-->

Thường Tín cán đích huyện nông thôn mới

Sáng 26/4, huyện Thường Tín tổ chức Lễ công bố và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
Văn hóa, con người quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đô Hà Nội hoàn thành bước quan trọng để đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống Hà Nội: Phấn đấu phủ kín quy hoạch phân khu đô thị

Theo ông Kiều Xuân Huy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín, mặc dù xuất phát điểm gặp nhiều khó khăn, nhưng sau gần 10 năm, với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Thành phố, sự vào cuộc chủ động, sáng tạo của cả hệ thống chính trị và nhân dân huyện Thường Tín, đến nay, 28/28 xã đều hoàn thành xây dựng nông thôn mới; huyện cũng đã cán đích huyện nông thôn mới.

Các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội trao Quyết định và tặng hoa chúc mừng huyện Thường Tín
Các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội trao Quyết định và tặng hoa chúc mừng huyện Thường Tín

Ông Huy cho biết, trong gần 10 năm qua, huyện Thường Tín đã huy động và bố trí hơn 4.498 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội tại các xã, thị trấn, đã làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn. Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 12,5% chỉ còn 0,39%; thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao, đến hết năm 2020 đạt 55,1 triệu đồng/người/năm, tăng 4,1 lần so với năm 2010.

Trên địa bàn huyện đã hình thành được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mới mang lại giá trị kinh tế cao. Trong đó, có 1.745 ha vùng sản xuất lúa chất lượng cao; 545 ha vùng sản xuất rau an toàn; 130 ha vùng sản xuất cây ăn quả chuyên canh giá trị kinh tế cao; 146,77 ha vùng sản xuất hoa, cây cảnh; trong đó, có 15 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của 17 tổ chức, cá nhân; 14 chuỗi liên kết, trong đó 7 chuỗi liên kết trồng trọt, 2 chuỗi liên kết chăn nuôi và 5 chuỗi liên kết giết mổ cho thu nhập từ khoảng 145 triệu đồng/ha (gấp 3,33 lần so với năm 2010).

Riêng lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, trên địa bàn huyện Thường Tín đã hình thành 552 ha vùng chuyên canh tập trung trên tổng số 1.017 ha của toàn huyện. Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản năm 2020 đạt 165 triệu đồng/ha. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cũng được huyện Thường Tín quan tâm thực hiện. Đến năm 2020, toàn huyện có 103 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội thăm khu trưng bày sản phẩm OCOP của huyện Thường Tín
Lãnh đạo thành phố Hà Nội thăm khu trưng bày sản phẩm OCOP của huyện Thường Tín

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến chúc mừng, biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thường Tín, đồng thời, cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, đặc biệt là của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; sự đóng góp, chung sức của các tập thể, cá nhân trong quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện.

Theo bà Nguyễn Thị Tuyến, xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Do đó, huyện Thường Tín không được hài lòng, thỏa mãn, mà phải có khát vọng phát triển, tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa các tiêu chí nông thôn mới theo hướng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu gắn với tiêu chí xây dựng và phát triển đô thị.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị huyện Thường Tín quán triệt sâu rộng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, 10 Chương trình công tác của Thành ủy, nhất là Chương trình công tác số 04 của Thành ủy để tiếp tục duy trì và phát huy các thành quả trong công tác xây dựng nông thôn mới 10 năm qua; khơi dậy niềm tự hào trong mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân để từ đó tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động; để người dân thực sự là chủ thể thực hiện và là đối tượng được thụ hưởng những kết quả tích cực từ chương trình xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, lãnh đạo huyện Thường Tín cần tiếp tục rà soát lại các quy hoạch. Trong đó, lưu ý rà soát, tích hợp quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, quy hoạch vùng huyện, quy hoạch các xã gắn với các tiêu chí của đô thị. Huyện cần quyết liệt đẩy nhanh đầu tư mở rộng hạ tầng giao thông, nhất là đường 1A cũ, hệ thống đường gom tại các khu, cụm công nghiệp để tạo ra cực tăng trưởng mới, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền trao Quyết định công nhận 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền trao Quyết định công nhận 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Bà Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, huyện Thường Tín cần chú trọng sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, chuỗi giá trị gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; khai thác hiệu quả các quỹ đất, nhất là quỹ đất ngoài bãi sông để đẩy mạnh phát triển mô hình sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả; quan tâm phát triển các làng nghề của địa phương gắn với du lịch; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện OCOP.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cũng đề nghị huyện Thường Tín tăng cường công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, có tâm huyết, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước để đáp ứng quá trình xây dựng và phát triển huyện trong giai đoạn mới. Trước mắt, cần tiếp tục thực hiện tốt "nhiệm vụ kép", vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch Covid-19, không được lơ là, chủ quan; tập trung tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã trao Quyết định công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới.

Cũng tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã trao Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận 4 xã của huyện Thường Tín (Hà Hồi, Nhị Khê, Văn Bình, Vạn Điểm) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động