-->
Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập quận Đống Đa (31/5/1961 - 31/5/2021)

Tiếp nối những trang sử vẻ vang của quận Anh hùng

60 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân quận Đống Đa không khỏi phấn khởi, tự hào về nhưng thành quả đã đạt được; đồng thời có thêm động lực tiếp nối những trang sử vẻ vang của quận, đoàn kết, đồng lòng, phấn đấu xây dựng quận Đống Đa ngày càng phát triển, xứng đáng là quận anh hùng của Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến.
Quận Đống Đa thu ngân sách đạt trên 3.280 tỷ đồng trong quý 1/2021 Quận Đống Đa: Biểu dương 36 tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập, làm theo Bác Hội đồng nhân dân quận Đống Đa: Hoạt động dân chủ, thực chất và sáng tạo

Truyền thống vẻ vang

Đống Đa xưa là một vùng đất cổ của Kinh thành Thăng Long. 60 năm xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Đống Đa luôn sáng tạo trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu, nắm bắt thời cơ, vượt qua mọi khó khăn thách thức.

Tiếp nối những trang sử vẻ vang của quận anh hùng
Khu di tích Gò Đống Đa, địa danh tự hào của quận Đống Đa

Tên gọi Đống Đa đã gắn liền với chiến công hiển hách của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ với chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lừng lẫy khi đập tan 29 vạn quân Thanh xâm lược vào năm 1789.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đống Đa cũng nhanh chóng trở thành một trong những địa bàn sục sôi phong trào cách mạng. Trong đó, các chi bộ Đảng, đảng viên và nhiều người con Đống Đa là những hạt nhân nòng cốt đã góp phần làm nên thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Khi hòa bình lập lại, Đống Đa đã cùng Thủ đô Hà Nội đẩy mạnh khôi phục kinh tế. Đây là nơi đầu tiên của Hà Nội có khu công nghiệp mới và cũng là một trong những cơ sở để Bộ Chính trị T.Ư Đảng, Bác Hồ phê duyệt việc quy hoạch Thủ đô. Ngày 9/6/1961, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 123 thành lập Đảng bộ Khu phố Đống Đa. Đây là một mốc son có ý nghĩa trọng đại trong trang sử hào hùng của Đảng bộ và Nhân dân Đống Đa.

Những năm tiếp theo thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, chính quyền và Nhân dân quận Đống Đa tiếp tục phát huy tinh thần tự chủ, đổi mới tư duy có nhiều quyết định sáng tạo xây dựng quận Đống Đa ngày càng phát triển; đời sống của người dân ổn định, ấm no, hạnh phúc.

Tự hào phát triển

Phát huy truyền thống vẻ vang trong chiến đấu và trong lao động sản xuất, kiến thiết, quận Đống Đa càng khẳng định sự đi lên của mình. Giai đoạn chuyển mình quan trọng nhất không thể không nhắc đến đó là khoảng thời gian từ năm 2015 - 2020. Điều này được thể hiện ở việc, đà tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức khá và thu ngân sách trên địa bàn quận năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong 5 năm gần đây, tổng thu ngân sách trên địa bàn quận liên tục tăng (năm 2015 thu 4.221,5 tỷ đồng, đạt 134,4%; năm 2019 thu 11.070,2 tỷ đồng, đạt 104,5% và năm 2020 thu hơn 11.285 tỷ đồng, đạt 102,34 %), là một trong những đơn vị top đầu có đóng góp thu ngân sách cao của Thành phố.

Tiếp nối những trang sử vẻ vang của quận anh hùng
Những tuyến đường khang trang, hiện đại

Đặc biệt quận ghi dấu với nhiều sự đổi thay từng ngày của bộ mặt đô thị với các công trình, dự án trọng điểm nổi bật được thực hiện, như: Hầm đường bộ Kim Liên, cầu vượt Ngã Tư Sở, các cầu vượt dành cho người đi bộ; các tuyến đường, nút giao thông mới mở khang trang như: Phố Nguyễn Chí Thanh, Ô Chợ Dừa - Xã Đàn; tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; trụ sở Quận ủy - HĐND - UBND quận và các phường; Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao quận…

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, quận cũng đã xây mới 11 trường học; cải tạo, nâng cấp 8 trường; cải tạo sửa chữa 80 dự án thuộc lĩnh vực giáo dục; xây dựng mới và đầu tư, nâng cấp 17 trụ sở phường, 135 nhà sinh hoạt cộng đồng; cải tạo và lắp đặt thiết bị thể thao tại 95 sân chơi; tu bổ, tôn tạo 16 di tích đình, chùa...

Ngoài ra, công tác chăm sóc gia đình chính sách, người có công được thực hiện chu đáo, an sinh xã hội được bảo đảm; sự nghiệp y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao đạt nhiều thành quả quan trọng. Hằng năm, trung bình có hơn 90% gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, hơn 72% tổ dân phố đạt danh hiệu Tổ dân phố văn hóa.

Bước sang năm 2021, quận Đống Đa quyết tâm triển khai thực hiện 16 chỉ tiêu chủ yếu, 3 khâu công tác đột phá, 13 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đáp ứng yêu cầu phát triển của quận trong giai đoạn mới. Trước mắt, Đống Đa tập trung cao độ thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức các phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập quận, chào mừng thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Đồng thời quận Đống Đa tiếp tục phát triển kinh tế nhanh theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - thương mai, công nghiệp - xây dựng. Phát triển kinh tế đạt mức tăng trưởng cao, bền vững, phù hợp với đặc điểm, tính chất đô thị. Ngoài ra, xây dựng và quản lý đô thị theo hướng thông minh, hiện đại, trật tự; sáng –xanh - sạch - đẹp và thân thiện với môi trường

Đống Đa cũng tập trung phát triển giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, xây dựng nếp sống văn hoá; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Thực hiện tốt chính sách xã hội; quan tâm chăm lo đến các gia đình chính sách, gia đình nghèo, giải quyết kịp thời vấn đề bức xúc của nhân dân.

X.Sinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động