-->

Thương nhớ Tết…

(LĐTĐ) Suốt chừng ấy tháng năm, từng ấy thơ ấu, từng ấy cái Tết… Những nồi bánh tét như một phần văn hóa không thể thiếu trong gia đình.
Những phong tục đẹp ngày Tết Phong tục gói bánh chưng ngày Tết: Nét đẹp cổ truyền lưu giữ mãi

Có người sẽ nhớ Tết vào lúc tờ lịch đầu tiên của tháng Chạp rơi xuống. Có người nhớ Tết lúc chiếc giỏ đi chợ của Má một sớm kia có ít kiệu, ít gừng… chuẩn bị nguyên liệu để làm dưa món, bánh mứt… Nhưng cũng có người, như mình, nhớ Tết vào nửa đêm về sáng của ngày đón Giao thừa, lúc mà cả nhà trải chiếc chiếu ra, cùng nhau ngồi xuống gói những đòn bánh tét…

Cái khoảng nửa đêm về sáng của ngày 30 ấy, khi mình còn bé, cả nhà lục đục bày ra nếp, đậu xanh, thịt ba rọi ướp sẵn, rồi lá chuối, sợi lạt… còn mình thì ngủ khò. Nhưng đâu đó giữa những lần giật mình tỉnh giấc, lại chớp chớp mắt nhìn Ba, Má cùng các anh ngồi gói bánh, tay ai cũng thoăn thoắt còn miệng thì cười nói phân công nhau từng công đoạn gói trước khi bánh thành hình hài hoàn chỉnh.

Thương nhớ Tết…
Ở miền Trung, ngày Tết người dân thường gói bánh tét. Bánh được gói bằng lá chuối với nhân giống bánh chưng ngoài Bắc. Bánh tét được gói thành hình trụ dài, khi cắt khoanh bánh tròn, đẹp mắt.

Lớn lên một chút, mình bắt đầu giúp cho Má trong việc dùng một chiếc khăn sạch lau từng tàu lá chuối mua về, xong mang lên trên mái tôn phơi dưới cái nắng mật của mùa Xuân. Chỉ sau một buổi nắng như thế là mang xuống, cho lá mềm đi, rồi mang vào nhà sắp xếp thành từng chồng gọn gàng. Riêng sợi lạt thì dùng dao chẻ nhỏ từng sợi dài, xong cuộn lại từng bó ngắn ngâm vào thùng nước, giúp cho sợi lạt ngậm nước mềm hơn, dễ dàng cho việc buộc đòn bánh… Còn lại khâu ngâm đậu xanh rồi xát vỏ hay ngâm nếp, ướp thịt ba rọi thì phần lớn đều tự tay Má làm để đảm bảo cho hương vị đúng chuẩn cả nhà đã ăn bao năm.

Ngày đó, nhà nghèo và Tết thì món gì cũng phần lớn tự tay Má làm. Món làm nhiều nhất cũng vất vả nhất, vì cả nhà ai cũng phụ vào một tay, chính là gói bánh tét. Nhà đến 9 người, có mỗi Má là phụ nữ. Thế nên như một “hạm đội ăn uống” thành ra bánh tét gói ít thì cũng 30-40 đòn bánh. Bánh gói kỹ, để lâu được nên không chỉ ăn trong Tết mà cả sau Tết. Vừa tiện lợi lại cũng vừa ít tốn kém, chỉ cần thêm một chén dưa món nhỏ nữa là mỗi sáng cả nhà có bữa ăn đầy đủ và ngon miệng.

Thường cứ nửa đêm trước ngày 30 Tết là nhà bắt đầu gói bánh, cho đến khoảng 3h-4h sáng ngày cuối cùng của năm cũ mới xong. Hồi đó, cả nhà cũng hay ưu tiên gói thêm 2-3 đòn bánh nhỏ cỡ bắp tay em bé, để cho đứa con út là mình có thể dễ ăn lúc cắt ra từng khoanh nhỏ vừa miệng. Những đòn bánh xinh xắn ấy chủ yếu chỉ có nếp và đậu xanh, do hay gói gần cuối nên vét nguyên liệu còn bao nhiêu thì gói bấy nhiêu.

Công đoạn cực nhất sau khi gói bánh thuộc về các anh trai. Bày ra giữa khoảnh sân trước nhà 3 cục đá lớn làm bếp, cùng cái nồi to bắc lên trên, đổ nước ngập nồi… Rồi cứ thế cả nhà luân phiên cho củi vào nấu từ sáng sớm cho đến gần tối mịt, cứ cạn nước lại châm thêm, cho đến khi bánh chín vớt ra để ráo thêm vài tiếng là có thể mang lên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên ngay trong đêm Giao thừa.

Suốt chừng ấy tháng năm, từng ấy thơ ấu, từng ấy cái Tết… Những nồi bánh tét như một phần văn hóa không thể thiếu trong gia đình. Ở đó, không chỉ là câu chuyện cả nhà quay quần nhau để gói từng đòn bánh, mà trong suốt những lúc gói bánh, nấu bánh, rồi vớt bánh ra… là những chia sẻ, những nỗi niềm và cả những dự định cả nhà nói được với nhau bằng tất cả niềm cảm thông lẫn thấu hiểu. Như kiểu một buổi trò chuyện gia đình và gói bánh, nấu bánh chỉ là chiếc cầu nối cho tất cả những điều ấy.

Về sau này, nhà có điện thường xuyên thì còn đỡ. Vì mình nhớ có năm còn rất bé, cả nhà phải thắp mấy ngọn đèn hột vịt rồi ngồi sát vào nhau mà gói vì ánh sáng có khi không đủ. Trong cái ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, cái gió se lạnh của miền Trung rạng sáng ngày 30, những gương mặt thân yêu cần mẫn, chăm chút cho từng đòn bánh… cùng tiếng cười nói rộn ràng - là một khuôn hình mà bạn sẽ phải nhớ mãi, vì nó đẹp một cách bình dị và ấm áp, trong trọn vẹn yêu thương.

Thương nhớ Tết…
Bánh tét là món bánh trang trọng trên mâm cỗ Tết. Vào những ngày xuân, nhà nào cũng có một cặp bánh trên bàn thờ. Khách đến chơi nhà được mời khoanh bánh ngon, ăn kèm những lát dưa chua đậm đà thi vị.

Cuộc đời của mỗi con người sẽ có những biến cố có thể đẩy mình đi đến bờ vực của sự tuyệt vọng. Song đồng thời, cũng sẽ có những khoảnh khắc, như một con đom đóm xuất hiện giữa màn đêm, như một ngọn đèn cháy lên ở phía cuối của con đường hầm… Và lúc đó mình tin rằng chỉ cần mình bước tiếp, mình cố gắng, mình không bỏ cuộc… thì chắc chắn mình sẽ đến được với quầng sáng kia. Và với mình, hình ảnh cả nhà gói bánh tét trong đêm cận kề ngày cuối năm, luôn luôn là một quầng sáng như thế.

Dĩ nhiên, Tết bây giờ đã hiện đại hơn rất nhiều. Má cũng đã bước qua tuổi thất thập cổ lai hy, con cái đã xa nhà lập nghiệp gần hết. Ngày Tết bây giờ, gần như Má làm mỗi món thịt rọng mắm cùng món củ hành tím ngâm dấm, gửi từng nhà cho con cái, để giữ lại chút hương vị Tết truyền thống. Còn thì Má đều mua như một cách tiện lợi nhất cho những cái Tết giản đơn.

Nhiều năm rồi, nhà cũng không còn bày biện gói bánh tét. Thế nên những đêm cuối năm, có lúc lấy xe chạy loanh quanh phố xá khi về quê hoặc lúc ăn Tết ở thành phố, thấy người ta bày ra nấu bánh chưng bánh tét, lửa cháy đượm tí tách tí tách mà thấy lòng cồn cào lên một nỗi nhớ cùng nhiều niềm thương…

Nhưng dù như thế nào, mình thật may mắn khi từng có những cái Tết như thế. Những đêm rạng sáng ngày 30 nhìn cả nhà sum vầy gói từng đón bánh tét ăn Tết, như một chọn lựa không thể khác, giữa một quãng đời sống quá khó khăn, bên cạnh việc gìn giữ một tập tục văn hóa ngày Tết.

