--> -->

Tiêm mũi nhắc lại vắc xin Covid-19: Cần sự đồng thuận của người dân

Theo chuyên gia y tế, 52,8% số tử vong tại Việt Nam liên quan Covid-19 vì chưa tiêm vắc xin. Hiện nay, việc triển khai tiêm mũi 3 mới đạt tỷ lệ trên 65% ở người từ 18 tuổi trở lên. Bộ Y tế nhấn mạnh, nếu người dân chủ quan không tiêm mũi nhắc lại, không đạt miễn dịch chủ động, Việt Nam sẽ có nguy cơ bùng phát đợt dịch mới.
Tiêm vắc xin Covid-19 mũi nhắc lại để bảo vệ cơ thể trước các biến chủng mới TP.HCM: Xây dựng chương trình chăm lo sức khỏe tinh thần cho người dân "hậu" Covid-19

52,8% số ca tử vong do Covid-19 vì chưa tiêm vắc xin

Tại Việt Nam, chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 được triển khai rộng khắp hơn 1 năm qua với hơn 228 triệu mũi tiêm đã được tiêm chủng. Công tác bảo đảm an toàn tiêm chủng luôn được ưu tiên tại tất cả các cơ sở y tế, góp phần hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch, giúp giảm rõ rệt ca mắc bệnh, nhập viện, nặng và tử vong.

Tiêm mũi nhắc lại vắc xin Covid-19: Cần sự đồng thuận của người dân
Tiêm vắc xin phòng bệnh Covid-19 cho trẻ em.

Mặc dù số ca mắc và tử vong do Covid-19 trên cả nước hiện nay đã có xu hướng giảm rõ rệt nhưng các địa phương vẫn tiếp tục ghi nhận những trường hợp phải điều trị tại bệnh viện do tình trạng mắc bệnh nặng và vẫn ghi nhận các ca tử vong do Covid-19; nhiều người phải điều trị những biến chứng hậu Covid-19.

Theo Tiến sĩ Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết: Trong số 32.212 trường hợp tử vong do Covid-19 tại Việt Nam, có tới 52,8% số ca tử vong là chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19; 29,8% đã tiêm 1 mũi, hoặc 2 mũi vắc xin và chỉ có 7,3% đã tiêm 3 mũi. “Số liệu này một lần nữa khẳng định tính cần thiết phải thực hiện tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) cho những người đã hoàn thành 2 mũi tiêm cơ bản”, ông Vương Ánh Dương cho biết.

Trong thời gian qua, ngành Y tế các cấp đang nỗ lực, cố gắng hoàn thành mục tiêu triển khai tiêm nhắc lần 1 (mũi 3), đồng thời với triển khai tiêm nhắc lần 2 (mũi 4) từ tháng 5/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ. Tại các điểm tiêm chủng luôn bảo đảm tính sẵn có của vắc xin Covid-19. Ngành Y tế tại các địa phương đã nỗ lực đưa vắc xin đến gần với người dân.

Về tiêm vắc xin cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi, hiện nay các địa phương đang xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sớm triển khai tiêm chủng mũi 3 (mũi nhắc lại) vắc xin Covid-19 cho đối tượng này. Một số địa phương đã bắt đầu triển khai kế hoạch tiêm trong tuần vừa qua, toàn quốc có hơn 160 nghìn trẻ trong độ tuổi này được tiêm mũi 3 an toàn.

Tính đến ngày 23/6/2022, cả nước có hơn 5,4 triệu trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi (48,1%) được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng Covid-19 và hơn 1,4 triệu trẻ đã hoàn thành 2 mũi tiêm an toàn. Đến nay, số người đã tiêm nhắc lần 2 (mũi 4) trên toàn quốc là hơn 2,8 triệu người, bảo đảm an toàn tiêm chủng. Tuy nhiên, Bộ Y tế nhấn mạnh, với tình hình dịch Covid-19 hiện nay ở Việt Nam và việc triển khai tiêm mũi 3 mới đạt tỷ lệ trên 65% ở người từ 18 tuổi trở lên, đây là thời điểm phù hợp và cần thiết để tiêm nhắc mũi thứ 4.

Trước tình hình số ca nhiễm Covid-19 giảm mạnh, tỷ lệ tử vong giảm thấp, cuộc sống quay trở lại bình thường, nhiều người dân đã xuất hiện tâm lý chủ quan, từ chối không đi tiêm vắc xin tại nhiều địa phương. Nhiều người dân đã mắc Covid-19 không đồng ý tiêm các mũi vắc xin tiếp theo do nghĩ đã được miễn dịch bảo vệ, cho rằng liều bổ sung, liều nhắc lại là không cần thiết.

