-->

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Kịp thời dập tắt đám cháy nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh tại huyện Thanh Trì Thanh Trì: Nỗ lực để ít thiệt hại nhất khi cơn bão tới Phụ nữ Thủ đô chung tay khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Hiệu quả của sự chung sức, đồng lòng

Cơn bão số 3 đã khiến 90 cây xanh tại thị trấn Văn Điển bị bật gốc, gãy đổ ngổn ngang tại các tổ dân phố, tập trung nhiều trên tuyến đường Ngọc Hồi, đường Tứ Hiệp, đường Nguyễn Bồ, đường Phan Trọng Tuệ. Nhiều cây to bật gốc, đổ ngang đường, đè lên đường dây điện gây nguy hiểm và ảnh hưởng giao thông.

Tại tổ dân phố Phân Lân 105, 1 cây xà cừ to đổ vào nhà dân gây chập điện. Mái tôn trụ sở Ủy ban nhân dân Thị trấn bị lật, bay xa; dàn năng lượng mặt trời tại ngõ 373 đường Ngọc Hồi bị rơi làm thủng mái tôn nhà bên cạnh; 30 mái tôn của các hộ dân bị lật; 20 biển quảng cáo của các hộ kinh doanh bị bay mất,…

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3
Các đoàn thể, nhân dân cùng ra quân dọn dẹp cây đổ để các tuyến đường được lưu thông.

Ngay từ sau khi cơn bão đi qua, lực lượng chức năng của Thị trấn đã phối hợp với lực lượng của huyện tích cực xử lý những phát sinh. Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Văn Điển Nguyễn Thị Hương, đến thời điểm 18h chiều ngày 8/9, toàn huyện đã giải tỏa được 32 cây bật gốc, gãy đổ trên trục đường chính để đảm bảo giao thông. Ngoài các lực lượng chức năng chung tay vào cuộc còn có bà con nhân dân Thị trấn, Hội phụ nữ cùng các lực lượng đoàn thể chung sức đồng lòng khắc phục sự cố.

Còn tại xã Tam Hiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tam Hiệp Đỗ Văn Ấu cho biết, trên địa bàn xã có 183 cây gãy đổ, chủ yếu khu vực vui chơi cộng đồng thôn Huỳnh Cung, trong khuôn viên các nhà trường, trụ sở Ủy ban nhân dân xã. Một số khu vực trên địa bàn xã mất điện và ngập úng. Tại thôn Tựu Liệt bị tràn bờ khoảng 5ha ao thả cá. Lúa, rau màu bị ngập nước trong đó có 30,2ha lúa; 3ha hoa; 52ha rau màu.

Sáng nay, cùng với lực lượng chức năng, toàn thể nhân dân xã đã chung tay, vào cuộc thu dọn 80/183 cây bị gãy, đổ, đảm bảo giao thông đi lại, những cây còn lại đang tiếp tục huy động lực lượng xử lý, thu dọn. Một số khu vực trên địa bàn xã mất điện và ngập úng đã nhanh chóng được khắc phục và xử lý. Đối với các thôn thiệt hại về nông nghiệp, thủy sản, rau màu ngập nước đã được tiêu thoát nước.

Còn trên địa bàn xã Đông Mỹ, hệ thống kênh mương được khơi thông và thông suốt, xã chủ động đưa 8 người dân đi sơ tán do nhà ở xuống cấp nghiêm trọng; thu dọn 755 cây bị gãy, đổ. Hiện có 2.836m chuồng trại chăn nuôi bị tốc mái, sập; 7 hộ dân bị đổ tường rào bằng tôn; 18ha cây ăn quả bị đổ, bật gốc; gần 10ha rau, màu bị ngập. Số gia cầm bị chết lên đến 800 con. Có 35 nhà bị tốc mái tôn; hỏng khoảng 360m dây điện.

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3
Khắc phục sự cố về lưới điện trong và sau bão.

Với sự vào cuộc nhanh chóng của các lực lượng và nhân dân, đến 18h chiều 8/9, đã xử lý 47 cây đổ, gãy cành để đảm bảo an toàn giao thông. Trước bão đã chủ động khơi thông dòng chảy, nên trên địa bàn xã không có các điểm bị úng ngập cục bộ.

Đối với xã Liên Ninh, Ủy ban nhân dân xã đã chỉ đạo các thôn, tổ dân phố huy động lực lượng tại chỗ để tập trung khắc phục những thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, tích cực hỗ trợ vệ sinh môi trường, dọn dẹp nhà cửa, sân vườn, giúp các hộ gia đình nhanh chóng ổn định cuộc sống sau bão.

Ngay trong sáng 8/9, khi bão số 3 đã tan Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các xã Đại Áng, Ngọc Hồi, Tả Thanh Oai và Hữu Hòa đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, công an, quân sự và vận động nhân dân tham gia xử lý các sự cố, đặc biệt liên quan cây gãy đổ, cản trở giao thông.

Tại xã Ngọc Hồi, mưa to, gió giật mạnh khiến 62 cây xanh, 1 cột điện bị gãy đổ; 6 hộ gia đình bị đổ cổng và tường rào; 5 hộ bị tốc mái tôn; 32 hộ bị ngập úng. Lực lượng xung kích cùng lãnh đạo các thôn, tổ dân phố phối đơn vị thi công tiến hành che đậy, đánh dấu, các miệng hố ga, thuộc dự án nâng cấp, cải tạo các tuyến đường giao thông nông thôn. Ngay sau khi bão tan, công tác khắc phục đã được triển khai, bảo đảm an toàn, sinh hoạt cho người dân.

Ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn xã Tả Thanh Oai khiến 147 cây xanh bật gốc và đổ, 4 ô tô bị cây đè, 27 chuồng trại, lán tạm bị tốc mái, 90% diện tích lúa bị ảnh hưởng do gió to. Ngay trong đêm 7/9 và sáng 8/9, các lực lượng của xã đã chủ động khắc phục xử lý cây xanh gãy đổ, đảm bảo giao thông thông suốt, đồng thời hàng trăm người dân phối hợp với các ban ngành đoàn thể tổ chức vệ sinh môi trường để sớm ổn định đời sống sau bão.

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3
Người dân dọn dẹp một trường mầm non bị ảnh hưởng sau bão.

Bão số 3 đi qua, xã Hữu Hòa có 76 cây xanh gãy đổ, 3ha lúa bị ngập úng, mái tôn 5 nhà dân bị lật, đổ 2 cột điện. Để đảm bảo an toàn giao thông, ngay trong đêm 7/9 và sáng 8/9, xã đã huy động lực lượng “4 tại chỗ” khắc phục những cây xanh bị gẫy, đổ đảm bảo an toàn và tạo điều kiện cho lưu thông của người dân, đồng thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do bão gây ra.

3 xã vùng bãi là Duyên Hà, Vạn Phúc, Yên Mỹ và xã Ngũ Hiệp, chỉ có thiệt hại về sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên địa bàn, chưa có ghi nhận thiệt hại về người. Các xã Vĩnh Quỳnh, Tân Triều, Tứ Hiệp, Thanh Liệt,… cũng ra quân khắc phục bão số 3 hiệu quả. Tính đến 18h ngày 8/9, các xã đã huy động tối đa lực lượng dân quân tổ chức cắt tỉa, thu dọn cây đảm bảo giao thông đi lại cho nhân dân, xử lý các điểm úng ngập, đồng thời hỗ trợ kịp thời các gia đình bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Mọi lực lượng đoàn kết ra quân

Ngay sau khi bão số 3 giảm cường độ, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nguyễn Xuân Phong - Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện cùng các thành viên Ban Chỉ huy đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Công ty Điện lực Thanh Trì và các tuyến đường bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão.

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Thanh Trì, tính đến 18h ngày 8/9, toàn huyện có 4.554 cây gãy đổ, đã khắc phục được 3.241 cây, đạt tỷ lệ 71,2%, đang tiếp tục huy động lực lượng để xử lý đảm bảo giao thông cho nhân dân.

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3
Các đồng chí trong Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Công ty Điện lực Thanh Trì.

Gió bão đã gây tốc mái 160 mái tôn, nhà tạm, chuồng trại chăn nuôi tại khu sản xuất; 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái; 74/74 trường học các cấp trên địa bàn huyện đang tích cực dọn dẹp, khắc phục hậu quả (tốc mái, cây đổ…) do bão số 3 gây ra, đủ điều kiện đón học sinh đến lớp. Thiệt hại sản xuất nông nghiệp, theo thống kê sơ bộ của các xã, toàn huyện có 597 ha lúa, rau màu, cây ăn quả bị đổ, ngập. Đối với các điểm úng ngập khu dân cơ bản đã được khắc phục xong đảm bảo việc đi lại của người dân.

Đối với sự cố về điện, trên địa bàn huyện có 19 lộ, nhánh đường dây trung thế bị mất điện; gãy đổ 51 cột điện. Hiện, công ty điện lực đã khắc phục hoàn toàn được 19 lộ đường dây và nhánh, cơ bản khắc phục xong các sự cố về điện,cung cấp điện cho toàn địa bàn huyện.

Trước sự càn quét, ảnh hưởng của cơn bão số 3, cùng với sự vào cuộc của các cấp, ngành trên toàn huyện, các cấp Hội phụ nữ huyện Thanh Trì đã chung tay hỗ trợ, tích cực tham gia công tác phòng chống bão. Ngay từ sáng 8/9, hơn 400 cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện đã tham gia vệ sinh môi trường, phối hợp hỗ trợ công tác cắt tỉa, dọn dẹp cây đổ tại các tuyến đường, ngõ, trường học, nhà văn hóa, khu đi tích, sân chơi trên địa bàn, hỗ trợ các hộ gia đình khó khăn khắc phục ảnh hưởng sau bão.

Theo bà Phạm Nguyên Nhung, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Thanh Trì, các cấp hội đã tham gia rà soát, phối hợp đưa 52 người già neo đơn, gần 200 người dân thuộc các hộ nông nghiệp có diện tích chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản, nữ công nhân làm thuê tại các công trình trên địa bàn huyện,... đến nơi trú ẩn an toàn tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, nhà văn hóa, gia đình cán bộ, hội viên. Nhờ đó, sau cơn bão số 3 trên địa bàn huyện không có thiệt hại về người.

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3
Một gia đình gặp khó khăn được hỗ trợ nhu yếu phẩm khi cơn bão số 3 đến.

Là một trong những đơn vị quan trọng đảm bảo nguồn điện trên địa bàn, Công ty Điện lực Thanh Trì đã tập trung triển khai, kích hoạt sớm các phương án sẵn sàng ứng phó với bão số 3. Với lượng mưa và cấp độ gió của cơn bão tại thời điểm ngày 7/9, Công ty vẫn duy trì được lưới điện vận hành thường xuyên, liên tục cung cấp điện trên địa bàn huyện (trừ những nơi xảy ra sự cố về điện), sẵn sàng mọi tình huống, hạn chế mức thiệt hại thấp nhất do bão gây ra. Đơn vị đã huy động 100% lực lượng chỉ huy và đội xung kích trực tại trụ sở để khẩn trương xử lý khắc phục sự cố, cấp điện trở lại trong thời gian nhanh nhất có thể.

Bằng sự vào cuộc khẩn trương, tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng, toàn thể hệ thống chính trị và nhân dân huyện Thanh Trì đã cùng nhau khắc phục sự cố do bão gây ra trên địa bàn.

Trong những ngày tới, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì cùng các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị có liên quan, các lực lượng chức năng tiếp tục khơi thông cống rãnh, kênh mương, đảm bảo thông thoáng dòng chảy; tập trung chỉ đạo các trạm bơm tiêu vận hành kịp thời, hết công suất khi mưa lớn để giảm thiệt hại sản xuất nông nghiệp và đảm bảo giao thông thông suốt phục vụ đời sống người dân trở lại hoạt động bình thường.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Tham gia thi đấu tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, các cầu thủ đánh giá đây là một sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Huyện Ba Vì thông tin, nhằm phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - Giai đoạn 1 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng), đơn vị sẽ tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Đáng chú ý, nhiều phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 32 sẽ phải thay đổi lộ trình.
Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn - tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.

Tin khác

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Văn bản số 9676/CSKT-Đ2 đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Hóc Môn, Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hóc Môn tạm dừng cập nhật biến động đối với 1.386 thửa đất chuyển mục đích sử dụng không đúng quy định pháp luật theo Kết luận Thanh tra số 17/KL-TTTP-P3 ngày 25/6/2018 của Thanh tra TP.HCM và các báo cáo liên quan của UBND huyện Hóc Môn.
UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

Sáng 11/4, Ủy ban nhân dân (UBND) xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội tiến hành cưỡng chế phá dỡ hai công trình xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp tại khu Sau Hàng, thôn Lai Xá.
Quận Ba Đình tăng cường “phạt nguội” vi phạm về trật tự đô thị

Quận Ba Đình tăng cường “phạt nguội” vi phạm về trật tự đô thị

Nhằm từng bước nâng cao hiệu quả công tác trật tự độ thị, trật tự xây dựng, và vệ sinh môi trường trên địa bàn, cũng như thay đổi thói quen, hành vi của nhân dân, thời gian qua quận Ba Đình đã tăng cường xử lý “phạt nguội” qua hệ camera đã được tích hợp công nghệ nhận diện AI.
Cần xử lý dứt điểm công trình sai phép, xây dựng trên đất nông nghiệp

Cần xử lý dứt điểm công trình sai phép, xây dựng trên đất nông nghiệp

Quản lý đất đai, trật tự xây dựng không chỉ là thước đo năng lực lãnh đạo, ý thức trách nhiệm và danh dự của tập thể, cá nhân ở địa phương và của cả Thành phố, mà còn là căn cứ để Thành phố đánh giá cán bộ… Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tại Hội nghị giao ban quý I/2025 giữa Thường trực Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã. Tuy nhiên, tại một số xã trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội tình trạng xây dựng công trình kiên cố, nhà xưởng trên đất nông nghiệp vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”

Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”

Trước thực trạng người dân và du khách tập trung chụp ảnh, check-in tại khu vực cà phê đường tàu, tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông (TTATGT) tại một số khu vực có đường sắt đi qua trên địa bàn thành phố Hà Nội, các lực lượng chức năng đã và đang nỗ lực đảm bảo TTATGT, trật tự đô thị (TTĐT) tại địa phương.
Hướng đến đời sống người dân được tốt hơn

Hướng đến đời sống người dân được tốt hơn

Dựa trên nguyên tắc "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ", đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam đã và đang nhận được nhiều ý kiến đóng góp của nhân dân.
Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Công an tỉnh Bình Dương vừa phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trước, trong và sau dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), hiện nay Thành phố đã tổng hợp danh mục 571 công trình, dự án cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên địa bàn, trong đó có thẩm quyền giải quyết của cả Trung ương và của Thành phố.
Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất

Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất

Mô hình nhà chung cư cao tầng đã được xã hội hiện nay chấp nhận và ngày càng trở thành xu hướng nhà ở chủ yếu tại các khu vực đô thị của nước ta. Tuy nhiên, những hệ luỵ sau trận động đất mạnh từ Myanmar và việc hàng trăm căn hộ ở chung cư Diamond Riverside, đường Võ Văn Kiệt (phường 16, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh) bị nứt tường sau rung chấn, bong tróc nền cũng đang khiến nhiều người có tâm lý lo ngại.
TP.HCM: Ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Lễ 30/4

TP.HCM: Ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Lễ 30/4

Ngày 1/4, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ra quân thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Phiên bản di động