Tôn vinh, nhân rộng những sáng kiến, mô hình phổ biến pháp luật hiệu quả
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật để bảo vệ quyền lợi đoàn viên, người lao động Hà Nội: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật dịp Tết Nhâm Dần |
![]() |
Tiểu phẩm tuyên truyền hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2020 của quận Nam Từ Liêm. (Ảnh: Linh Anh) |
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 680/QÐ-BVHTTDL về Kế hoạch tổ chức cuộc thi "Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả thông qua hoạt động văn hóa ở cơ sở".
Cuộc thi nhằm tuyên truyền, vận động sự tham gia của các cá nhân, tổ chức trên toàn quốc tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân thông qua các hoạt động văn hóa ở cơ sở.
Đồng thời, tìm kiếm, tôn vinh, nhân rộng những sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luậtcó hiệu quả đang được triển khai trong thực tiễn hoặc có thể áp dụng hiệu quả vào thực tiễn; khen thưởng kịp thời các cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong cuộc thi.
Dự kiến Lễ phát động cuộc thi sẽ diễn ra vào tháng 4/2022. Ban Tổ chức chính thức nhận bài dự thi từ tháng 5 đến hết ngày 30/9/2022. Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi dự kiến diễn ra vào tháng 11 nhân ngày Pháp luật Việt Nam 9/11/2022.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch; Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp phổ biến, thông tin rộng rãi về cuộc thi bằng các cách thức phù hợp, hiệu quả; chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện tổ chức thông tin, giới thiệu về cuộc thi và động viên, khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tham gia cuộc thi.
Thời quan qua, song song với các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luậttruyền thống, các mô hình mới, hiệu quả, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục được chú trọng, hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động văn hóa ở cơ sở là một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hấp dẫn và đem lại hiệu quả cao. Những nội dung pháp luật vốn “khô cứng” khi được chuyển tải thông qua các hoạt động văn hóa sẽ trở nên sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ, hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Uống nước nhớ nguồn

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất
Tin khác

Uống nước nhớ nguồn
Tin mới 23/07/2025 20:39

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới
Tin mới 23/07/2025 15:52

Quân đội sẵn sàng bay cứu hộ, ứng phó khẩn cấp với mưa lũ tại Nghệ An
Tin mới 23/07/2025 15:03

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước
Tin mới 23/07/2025 08:39

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027
Tin mới 23/07/2025 08:36

Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn
Tin mới 23/07/2025 08:05

Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở
Tin mới 22/07/2025 16:46

Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027
Tin mới 22/07/2025 16:42

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco
Tin mới 22/07/2025 09:10

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương
Tin mới 21/07/2025 22:29