TP.HCM: Cụ bà 65 tuổi nguy kịch vì xương vịt đâm xuyên thành thực quản
TP.HCM: Chủ động phòng ngừa cúm A (H1N1) trong trường học Van Phuc Mansion phiên bản giới hạn cho giới thành đạt Công an TP.HCM khởi tố 3 đối tượng quốc tịch Malaysia hoạt động phi pháp tại Việt Nam |
Ngày 25/3, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, nơi đây vừa tiến hành gây mê nội khí quản, nội soi lấy dị vật cho bà V.T.M (65 tuổi, ngụ TP.HCM) do bị hóc xương vịt.
Trước đó, bà M. đến khám tại một cơ sở y tế gần nhà và được chẩn đoán “dị vật xuyên thành thực quản 1/3 giữa”, bác sĩ ở đây tiến hành nội soi thực quản nhưng không gắp được nên chuyển tuyến đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Dị vật nằm sâu trong thực quản đã làm thủng thực quản và tạo ra mủ. Ảnh BVCC |
Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Khoa Nội soi - Thăm dò chức năng, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, khi tiếp nhận bệnh nhân, khoa cấp cứu tiến hành chụp CT scan cổ ngực ghi nhận dị vật xuyên thành thực quản 1/3 giữa, tụ ít dịch khí xung quanh. Sau khi phát hiện dị vật, các bác sĩ cấp cứu thực hiện nội soi thực quản để lấy dị vật nhưng không thành công.
Sau hội chẩn liên khoa Ngoại Tổng quát và Ngoại Lồng ngực mạch máu - Bướu cổ, các bác sĩ quyết định tiến hành nội soi thực quản lấy dị vật với phương pháp vô cảm mê nội khí quản. Tại phòng mổ, người bệnh được gây mê. Sau nhiều nỗ lực và kiên trì, dị vật đã được các bác sĩ lấy ra khỏi cơ thể người bệnh.
Dị vật là xương vịt có kích thước lớn khoảng 20x3mm, cạnh sắc nhọn 2 đầu đâm xuyên 2 thành thực quản. Quan sát qua nội soi thấy có nhiều dịch mủ trắng đục trào ra từ lỗ thủng xuyên thành thực quản.
Dị vật là mẩu xương vịt lấy ra từ thực quản bệnh nhân. Ảnh BVCC |
Bác sĩ Trần Anh Tuấn cho biết, sau khi lấy được dị vật ra khỏi cơ thể, người bệnh cần nhịn ăn uống qua đường miệng. Bác sĩ dinh dưỡng đã được mời để phối hợp hỗ trợ chế độ dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch trong thời gian này. Người bệnh được điều trị kháng sinh phổ rộng phối hợp để điều trị mủ áp xe quanh thực quản.
Một tuần sau khi được phẫu thuật gắp dị vật, kết quả xét nghiệm cho thấy tình trạng của người bệnh được cải thiện theo hướng tốt, dấu hiệu nhiễm trùng giảm và về bình thường. Sau 8 ngày nhịn ăn uống hoàn toàn bằng đường miệng người bệnh được cho tập uống nước và ăn cháo loãng và sau đó được cho xuất viện trong tình trạng khỏe mạnh.
"Để phòng ngừa dị vật thực quản, mọi người không nên ăn uống vội vàng. Đối với trẻ em và người già, cần loại bỏ xương trước khi ăn. Khi bị hóc không nên chữa mẹo. Khi phát hiện dị vật, cần đến ngay chuyên khoa tai mũi họng để được soi gắp kịp thời, tránh các biến chứng", bác sĩ Trần Anh Tuấn khuyến cáo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm
Y tế 02/02/2025 16:15
10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết
Y tế 31/01/2025 10:59
Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025
Y tế 29/01/2025 18:23
Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng
Y tế 29/01/2025 00:07
247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết
Y tế 28/01/2025 12:54
Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết
Y tế 28/01/2025 12:00
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương
Y tế 27/01/2025 22:35
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết
Y tế 27/01/2025 11:18
Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện
Y tế 26/01/2025 08:59
Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội
Y tế 26/01/2025 06:02