Tết năm nay, nhà ai có gói bánh tét, cho mình ghé ngồi xuống cùng nhau để được làm điều này điều kia dù là nhỏ nhoi… Để thấy Tết vẫn vẹn nguyên trong ký ức của mình, cho dù khoảng cách thời gian đã quá xa, những mất mát đã hiện hữu như không thể khác.

Nhưng chắc chắn một điều rằng, không gì có thể lấy đi trong trí nhớ và trái tim mình, hình ảnh của rất nhiều đêm trước khoảnh khắc ngày giao thừa, cả nhà ngồi cạnh nhau gói những đòn bánh tét… Những đòn bánh tét đã khiến cho cả đời này của mình đều ngập tràn thương nhớ khi nghĩ về Tết!

Nguyễn Phong Việt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.

Tin khác

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Năm 2024 đã chứng kiến sự thăng hoa đặc biệt của ngành Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam với những thành tựu vượt trội trên nhiều phương diện. Trong đó, ở khía cạnh sân khấu truyền thống, giải trí đại chúng, hay các hoạt động từ trong nước đến quốc tế, tất cả đều ghi nhận những dấu ấn đáng tự hào.
Đầu xuân trẩy hội đền Đô

Đầu xuân trẩy hội đền Đô

(LĐTĐ) Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về, du khách từ muôn nơi lại náo nức du xuân trẩy hội đền Đô - ngôi đền linh thiêng cổ kính nổi tiếng ở Bắc Ninh. Đền thờ 8 vị vua nhà Lý với những kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa người Việt.
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

(LĐTĐ) Mỗi dịp Tết đến, xuân về, hàng vạn du khách thập phương lại nô nức hành hương về đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) để cầu bình an, tài lộc và một năm mới thuận buồm xuôi gió. Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ, nơi đây không chỉ mang giá trị tâm linh sâu sắc mà còn sở hữu kiến trúc đồ sộ, phong cảnh hữu tình, thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước.
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

(LĐTĐ) Nằm ven sông Tô Lịch thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, chùa Bằng (hay còn gọi là chùa Linh Tiên), là ngôi chùa cổ có niên đại trên 400 năm, thu hút du khách bằng quần thể kiến trúc độc đáo cũng như cảnh quan xanh mát tuyệt đẹp.
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan và xin chữ. Từ sáng sớm, dòng người đã nô nức đổ về ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, mang theo những ước nguyện tốt đẹp cho năm mới.
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

(LĐTĐ) Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực văn hóa và sức sáng tạo của con người Việt Nam. Những năm qua, với sự quan tâm của toàn xã hội, lĩnh vực văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là chuyển từ tư duy làm văn hóa sang quản lý Nhà nước về văn hóa, góp phần khơi thông nguồn lực văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

(LĐTĐ) Trong dòng chảy của đời sống đương đại, của thành phố thời hội nhập và phát triển, có thể mỗi chúng ta quen với cuộc sống vội nơi đô thành chưa cảm nhận được “linh khí” của mảnh đất “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”. Chính cái “lắng hồn” đó là mạch nguồn để Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội mãi trường tồn và phát triển. Bên chén trà xuân, chúng tôi đã có cuộc mạn đàm với nhà văn - nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến - một người con của Hà Nội, người có nhiều năm nghiên cứu về đất và người Tràng An nhằm mang đến quý bạn đọc góc nhìn về một Hà Nội của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thương về hương vị Tết xưa

Thương về hương vị Tết xưa

(LĐTĐ) Chạm Tết, khi làn mưa xuân choàng chiếc khăn voan mờ ảo lên vạn vật, khi hương xuân phảng phất trong gió, ký ức hương vị Tết xưa lại trở về trong tâm trí tôi. Tết trong ký ức của bạn là gì? Với tôi, Tết đẹp nhất là những tháng ngày vô ưu bên cha mẹ và anh trai.
Xem thêm
Phiên bản di động