Tìm lời giải bài toán phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn
Nâng cao năng lực truyền thông thay đổi hành vi về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương Quản lý, phân loại rác: Vẫn khó đủ đường Nhân rộng những mô hình phân loại rác |
Bức tranh không đồng đều giữa các địa phương
Hiện tại, công tác phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn mới được thực hiện thí điểm ở một số khu vực thuộc đô thị lớn, còn lại, phần lớn rác thải chưa được phân loại tại nguồn, thu gom lẫn lộn và vận chuyển tới bãi chôn lấp. Do không được phân loại, rác vô cơ - hữu cơ, rác thải, rác tái chế trộn lẫn nên có đến hơn 70% lượng rác buộc phải thực hiện theo hình thức chôn lấp. Các điểm xử lý rác theo kiểu thủ công này luôn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm, gây bức xúc đối với người dân sinh sống quanh khu vực có rác thải chôn lấp.
Đánh giá về thực trạng phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ở nước ta hiện nay, ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết: Việc phân loại rác tại nguồn trước đây không bắt buộc. Tuy nhiên, đã có một số địa phương thực hiện thí điểm như tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Lào Cai. Hiên nay, tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã có quy định rõ việc phân loại rác tại nguồn cụ thể tại Khoản 1 Điều 75 và đến ngày 1/1/2025, phân loại rác là việc làm bắt buộc với mọi cá nhân và hộ gia đình.
Nhà báo Khánh Toàn - Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tặng hoa cảm ơn các vị khách mời. |
Nói về việc hiện nay một số địa phương đã thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, ông Hoàng Dương Tùng, Chuyên gia môi trường, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, cho biết: Trước năm 2020, một số địa phương đã thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn. Ví dụ: Tại Hà Nội có phường Phan Chu Trinh và Nam Thành Công nhưng sau một thời gian thực hiện không thành công.
Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh cũng có quy định và chế tài xử phạt 20 triệu đồng đối với hộ gia đình không phân loại rác tại nguồn nhưng sau một thời gian vướng pháp lý và trang thiết bị nên cũng không thành công. Nhưng, một số địa phương nông thôn như xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội lại có thành công nhất định. Như vậy, có thể thấy một bức tranh không đồng đều, nó phụ thuộc vào từng nơi, phương pháp, quy định, thiết bị. Có những điểm sáng cần học tập rút kinh nghiệm, có những nơi cần phải theo dõi để áp dụng cho phù hợp với địa phương.
Tại sao nhiều dự án không hiệu quả?
Tổ chức phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt tại nguồn không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế, nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn. Thế nhưng, có rất nhiều các dự án phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn được các tỉnh, thành phố triển khai kết quả thu lại không được bao nhiêu vì hàng loạt nguyên nhân.
Ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại buổi tọa đàm. |
Chia sẻ về dự án phân loại rác tại nguồn mà Hà Nội đã triển khai trước đây nhưng được một thời gian dường như đã bị lãng quên, bà Chu Thị Tuyết, Phó Giám đốc Chi nhánh Cầu Diễn, Công ty TNHH MTV Môi trường và Đô thị Hà Nội cho biết: Trước đây, một số quận của Hà Nội đã thí điểm phân loại rác tại nguồn theo mô hình 3R do tổ chức Jica của Nhật Bản tài trợ nhưng không thành công. Nguyên nhân do thói quen của người dân chưa tốt bởi đó là thói quen nhiều năm khó thay đổi ngay, thiếu sự hỗ trợ tài chính, chưa đồng bộ về công nghệ, thiếu đồng bộ trong xử lý.
Ở góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, nói về khó khăn của việc triển khai phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, ông Nguyễn Thượng Hiền cho biết: Hiện nay, có những vướng mắc về hạ tầng kỹ thuật, không chỉ chung cư, ngay cả những căn nhà thấp tầng cũng gặp phải.
TS. Nguyễn Thế Đồng, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết, phân loại rác tại nguồn theo luật ở chung cư rất khó khăn, chung cư cũ hơn, càng khó trong phân loại rác tại nguồn, tất cả rác đưa xuống tầng hầm nên không có điều kiện phân loại rác tại chỗ. Đây là điểm nghẽn, trước hết là hệ thống, thứ hai là phương thức quản lý, rác khi phân làm ba loại, sau đó thu gom như thế nào đó là vấn đề quan trọng.
