Tiếp sức học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi
Những khó khăn, thách thức
Học tập là quyền cơ bản và là chìa khóa để mở ra cánh cửa tương lai cho mỗi cá nhân và cả xã hội. Tuy nhiên, không phải tất cả học sinh, sinh viên đều có điều kiện thuận lợi để học tập và phát triển.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm (Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng) cho biết, có 3 loại khó khăn mà học sinh, sinh viên thường gặp phải và đối mặt như: Khó khăn về kinh tế (gia đình khó khăn chưa đủ nuôi sống học sinh, sinh viên đang theo học tại các nhà trường); khó khăn về sức khỏe thể chất (có bệnh hiểm nghèo hoặc khuyết tật về cơ thể); khó khăn về sức khỏe tinh thần (không có khả năng sống tự chủ, dựa dẫm, ỷ lại vào gia đình, bỏ mặc bản thân trôi nổi theo hoàn cảnh).
Giáo dục không chỉ là hành trình tiếp thu kiến thức mà còn là quá trình rèn luyện ý chí, bản lĩnh và tinh thần kiên trì trước khó khăn. |
Còn theo bà Nguyễn Thị Thu Hiền (Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng), trong môi trường học tập hiện nay, nhiều học sinh, sinh viên gặp khó khăn về kinh tế, điều kiện gia đình hoặc những biến cố ảnh hưởng đến tâm lý. Những khó khăn này có thể gây cản trở cho quá trình học tập và phát triển của các em.
Chia sẻ sâu về những khó khăn của học sinh, sinh viên, Tiến sĩ Ngô Thị Kim Dung (Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) cho rằng, có 4 loại khó khăn điển hình mà học sinh, sinh viên thường gặp phải. Thứ nhất là khó khăn về tài chính. Đây được xem là rào cản lớn nhất của học sinh, sinh viên, nhất là những em đến từ các gia đình có thu nhập thấp. Tiếp đến là khó khăn về ngoại hình, bởi ngoại hình và sức khỏe là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tự tin, khả năng hòa nhập của các em trong môi trường học tập và xã hội. Thực tế cho thấy, tác động tâm lý đến từ ngoại hình khiến nhiều em giảm động lực, không muốn giao tiếp và có xu hướng sống thu mình.
Học sinh, sinh viên khuyết tật cũng gặp những khó khăn điển hình. Với đối tượng này, hành trình đến với tri thức là thử thách không chỉ về học tập mà còn về hòa nhập xã hội, tiếp cận môi trường học đường. Ngoài ra, học sinh, sinh viên đến từ các vùng kém phát triển và lạc hậu cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại...
“Có thể thấy rằng những khó khăn mà học sinh, sinh viên gặp phải trong quá trình học tập và phát triển không chỉ giới hạn ở yếu tố tài chính hay học thuật mà còn bao gồm cả những vấn đề về tâm lý, thể chất và môi trường sống. Để giải quyết các thách thức này, cần có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng để xây dựng một môi trường học tập toàn diện, hỗ trợ học sinh, sinh viên không chỉ về mặt học tập mà còn về tinh thần và định hướng phát triển cá nhân”, Tiến sĩ Ngô Thị Kim Dung bày tỏ.
Giải pháp thiết thực, kịp thời
Dưới góc độ giáo dục, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm đưa ra giải pháp chung để bất cứ học sinh, sinh viên nào cũng có thể vận dụng và thay đổi cuộc đời. Đó là giải pháp giúp các em có “văn hóa phát triển bản thân”, có phong cách sống “5 tự” (tự học - tự chủ - tự tin - tự trọng - tự chịu trách nhiệm) và có ý chí lập thân, lập nghiệp. Mỗi em phải xác định được động lực sống, mục tiêu sống, luôn đổi mới để hôm nay tiến bộ hơn hôm qua, ngày mai lại phải tiến bộ hơn ngày hôm nay. Cùng đó, phải luôn tận tâm với sự nghiệp của bản thân, làm cho trí sáng, thân khỏe, tâm an. Muốn tiến bộ phải luôn học hỏi, học mọi nơi, mọi lúc, biết hợp tác với mọi người để thành công trong mọi công việc; luôn có ý thức bài trừ cái xấu, hạn chế của bản thân để hoàn thiện nhân cách, có được niềm tin của mọi người; luôn gắn sự nghiệp của mỗi người với gia đình, bạn bè, quê hương, đất nước và phải biết cống hiến cho cộng đồng…
Xác định tầm quan trọng của giáo dục, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ với tư cách là người bà, người mẹ trong gia đình, quan tâm thực hiện Luật Trẻ em, nhất là quyền được học tập; tăng cường khai thác các nguồn lực xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, sự ủng hộ của cán bộ, hội viên phụ nữ cho hoạt động khuyến học, hỗ trợ các điều kiện về vật chất, tinh thần giúp trẻ em được đến trường.
Đặc biệt, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố đã và đang tích cực triển khai chương trình “Đồng hành cùng con” nhằm góp phần củng cố kết quả phổ cập giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông và giảm tỷ lệ học sinh bỏ học. Ngoài ra, đơn vị còn tích cực hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động nhằm hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi.
Với đặc thù địa bàn còn nhiều khó khăn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì Nguyễn Đức Anh cho biết, thời gian qua, huyện Ba Vì đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, linh hoạt trong công tác khuyến học, khuyến tài; chú trọng xây dựng môi trường học tập thân thiện, an toàn; tích cực phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức từ thiện và các mạnh thường quân để xã hội hóa phát triển quỹ học bổng dành riêng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Phong trào “Học tập suốt đời” trong cộng đồng được quan tâm. Phong trào “Tiếng trống học bài” không chỉ tạo điều kiện, động lực học tập mạnh mẽ cho học sinh mà còn lan tỏa tinh thần học tập trong toàn xã hội, xây dựng một văn hóa học tập bền vững…
Phạm Thảo
Nên xem
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08