-->

Toàn văn bài phát biểu đặc biệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại WEF Đại Liên 2024

Sáng 25/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và có bài phát biểu đặc biệt tại Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị WEF Đại Liên 2024. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại sự kiện này.
Thủ tướng chỉ thị tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ
Toàn văn bài phát biểu đặc biệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại WEF Đại Liên 2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị WEF Đại Liên 2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"Thưa Ngài Lý Cường, Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Ngài Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đồng chủ trì Hội nghị!

Thưa Ngài Tổng thống nước Cộng hòa Ba Lan!

Thưa các vị Lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp!

1. Tôi rất vinh dự lần thứ 3 liên tiếp tham dự Hội nghị của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại thành phố cảng Đại Liên. Tôi chân thành cảm ơn Ngài Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Giáo sư Klaus Schwab đã mời tôi và Đoàn cấp cao Việt Nam tham dự Diễn đàn quan trọng này.

Chủ đề "Những chân trời tăng trưởng mới" và 06 trọng tâm của Hội nghị năm nay cho thấy tầm nhìn chiến lược, trách nhiệm của WEF và vai trò quan trọng của Trung Quốc về tương lai phát triển của thế giới.

Chúng tôi cho rằng thế giới đang bị tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ bởi 03yếu tố chủ đạo và được định hình, dẫn dắt bởi 03lĩnh vực tiên phongsau đây:

- 03yếu tốtác động, ảnh hưởnglà: (1) Sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là số hóa và trí tuệ nhân tạo (AI); (2) Tác động, ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thiên tai, cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số; (3) Sự phân tách, phân cực ngày càng rõ nét dưới tác động mạnh mẽ của xung đột, chiến tranh, cạnh tranh địa chiến lược, địa chính trị, địa kinh tế trên phạm vi toàn cầu.

- 03 lĩnh vực định hình, dẫn dắt, tiên phong là: (1) Phát triển kinh tế số; (2) Phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn; (3) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trí tuệ nhân tạo và Cách mạng công nghiệp 4.0.

Đây là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra "chân trời tăng trưởng mới", tác động, ảnh hưởng sâu rộng đến toàn cầu, toàn dân, mọi lĩnh vực trên thế giới. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải có tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận mới mang tính toàn cầu, toàn dân, toàn diện, cùngthắng, vì lợi ích tổng thể cả trước mắt và lâu dài của nhân loại.

Thưa các nhà lãnh đạo và toàn thể quý vị!

2. Thế giới ngày nay nhìn tổng thể thì hòa bình, nhưng cục bộ có chiến tranh; về tổng thể thì hòa hoãn, nhưng cục bộ có căng thẳng; về tổng thể thì ổn định, nhưng cục bộ có xung đột. Mặc dù có những thời cơ, thuận lợi, nhưng kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức và có thể khái quát 05 đặc điểm nổi bật sau đây:

- Kinh tế thế giới đang chuyển đổi sâu rộng, toàn diện chưa từng có trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Phát triển bền vững, bao trùm và tăng trưởng xanh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết đối với tất cả các quốc gia và toàn thế giới.

- Xu hướng "phân cực trong toàn cầu hóa" mở ra các cơ hội về hợp tác, liên kết kinh tế, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy, đa dạng hoá thị trường, sản phẩm, chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng là giải pháp phù hợp, hiệu quả.

- Vai trò và tiếng nói của các nước đang phát triển ngày càng được coi trọng hơn, đóng góp chủ động, tích cực hơn trong định hình các khuôn khổ hợp tác và xu hướng phát triển mới trên toàn cầu.

- Châu Á, Trung Quốc và ASEAN ngày càng khẳng định vai trò là động lực quan trọng, là trung tâm phát triển năng động và là một trong những đầu tàu dẫn dắt thế giới đến "Những chân trời tăng trưởng mới", những chân trời phát triển mới.

Thưa các nhà lãnh đạo và toàn thể quý vị!

3. Để hướng tới "Những chân trời tăng trưởng mới", những chân trời phát triển mới, chúng ta hãy cùng nhau xây dựng, củng cố lòng tin, đề cao đối thoại, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, hợp tác và phát triển, giải quyết hiệu quả các vấn đề mang tính khu vực, toàn cầu, toàn dân dựa trên luật lệ và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan; không chính trị hóa và phân biệt đối xử với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mang tính toàn cầu.

Việt Nam đề nghị WEF, các đối tác và cộng đồng doanh nghiệp tăng cường hơn nữa tư vấn, chia sẻ, hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác công tư; phát huy vai trò của những nhà tiên phong trong dẫn dắt, định hướng sự phát triển; các nước phát triển, các đối tác, doanh nghiệp, doanh nhân cần giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác với các nước đang phát triển, các nước nghèo; nhất là trong các lĩnh vực sau:

(1) Xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia.

(2) Giúp đỡ, hỗ trợ nguồn lực, tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược (hạ tầng giao thông, hạ tầng số, ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng xã hội, hạ tầng y tế, giáo dục…).

(3) Chuyển giao công nghệ tiên tiến và ưu tiên cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Đặc biệt, Việt Nam đề nghị tăng cường hợp tác quốc tế trong xây dựng, hoạch định và thực thi chính sách trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Tăng cường hợp tác, ưu tiên cho tăng trưởng, phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nhất là giảm mặt bằng lãi suất, ổn định tỷ giá; phối hợp đồng bộ, hài hoà với chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư; đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ tự do hoá thương mại, đầu tư; qua đó vừa góp phần kích thích tổng cầu trong ngắn hạn, vừa tác động tích cực đến tổng cung trong trung và dài hạn.

Thưa các nhà lãnh đạo và toàn thể quý vị!

4. Là nước láng giềng gần gũi, "núi liền núi", "sông liền sông", cùng xây dựng "Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược", Việt Nam vui mừng trước sự phát triển và trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong điều kiện thế giới, khu vực có nhiều khó khăn, thách thức.

Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, ghi nhận kỷ lục đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong hơn 4 thập kỷ qua, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu (Theo Báo cáo tháng 04/2023 của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tỉ lệ đóng góp vào tăng trưởng toàn cầu của Trung Quốc giai đoạn 2013-2021 là trên 38%). Thành tựu phát triển của Trung Quốc đã tạo cơ hội phát triển và là hình mẫu thành công cho các quốc gia đang phát triển.

Trung Quốc ngày càng khẳng định là một trong ít quốc gia giữ vai trò dẫn dắt trong giải quyết các vấn đề khu vực, toàn cầu, trong đó có các sáng kiến hợp tác về văn minh toàn cầu, an ninh toàn cầu và phát triển toàn cầu; giữ vị trí then chốt trong nhiều chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu, vươn lên hàng đầu thế giới về nghiên cứu phát triển, khoa học công nghệ, năng lượng tái tạo, công nghệ thông tin…

Chúng ta tin tưởng Trung Quốc tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, nhất là thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, đẩy mạnh liên kết, hợp tác kinh tế quốc tế - Một nền kinh tế Trung Quốc tự cường, mạnh mẽ, cạnh tranh bình đẳng, hội nhập sâu rộng sẽ mang lại những tác động lớn, tích cực cho thế giới hướng về "Những chân trời tăng trưởng mới".

Chúng ta mong muốn Trung Quốc tiếp tục cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, tăng cường đoàn kết, hợp tác quốc tế, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Người anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới của Việt Nam, cách đây 65 năm đã nói nhân dịp kỷ niệm 10 năm Quốc khánh Trung Quốc: "Chúc mừng Trung Quốc, cảm ơn Trung Quốc, học tập Trung Quốc". Thành công của công cuộc cải cách, mở cửa gần 50 năm qua và vai trò, vị thế của Trung Quốc cho thấy câu nói trên vẫn còn phù hợp trong bối cảnh thế giới ngày nay.

Thưa các nhà Lãnh đạo và toàn thể quý vị!

5. Sự thành công của Việt Nam trong gần 40 năm qua gắn liền với cụm từ khóa then chốt: Đổi mới, sáng tạovà hội nhập. Việt Nam đã đạtnhững thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử. Từ một nước bị tàn phá sau chiến tranh và 30 năm bị bao vây cấm vận trong thế kỷ 20, Việt Nam đã trở thành một nước có thu nhập trung bình, nằm trong nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất và nhóm 20 đối tác thương mại, đầu tư hàng đầu thế giới, với 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia. Năm 2023, quy mô nền kinh tế đạt 430 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 4.300 USD, thu hút đầu tư nước ngoài đạt mức cao kỷ lục 36,6 tỷ USD. Năm 2024, kinh tế Quý I tăng trưởng 5,66%; Quý II dự kiến đạt kết quả cao hơn và tiếp tục xu hướng tích cực hơn trong nửa cuối năm. Việt Nam được cộng đồng quốc tế coi là hình mẫu trong hàn gắn, khôi phục vết thương chiến tranh, gác lại quá khứ, tôn trọng sự khác biệt, coi trọng hợp tác, hướng tới tương lai, biến thù thành bạn; thực hiện thành công các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc.

