Thương hiệu thời trang Việt: Làm gì để “tỉnh giấc”
![]() | Tuần lễ thời trang Thu Đông 2015: Hội ngộ nhà thiết kế Việt –Ý |
Có lẽ vì thế mà những thương hiệu thời trang Việt như Việt Tiến, Nhà bè, May 10, Việt Thắng, An Phước,… đã gặp “sóng lớn” ngay sân nhà trước sự có mặt của của các nhãn hàng nước ngoài như CK, Levis, Pierre Cardin, D&G, Gucci, Mango ...
Thương hiệu quyết định giá trị
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thị trường nội địa có rất nhiều tiềm năng với hơn 90 triệu dân và tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 15 - 20%/năm, nhưng phần lớn doanh nghiệp trong nước chỉ chú trọng xuất khẩu. Một số doanh nghiệp được xem có chỗ đứng trên thị trường nội địa như Việt Tiến, Nhà Bè, An Phước, May 10… cũng chỉ tập trung ở phân khúc sản phẩm công sở trung bình dành cho nam giới. Thương hiệu trung bình dành cho cả nam và nữ giới có thể kể đến như thời trang Việt, Foci, Việt Thy, Blue Exchange,… cũng có thị phần khá khiêm tốn. Chưa có một thương hiệu thời trang Việt Nam nào đủ mạnh và đáp ứng được nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng như những thương hiệu lớn của nước ngoài: Zara, GAP, Mango, Gusto … Hiện, đã có gần 200 thương hiệu thời trang ngoại có mặt tại Việt Nam, chiếm hơn 60% thị trường. Tiêu thụ mạnh nhất là các thương hiệu tầm trung như Giordano, Bossini... và cao cấp như CK, Mango, D&G, Gucci, Nautica...
![]() |
Seven.am – một thương hiệu thời trang Việt được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng |
Điều đáng nói là các thương hiệu thời trang ngoại được các công ty may Việt không chỉ phân phối mà đã thực hiện chuyển nhượng thương hiệu sản xuất như An Phước với Pierre Cardin; Việt Tiến với Manhattan; Nhà Bè với Mattana;…Như vậy, rõ ràng các sản phẩm của công ty may Việt chất lượng không thua kém gì với các thương hiệu ngoại. Vậy tại sao, sản phẩm mang thương hiệu Việt lại khó bán mà khoác lên mình thương hiệu nước ngoài thì lại bán chạy. Ví như doanh nghiệp gia công quần jeans hiệu Levis xuất sang thị trường Mỹ có giá FOB(mua nguyên liệu, bán thành phẩm) chỉ khoảng 12 – 15 USD/chiếc, với mức lãi vài cent/chiếc nhưng khi nhập khẩu trở lại Việt Nam, người tiêu dùng phải mua chiếc quần này với giá ít nhất 150 USD. Cũng với chất liệu, kiểu dáng tương tự, quần jeans có thương hiệu trong nước sản xuất và tiêu thụ tại thị trường nội địa với giá vài chục USD nhưng cũng không có cơ hội bán được hàng khi phải đối đầu với chính Levis.
Theo các chuyên gia kinh tế, mấu chốt của vấn đề là giá trị thương hiệu, thương hiệu đã tạo nên 70% giá thành sản phẩm. Dệt may Việt Nam một thời gian dài đã đi ngược với sự phát triển của thế giới, thay vì phát triển nội địa trước mới ra nước ngoài, lại phát triển xuất khẩu trước và đang chật vật khó khăn để trở lại sân nhà.
Giật mình “tỉnh giấc”
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT TCty may Hưng Yên (Hugaco), thời trang là do thị trường, mà cụ thể là người tiêu dùng, quyết định chứ không phải là ý thức của người làm thời trang. Hiện nay, một số tên tuổi của làng thời trang VN thành lập các phòng chuyên thiết kế thời trang, thậm chí có doanh thu hàng trăm tỉ đồng nhưng thực tế tên tuổi, phong cách thời trang… vẫn không hẳn là thuần Việt, bởi một lẽ nếu các hãng này ghi hẳn tên Việt sẽ rất khó bán hàng. |
Được biết, các thương hiệu thời trang nước ngoài ngay khi đặt chân vào Việt Nam đã đầu tư khá bài bản cho việc nhận diện thương hiệu. Các gian hàng mọc lên dày đặc ngay tại các trung tâm thương mại lớn như Parkson, Vincom, Crescent Mall, Bitexco Financial, Saigon Centre... Các chiến lược tiếp thị được thực hiện một cách mạnh mẽ, các chiến dịch sale hợp lý, đặc biệt là chính sách về giá cả hợp lý, ví dụ như sản phẩm áo thun của CK có giá khoảng 400.000 đồng/chiếc, chỉ nhỉnh hơn giá áo thun của PT2000 khoảng 100.000 đồng, hoặc quần jean Levis loại có giá dưới 1 triệu đồng hoàn toàn chiếm ưu thế trong việc cạnh tranh về mặt hàng quần jean với các nhãn hiệu nội khác, cộng thêm mác đồ hiệu, hàng ngoại nhập, đã dần chiếm lấy thị trường của các thương hiệu nội địa.
Điều này đã khiến các doanh nghiệp thời trang Việt “tỉnh giấc” và có những chiến lược giành lại vị thế ở sân nhà, giành lại miếng bánh khá màu mỡ mà vô tình họ đã bỏ qua một thời gian. Tuy nhiên, với chi phí marketing khống chế ở mức 10% trên doanh số nên doanh nghiệp thời trang Việt cũng khó có thể làm thương hiệu mạnh hơn. Trong khi đó, hàng may mặc thời trang nước ngoài sẵn sàng chịu lỗ để cạnh tranh. Vì thế, việc giành thị phần của các doanh nghiệp Việt không chỉ về chất lượng , mẫu mã sản phẩm mà cả tên nhãn hàng cũng cần phải tính toán. