TP.HCM: Đề xuất tiếp tục xây dựng cầu Tân Kỳ - Tân Qúy
Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có báo cáo trình Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP.HCM về việc đầu tư hoàn thiện cầu Tân Kỳ - Tân Quý (quận Bình Tân) bằng nguồn vốn công.
Theo Sở GTVT TP.HCM, cầu Tân Kỳ - Tân Quý sẽ được xây dựng bằng bê tông cốt thép thay thế cầu cũ với nhiều hạng mục như: Xây dựng cầu và đường vào cầu có chiều dài 224,802 m, rộng 16m, xây dựng phần đường đầu cầu có chiều dài 157,071 m, rộng 30 m, xây dựng đường gom 2 bến cầu có chiều dài 367,39 m, rộng 7 m, xây dựng 2 cầu tạm để đảm bảo giao thông….
Tổng mức đầu tư khoảng gần 492 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách. Thời gian sử dụng nguồn vốn dự kiến năm 2022 là 0,274 tỷ đồng, năm 2023 là 429,963 tỷ đồng, năm 2024 là 54,863 tỷ đồng và năm 2025 là 6,570 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2022-2025.
![]() |
Cầu Tân Kỳ Tân Quý đang được xây mới. |
Cầu Tân Kỳ - Tân Quý mới là công trình trọng điểm nhằm thay thế cầu cũ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại trên các tuyến đường Mã Lò, Tân Kỳ - Tân Quý ra quốc lộ 1A. Dự án được đầu tư bằng hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), khởi công từ quý 1/2018 (riêng hạng mục cầu tạm hoàn thành vào năm 2016).
Theo phụ lục hợp đồng BOT, nhà đầu tư sẽ thu phí tại trạm thu phí An Sương - An Lạc trên quốc lộ 1A để hoàn vốn cho dự án. Tuy nhiên, lúc dự án mới đạt 70%, nhà đầu tư phải tạm dừng thi công do vướng mặt bằng. Trước đó thực hiện theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước và để đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân và doanh nghiệp, Thành phố đã có quyết định tạm dừng dự án này theo hình thức BOT. Từ năm 2020, TP.HCM đã yêu cầu các sở ngành rà soát, nghiên cứu chuyển đổi hình thức đầu tư bằng nguồn vốn công. Đồng thời, các sở ngành tiến hành rà soát các chi phí hợp pháp đã thực hiện dự án để thanh toán cho nhà đầu tư theo quy định. Để sớm hoàn thành công trình dang dở, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, Sở GTVT Thành phố kiến nghị HĐND TP.HCM xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án này.
Cũng theo Sở GTVT TP.HCM, do việc chuyển đổi hình thức đầu tư từ dự án đối tác công tư (PPP) sang hình thức đầu tư công là chưa có tiền lệ. Pháp luật về xây dựng, tài chính, đầu tư theo hình thức đối tác công tư hiện cũng chưa có quy định cụ thể về trình tự thủ tục và nội dung thực hiện. Do vậy, thời gian thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công trình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Truy tìm nguồn gốc lô sản phẩm thuốc trị hen suyễn giả

Dự báo mưa lớn diện rộng ở Hà Nội, cảnh báo thời tiết nguy hiểm từ chiều 29/5

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại với công nhân

Đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội được quan tâm, chăm lo

LĐLĐ huyện Ứng Hòa: Khẳng định vai trò nòng cốt, vì quyền lợi đoàn viên

Nơi ươm mầm hạnh phúc và chất lượng giáo dục

Giá vàng liên tục giảm
Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xóa bỏ độc quyền Nhà nước về vàng miếng
Tin mới 28/05/2025 21:42

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Hungary
Tin mới 28/05/2025 20:42

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Tổng thống Hungary
Tin mới 28/05/2025 19:32

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Tin mới 27/05/2025 21:57

Tăng cường gắn kết kinh tế vì thịnh vượng chung
Tin mới 27/05/2025 21:41

Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững
Tin mới 27/05/2025 12:47

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Tổng thống Pháp
Tin mới 26/05/2025 22:48

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Pháp
Tin mới 26/05/2025 22:33

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Cộng hòa Pháp
Tin mới 26/05/2025 15:35

Sự kiện "Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025" sẽ diễn ra vào ngày 29/5
Tin mới 26/05/2025 13:18