TS. Nguyễn Thế Đồng, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm. |
Để người dân hình thành thói quen phân loại rác tại nguồn
Có thể thấy, việc thay đổi thói quen, nâng cao ý thức của người dân là yếu tố quyết định đến việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, phân loại rác giúp giảm ô nhiễm môi trường, giảm áp lực diện tích chôn lấp, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, hướng tới cuộc sống xanh, bền vững.
Nói về giải pháp, lộ trình để người dân có thể thực hành việc phân loại rác ngay từ bây giờ, ông Nguyễn Thượng Hiền cho biết: UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về vấn đề này, về phía bộ đã dự thảo hướng dẫn về phân loại chất thải rắn tại nguồn, Bộ đang lấy ý kiến của các địa phương, đến nay chúng tôi đã lấy 30 ý kiến của địa phương, trên cơ sở đó Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ ban hành để các địa phương căn cứ vào đó để chúng ta làm các quy định cụ thể chi tiết của địa phương, vì chỉ có địa phương mới biết được chúng ta quy định thế nào, có phù hợp với hạ tầng kỹ thuật, định hướng trong thời gian tới của địa phương hay không.
Bà Chu Thị Tuyết, Phó Giám đốc Chi nhánh Cầu Diễn - Công ty TNHH MTV Môi trường và Đô thị Hà Nội. |
Do vậy, việc này làm càng sớm càng tốt. Sau đó chúng ta đi đào tạo, tập huấn, truyền thông, vận động để người dân hình thành thói quen chuyển thành hành động cụ thể.
Về việc chuẩn bị các phương tiện thu gom, vận chuyển phục vụ việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, bà Chu Thị Tuyết cho biết, hiện URENCO đang đợi kế hoạch phân loại rác tại nguồn của thành phố Hà Nội để xây dựng kế hoạch cụ thể. Đồng thời phải có nguồn kinh phí thực hiện và chuẩn bị 3 loại xe rác cho 3 loại rác được thu gom và phân loại.
Chia sẻ về các hình thức khuyến khích người dân phân loại rác tại nguồn, ông Hoàng Dương Tùng cho biết: Chính quyền địa phương phải cụ thể hóa việc phân loại rác tại nguồn, làm sao để hình thành thói quen đổ rác và thấy lợi ích khi phân loại như giảm được tiền xử lý.
TS Hoàng Dương Tùng – Chuyên gia môi trường, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. |
Ngoài ra, kết hợp với tuyên truyền, vận động, giáo dục người dân. Tổ chức tập huấn để người dân nhận thấy vấn đề đó không phức tạp. Một số nước dùng app điện thoại để người dân thấy việc phân loại rác rất dễ dàng. Và không nhất thiết phải 3 thùng rác, có nhiều cách. Đổ rác hằng ngày thì có 3 túi rất nhỏ gọn, không nhất thiết hằng ngày đi đổ rác mà có những loại rác đổ hàng tuần.
Ông Tùng cũng cho biết thêm, để phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn hiệu quả, ngoài trách nhiệm của người dân thì trách nhiệm của đơn vị thu gom, vận chuyển xử lý rác cũng cần quan tâm. Đơn vị thu gom rác phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật, đồng bộ về con người, năng lực quản lý, xử lý.
Muốn biến rác thành tài nguyên, không phát sinh thêm những hệ lụy đối với môi trường thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải phân loại rác tại nguồn, loại bỏ những tạp chất tồn đọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, môi trường sống và nâng cao hiệu quả của các biện pháp xử lý. Phân loại rác tại nguồn sẽ cho rác thải bao bì một vòng đời mới, cho rác thải hữu cơ được tái sinh có ích là việc nên làm và phải làm. Đồng thời, giảm gánh nặng lên môi trường từ quá trình chôn lấp, xử lý.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/01/2025 06:10
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét
Môi trường 21/01/2025 06:02
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025
Môi trường 20/01/2025 06:31
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng
Môi trường 20/01/2025 06:31
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng
Môi trường 19/01/2025 06:53
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung
Môi trường 18/01/2025 17:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng
Môi trường 18/01/2025 06:11
Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch
Môi trường 17/01/2025 13:54
Tết Nguyên đán Ất Tỵ, miền Bắc có rét không?
Môi trường 17/01/2025 06:41