cận với những thông tin, hiện vật, tài liệu và hình ảnh về lịch sử và truyền thống dân tộc. Điều này giúp các em hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam từ xa xưa đến hiện nay, khơi dậy tinh thần yêu nước, tình cảm quê hương trong lòng học sinh, giúp các em có thêm động lực để yêu quý và bảo vệ đất nước của mình.
Các trang phục truyền thống dân gian thu hút được rất nhiều sự quan tâm của học sinh. |
Ngoài ra, còn có một số hoạt động thu hút đông học sinh tham gia như: Hội thi "Hoa Trạng nguyên", gian hàng "Nghệ thuật thư pháp", hoạt động "Nhảy sạp", gói bánh chưng, đố vui bằng tiếng Anh với các câu hỏi về Thời đại Hùng Vương...
Chia sẻ sau khi trải nghiệm "Nhảy sạp", em Hồ Quốc Anh, học sinh lớp 10A21 cho biết, việc đưa văn hóa truyền thống vào trường học sẽ bồi đắp cho học sinh thêm nhiều kiến thức, để thế hệ trẻ ngày càng trân trọng, giữ gìn và lan tỏa ngày càng sâu rộng hơn.
Nhiều học sinh lần đầu được trải nghiệm hoạt động "Nhảy sạp". |
"Hoạt động Nhảy sạp sẽ giúp em có cơ hội thể hiện sự sáng tạo và khám phá bản thân mình thông qua việc sáng tác và biểu diễn các bài nhảy kết hợp với động tác múa và âm nhạc, đồng thời tăng khả năng tự tin trong việc thể hiện mình trước đám đông. Em hi vọng sẽ có nhiều hoạt động tương tự tại trường trong tương lai", em Quốc Anh nói.
Trong khi đó, em Thanh Trang, lớp 10A23 cho biết, các hoạt động tại chương trình “Từ cội nguồn đất Tổ Hùng Vương đến TP.HCM” rất độc đáo và ý nghĩa. Thông qua các trò chơi dân gian, hoạt động truyền thống sẽ giúp các học sinh hiểu rõ hơn về văn hoá Việt Nam, những điều mà mà sách giáo khoa không thể truyền đạt hết cho các học sinh.
"Nhảy sạp" giúp học sinh trải nghiệm được văn hoá dân tộc và giải toả căng thẳng sau những giờ học. |
"Hôm nay em tham gia hoạt động gói bánh chưng, đây là một hoạt động trải nghiệm ý nghĩa và thú vị. Qua hoạt động này các em sẽ được nhìn lại về lịch sử, hiểu rõ hơn về giá trị và ý nghĩa của văn hóa dân tộc, cũng như quá trình tiếp nhận văn hóa truyền thống tại TP.HCM", em Thanh Trang chia sẻ.
Cô Hoàng Thị Ngọc Hà, giáo viên môn Ngữ Văn, phụ trách gian hàng "Nghệ thuật thư pháp" cho biết, hoạt động trải nghiệm “Từ cội nguồn đất Tổ Hùng Vương đến TP.HCM” không phải là chương trình bắt buộc, nhưng cô rất bất ngờ vì có rất đông học sinh tham gia tìm hiểu. Điều này cho thấy các học sinh đang rất tò mò và mong muốn được hiểu rõ hơn về văn hoá dân gian, truyền thống của Việt Nam.
Hoạt động viết thư pháp được đông đảo học sinh quan tâm. |
"Hoạt động viết chữ thư pháp nhằm giáo dục truyền thống và phát huy giá trị văn hóa của nghệ thuật thư pháp trong thế hệ trẻ. Nhờ đó, học sinh có cơ hội hiểu rõ hơn về lịch sử, giá trị và ý nghĩa của nghệ thuật này khi sống trong một thành phố năng động và một xã hội hiện đại, đồng thời giúp các em phát triển tinh thần yêu nghệ thuật và cảm nhận sự đẹp đẽ của nghệ thuật thư pháp", cô Ngọc Hà cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08