Những thành tựu đạt được khẳng định sựđúng đắn của các chủ trương, quan điểm phát triển của Việt Nam; với 03 nền tảng: (1) Xây dựng nền dân chủ XHCN; (2) Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; (3) Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; với quan điểm mang tính nguyên tắc xuyên suốt: Giữ vững ổn định chính trị; lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực và là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Trên cơ sở đó, Việt Nam nhất quán thực hiện 06 chính sách trọng tâm: (1) Chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, đối tác tin cậy, thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế vì mục tiêu hòa bình, hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới; (2) Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc, thực hiện chính sách quốc phòng "4 không"; (3) Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự cường, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; (4) Bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội, "không để ai bị bỏ lại phía sau"; (5) Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; văn hoá là sức mạnh nội sinh với phương châm "văn hóa soi đường cho quốc dân đi", "văn hoá còn thì dân tộc còn, văn hoá mất thì dân tộc mất", văn hoá có tính dân tộc, khoa học và đại chúng; (6) Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Cùng với đó, Việt Nam đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế, xây dựng hạ tầng và đào tạo nhân lực) dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Đặc biệt, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp chủ động, tích cực vì một Cộng đồng ASEAN vững mạnh toàn diện, đoàn kết, hợp tác, thống nhất trong đa dạng; cùng ASEAN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Trung Quốc, Diễn đàn Kinh tế Thế giới và các đối tác thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới; đồng thời nỗ lực duy trì và không ngừng củng cố môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới.

Thưa các nhà Lãnh đạo và toàn thể quý vị!

6. Trung Quốc có câu ngạn ngữ "Độc mộc bất thành lâm". Chúng tôi có tư tưởng Hồ Chí Minh:

"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công"

Vì một thế giới tốt đẹp, công bằng, bình đẳng, phát triển hài hoà, bền vững, chúng ta hãy đoàn kết, đề cao chủ nghĩa đa phương, quyền con người, cùng nhau hướng đến "Những chân trời tăng trưởng mới", những chân trời phát triển mới, vì sự phát triển phồn vinh, thịnh vượng của thế giới, vì cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp hơn của mọi người dân, của nhân loại. Chúng ta thực hiện "3 cùng":Cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển, với tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp!

Chúc toàn thể quý vị sức khoẻ, hạnh phúc và thành công!

Xin trân trọng cảm ơn!"

Theo chinhphu.vn

https://baochinhphu.vn/toan-van-bai-phat-bieu-dac-biet-cua-thu-tuong-pham-minh-chinh-tai-wef-dai-lien-2024-102240625123421789.htm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh

(LĐTĐ) Sáng 23/1, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch nước và trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII. Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và trao Huân chương Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Ngày 23/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã dâng hương tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng và các Anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội).
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết

“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết

(LĐTĐ) “Đến hẹn lại lên”, cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày 23/1/2025 (tức 24 tháng Chạp) người dân và phương tiện lần lượt rời Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) để về quê đón Tết, khiến khu vực cửa ngõ thành phố kẹt cứng. Hàng nghìn người và phương tiện chen chân, mệt mỏi, xếp thành hàng dài trên các quốc lộ, cao tốc, đường dẫn lên cao tốc. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô trong sáng ngày 23/1.
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình

(LĐTĐ) Ngày 22/1, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng

Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng

(LĐTĐ) Về quảng cáo trên mạng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát, hoàn thiện, tiếp thu tối đa ý kiến của đại biểu Quốc hội, đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1

Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1

(LĐTĐ) Sau gần 1 tháng kể từ ngày chính thức vận hành toàn tuyến (ngày 22/12/2024) cho đến ngày 20/1/2025, tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã thực hiện 5.808 lượt vận chuyển an toàn với số lượng hành khách là 2.776.936, vượt chi tiêu 247,6% so với kế hoạch đề ra.
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”

Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”

(LĐTĐ) Nhân dịp chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 19/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp mặt 100 đại biểu đại diện cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”.
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành Thông tư số 01/2025 hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178/2024 của Chính phủ).
Xem thêm
Phiên bản di động