TP HCM bác đề án chống ngập 20.000 tỷ
Phố biến thành sông | |
Ảnh hưởng an toàn, mỹ quan đô thị | |
Dân Sài Gòn đắp đê giữa phố chống ngập |
Chiều 31/5, lãnh đạo TP HCM cùng các ban ngành liên quan, các chuyên gia chống ngập, các nhà khoa học cùng nghe Công ty Mục tiêu vì Môi trường và Cộng đồng (EPT) báo cáo phương án, giải pháp chống ngập trên địa bàn TP.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Công Anh, đại diện công ty EPT đã báo cáo đề án: “Các giải pháp cấp bách nhằm giảm đỉnh triều cao bất thường trong hệ thống sông Đồng Nai – Vàm Cỏ để chống ngập cho TP HCM và quy hoạch khả thi bền vững nhằm giữ mức triều cao bình thường trong hệ thống các sông này”.
Phía công ty EPT đề xuất TP khẩn trương thực hiện mô hình “Kè hở áp lực cột nước thấp quy mô cận thực tế" trên các nhánh sông phù hợp thuộc hệ thống sông Soài Rạp, Lòng Tàu và Đồng Tranh. Giảm mức đỉnh triều trên sông Đồng Nai và Vàm Cỏ bằng biện pháp phi công trình là xây dựng hồ Đa nhiệm. Điều tiết tại huyện Cần Giờ có hay không có hệ thống cửa đóng – mở để thu xả nước triều nhằm giữ mức triều cao bình thường và 8 nhiệm vụ về nước trong hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai – Vàm Cỏ để bảo đảm sự phát triển bền vững cho TP HCM giai đoạn 2020-2050.
Theo phía công ty EPT, toàn bộ đề án với tổng mức kinh phí hơn 20.000 tỷ.
Lãnh đạo TP đang nghe đại diện công ty EPT báo cáo về “Kè hở áp lực cột nước thấp quy mô cận thực tế" chiều 31/5. Ảnh: Phước Tuần. |
Tham gia buổi báo cáo đề án có sự góp mặt của rất nhiều chuyên gia về thủy lợi, giao thông, xây dựng và khoa học kỹ thuật. Nhiều chuyên gia đã phản bác ngay đề án của công ty EPT về tính khả thi.
Tiến sĩ Phạm Sanh cho rằng đề án này vẫn còn rất nhiều hạn chế, công ty EPT chỉ mới nghiên cứu một khía cạnh rất nhỏ của vấn đề ngập nước của TP - tức là chỉ ra nguyên nhân triều dâng mà chưa đề cập đến lượng nước mưa, hệ thống thoát nước đô thị của thành phố.
Ông Trần Công Lý, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP HCM cho rằng, vấn đề ngập nước của TP còn liên quan đến các đợt lũ thường nguồn, liên quan khả năng xả nước của hai hồ chứa nước Dầu Tiếng và Trị An. Ông Lý cho rằng TP cần phải tính đến phương án xấu nhất là hồ Dầu Tiếng vỡ hoặc gặp sự cố thì khả năng TP ngập sâu sẽ rất lớn. Chỉ cần có sự cố thì chỉ 3 giờ, nước đã về đến Củ Chi.
Bày tỏ ý kiến của mình, ông Phạm Thế Vinh, Viện khoa học thủy lợi miền Nam cho rằng, việc xây đề, ngăn kè ở các cửa sông, cửa biển để giảm đỉnh triều cường cũng cần tính toán kỹ tránh trường hợp sạt lở vì các sông đang ở thế cân bằng. Việc giảm triều để ngăn ngập chỉ là bước đầu, phía công ty chưa đưa ra con số cụ thể về kỹ thuật, hạ tầng và tác động đến kinh tế. Ông Vinh đề xuất thành phố cần nghiên cứu và kết hợp với các đề án cấp quốc gia, cấp vùng để có giải pháp chống ngập tổng thể.
Sau khi nghe các ý kiến phản biện từ các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo TP HCM rất hoan nghênh đề án của công ty EPT và các ý kiến phản biện, góp ý của các chuyên gia.
Lãnh đạo TP HCM đang tìm mọi cách đề giải bài toán ngập nước khiến cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: Lê Quân |
Ông Tất Thành Cang, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP HCM, cho rằng, giải pháp chống ngập là bài toán lớn mà lãnh đạo TP rất quan tâm. Tuy nhiên, để giải quyết, các ban ngành liên quan cần phải rà soát lại hệ thống cống cũ, cống mới trong đề án quy hoạch đô thị; chống ngập TP cần phải liên kết vùng với các tỉnh xung quanh vì hệ thống sông ngòi luôn liên kết chặt chẽ.
Các giải pháp công trình và phi công trình cần được kết hợp, như giải pháp nâng cao khả năng quản lý của các cấp để các phương án được thực hiện thông suốt, hiệu quả, nhanh chóng. "UBND TP cần nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống hồ chứa nước gia đình, hồ điều tiết ở các cụm dân cư để giảm lượng nước mưa", ông Cang đề xuất.
Tổng kết buổi báo cáo, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM cho rằng, thành phố ngập chủ yếu do mưa, triều dâng và lũ thượng nguồn. Vấn đề ngập nước là vấn đề được người dân rất quan tâm, ảnh hưởng đến đời sống và phát triển kinh tế. Thành phố cần phải có những giải pháp đồng bộ và chặt chẽ để nhanh chóng giải quyết.
Ông Phong khẳng định, TP rất trân trọng ý tưởng và yêu cầu công ty EPT tiếp thu các ý kiến của các chuyên gia để hoàn thiện đề tài. Còn trước mắt, TP đã triển khai dự án xây dựng hệ thống cống thoát nước, nạo vét kênh rạch để giảm tình trạng ngập nước trong mùa mưa năm nay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17