Tiếp tục đề xuất giải pháp tháo gỡ những bất cập trong Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022
Các ông: Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phạm Huy Giang - Ủy viên Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đồng chủ trì Hội thảo.
Dự Hội thảo còn có Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng cùng đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập nhóm 2.
![]() |
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: B.D. |
Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải cho biết: Thực hiện Kế hoạch xây dựng Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua, khen thưởng, ngày 6/2/2023, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến đối với dự thảo (lần 1) Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua, khen thưởng.
Tại Hội thảo lần 1, các đại biểu đã tập trung góp ý vào đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng trong 10 điều dự thảo Nghị định theo phân công của Ban soạn thảo; ghi nhận rất nhiều ý kiến góp ý sâu sắc, cụ thể, xác đáng, xuất phát từ thực tiễn trong công tác chỉ đạo và triển khai công tác thi đua, khen thưởng tại các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành.
Tổ Biên tập đã tổng hợp, tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý tại Hội thảo lần 1, trong đó, có nội dung phải tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn, toàn diện hơn để xin ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Bên cạnh đó, vẫn còn những nội dung có ý kiến trái chiều, cần tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp từ các cấp, các ngành trên nhiều lĩnh vực nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản; bao quát các lĩnh vực, đối tượng, chính xác, khả thi về tiêu chuẩn, hình thức khen thưởng...
Hôm nay Ban soạn thảo và tổ biên tập (nhóm 2) tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo lần 2, với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội; các đồng chí lãnh đạo cấp vụ, cán bộ phụ trách thi đua khen thưởng và đại diện các đơn vị cơ sở thuộc các tổ chức chính trị - xã hội.
Theo đó, tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các đại biểu tập trung đóng góp ý kiến vào các nội dung trong Dự thảo Nghị định liên quan đến việc cụ thể hóa đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng đối với cá nhân; quy định chức danh tương đương, thời gian khen thưởng quá trình cống hiến; tiêu chuẩn “được giải thưởng cao của thế giới”, “được giải thưởng quốc tế cao nhất của khu vực”, “được giải thưởng quốc tế cao của khu vực” đối với Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; khen thưởng cá nhân có quá trình cống hiến; quy định thủ tục hồ sơ; quy định thực hiện hiệp y khen thưởng do bộ, ngành, tỉnh hay do Ban Thi đua khen thưởng thực hiện; quy định về tuyến trình khen thưởng; quy định về tỷ lệ tặng Cờ Thi đua của Chính phủ...
Về nội dung Quỹ thi đua, khen thưởng, theo Ban tổ chức Hội thảo, qua rà soát công tác thành lập, trích, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng ở các bộ, ngành, địa phương thì hiện nay khối bộ, ngành (kể cả Bộ Tài chính) từ trước đến nay đều không có trích quỹ thi đua, khen thưởng. Kinh phí chi cho công tác thi đua, khen thưởng hầu hết được lấy từ kinh phí chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị (trừ một số khen thưởng chuyên đề, đột xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt mới được bố trí riêng). Mặt khác theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Hội nghị Trung ương 7 khóa XII) về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp sẽ bãi bỏ quy định mức lương cơ sở.
Vì vậy, tại hội thảo, nhiều ý kiến đề xuất cần nghiên cứu, đề xuất để thống nhất giải pháp tháo gỡ những bất cập này.
Bàn về tỷ lệ Cờ thi đua, đa số các ý kiến tại Hội thảo đồng thuận cho rằng cần tăng so cho phù hợp với thực tế để khuyến khích phong trào. Ông Nguyễn Văn Cảnh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang cho rằng: Việc khen thưởng phải đúng người, đúng việc để trở thành động lực phấn đấu của mỗi cá nhân. Do đó cần mở rộng đối tượng và hình thức khen thưởng. Ngoài Cờ khen thành tích nổi trội thì cần có thêm hình thức khen chuyên đề.
Phát biểu tại Hội thảo, trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp tại Hội thảo, ông Phạm Huy Giang - Ủy viên Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cho biết, những nội dung được đưa ra trao đổi tại Hội thảo hôm nay đều có tính phản biện, góp phần hoàn thiện, đưa Luật Thi đua, khen thưởng vào cuộc sống một cách nhanh nhất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Tin khác

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM
Tin mới 19/04/2025 21:15

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội
Infographic 19/04/2025 17:21

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường
Tin mới 19/04/2025 10:17

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam
Tin mới 18/04/2025 20:03

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân
Tin mới 18/04/2025 17:52

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh
Tin mới 18/04/2025 15:02

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương
Tin mới 18/04/2025 14:12

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới
Tin mới 18/04/2025 06:47

Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau
Tin mới 18/04/2025 06:24

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả
Tin mới 17/04/2025 20:51