Cả nước hiện có hơn 15 triệu người (khoảng 22,3%) đã tiêm mũi bổ sung vắc xin phòng Covid-19, nhiều người trong số này không muốn tiêm mũi nhắc lại tiếp theo. Trong khi đó, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, liều tiêm bổ sung thuộc liều tiêm cơ bản và không phải là liều tiêm nhắc lại.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đối với biến chủng Omicron, hiệu quả bảo vệ của vắc xin giảm rất nhanh do nồng độ kháng thể cần thiết để trung hòa vi rút ở mức cao hơn so các biến chủng virus SARS-CoV-2 trước đây. Do vậy những người đã tiêm mũi cơ bản, nếu không tiêm mũi nhắc vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

Mắc Covid-19 không được coi là đã tiêm một mũi vắc xin

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, người tái nhiễm vẫn có nguy cơ mắc bệnh mức độ nghiêm trọng và phải điều trị hồi sức tích cực. Bên cạnh đó, hội chứng hậu Covid-19 - một trong những hội chứng có biểu hiện triệu chứng đa dạng, phức tạp nhất và vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu trên thế giới. Theo thông báo trong tháng 6/2022 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương, khoảng 60% trường hợp mắc bệnh bị hậu Covid-19 và 30% phải nhập viện điều trị hậu Covid-19.

Theo các chuyên gia y tế, trẻ em mắc Covid-19 thường nhẹ hơn so với người lớn, nguy cơ tử vong cũng ít hơn. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lo ngại với trẻ em sau mắc Covid-19 là Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C). Bên cạnh nhiều nghiên cứu trên y văn thế giới thì gần đây, Hiệp hội Y khoa Hoa kỳ đã ghi nhận bằng chứng khoa học từ nghiên cứu của Đan Mạch với gần 600.000 trẻ em và thanh thiếu niên bị nhiễm Covid-19. Kết quả nghiên cứu cho thấy vắc xin phòng Covid-19 có hiệu quả làm giảm nguy cơ mắc MIS-C ở nhóm đã tiêm vắc xin, với tỷ lệ cứ 1 triệu trẻ mắc Covid-19 chỉ có 3 trẻ mắc MIS-C; thấp hơn 15 lần so với nhóm chưa tiêm vắc xin Covid-19 với tỷ lệ 1 triệu trẻ mắc Covid-19 có tới 45 trẻ mắc MIS-C. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin để ngăn ngừa hội chứng MIS-C ở trẻ em nhiễm Covid-19 lên tới trên 90%.

“Theo kết quả của một số nghiên cứu gần đây, những người đã tiêm vắc xin liều cơ bản và bị mắc Covid-19, miễn dịch bắt đầu giảm ở tuần 10-19 sau tiêm. Nếu những người này được tiêm nhắc lại vắc xin phòng Covid-19 thì sẽ khôi phục khả năng miễn dịch, duy trì hiệu lực bảo vệ trước nguy cơ nhiễm vi rút SARS-CoV-2”, bà Dương Thị Hồng nhấn mạnh.

Các chuyên gia y tế cũng cho biết, kết quả nghiên cứu tại Pháp cho thấy, nếu được tiêm liều nhắc lại, những người này được bảo vệ khỏi tái nhiễm vi rút lên đến 81%. Kết quả nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy, những người từng mắc Covid-19 nếu chỉ tiêm 2 liều thì hiệu quả phòng nhập viện do tái nhiễm là 34,6%, nhưng nếu được tiêm liều nhắc lại thì hiệu quả này lên đến 67,6%. Việc tiêm các mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) vắc xin phòng Covid-19 là cần thiết nhằm bảo vệ người đi tiêm không bị mắc bệnh, đặc biệt là tránh nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong do Covid-19, trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới.

Cũng theo Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, qua báo cáo từ cơ sở cho thấy, hiện có một bộ phận không nhỏ người dân thờ ơ không đi tiêm mũi vắc xin Covid-19 nhắc lại, vì chủ quan khi nghĩ đã mắc Covid-19 sau khi tiêm mũi thứ 3 là an toàn. Theo bà Dương Thị Hồng, tâm lý chủ quan của người dân là rất nguy hiểm, nó sẽ làm giảm miễn dịch cộng đồng và dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.

“Việc đã tiêm mũi 3, sau đó mắc Covid-19 không được coi như đã tiêm thêm một mũi vắc xin. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi mắc Covid-19, cơ thể có sinh ra kháng thể, nhưng nó sẽ giảm dần sau 3-4 tháng. Do vậy, dù đã tiêm 3 mũi, cùng với mắc Covid-19 thì vẫn phải tiêm mũi nhắc lại (mũi 4)”- bà Dương Thị Hồng phân tích.

Đồng quan điển trên, Cục trưởng Y tế dự phòng Phan Trọng Lân cho biết, vi rút SARS-CoV-2 luôn biến hóa khôn lường và hiệu quả vắc xin giảm dần theo thời gian. "Vi rút SARS-CoV-2 biến hóa khôn lường. Qua các đợt dịch tại Việt Nam, thậm chí trong giai đoạn lưu hành biến thể Omicron đã ghi nhận 5 biến thể phụ cho thấy, những biến đổi này gần như cơ bản không lường được", ông Phan Trọng Lân nói.

Chuyên gia này nhấn mạnh, hiện nay chưa biết được kháng thể nào có thể bảo vệ được trước Covid-19 vì việc đánh giá miễn dịch tế bào không đơn giản. Nhưng những so sánh cho thấy, người đã tiêm vắc xin, đã mắc thì kháng thể tăng rất cao, kháng thể bảo vệ lâu hơn với người chưa tiêm. Khi chưa khống chế hoàn toàn được dịch Covid-19 và vẫn còn nguy cơ xuất hiện các biến chủng mới của vi rút SARS-CoV2, liều tiêm nhắc lại thực sự cần thiết giúp duy trì khả năng bảo vệ trước nguy cơ mắc bệnh, chuyển bệnh nặng và tử vong do Covid-19.

Tới đây, có nhiều hướng dẫn của Bộ Y tế về việc tiêm mũi 4 cho nhóm người nguy cơ, tiêm nhắc lại cho các cháu 12-17 tuổi. Đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định, hiện nay các viện sẽ sử dụng hiệu quả số vắc xin đang dự trữ ở kho quốc gia, kho tại các khu vực. Nhưng quan trọng nhất là người dân phải đồng thuận đi tiêm nhắc lại, cho con em tiêm chủng để không tồn vắc xin, không có tình trạng buộc phải hủy vắc xin./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán thuốc lá điện tử lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn. Với quy mô lên tới 127.000 sản phẩm, trị giá ước tính 40 tỷ đồng, Công an đã bắt giữ 15 đối tượng liên quan.
Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tối 23/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại trước số nhà 87 phố Khâm Thiên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cơ quan chức năng xác định xe ô tô bán tải đã va chạm với 8 xe mô tô, 1 xe máy điện và một nam giới đang đứng dưới lòng đường (được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức)...
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Tin khác

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Các bác sĩ Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp viêm não Nhật Bản nặng ở nam sinh 17 tuổi, với tổn thương sâu trong mô não và di chứng thần kinh nghiêm trọng, dù đã trải qua hơn một tháng điều trị tích cực.
Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó đáng chú ý là việc bãi bỏ rào cản địa giới hành chính trong khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Chính sách này không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo động lực để toàn ngành Y tế phát triển đồng bộ, công bằng và hiệu quả hơn.
Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Mưa bão, ngập lụt không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Môi trường ô nhiễm sau mưa bão là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh bùng phát, đe dọa đời sống người dân. Nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng, tránh các bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, phóng viên (PV) đã có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa II Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội.
Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Để chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 3, các đơn vị y tế trên địa bàn Hà Nội đã chủ động xây dựng các phương án, điều kiện tốt nhất đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân trong mọi tình huống.
Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó cơn bão số 3, bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố, trạm y tế các phường/xã về việc khẩn trương triển khai đáp ứng công tác phòng, chống, ứng phó bão số 3 (Wipha).
Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 11/7 đến ngày 17/7), thành phố Hà Nội ghi nhận 26 ca mắc sốt xuất huyết tại 19/126 phường, xã; 0 ca tử vong; giảm 8 ca so với tuần trước.
Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng nhân lực, thuốc, vật tư nhằm ứng phó với bão số 3

Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng nhân lực, thuốc, vật tư nhằm ứng phó với bão số 3

Bộ Y tế vừa ban hành Công điện 981/CĐ-BYT về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3.
Bộ Y tế đề nghị tập trung tối đa điều trị cho nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Bộ Y tế đề nghị tập trung tối đa điều trị cho nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Liên quan đến vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long, Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị tập trung cứu chữa cho các nạn nhân.
Toàn dân xã đảo Minh Châu được khám sức khỏe miễn phí

Toàn dân xã đảo Minh Châu được khám sức khỏe miễn phí

Sáng ngày 19/7, tại trường Tiểu học Minh Châu (xã Minh Châu, Thành phố Hà Nội), Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Minh Châu phối hợp cùng các đơn vị đồng hành tổ chức khai mạc Hành trình chăm sóc sức khỏe toàn dân năm 2025. Hơn 6.600 người dân sẽ được khám và phát thuốc miễn phí trong thời gian từ 19/7 đến hết tháng 9/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động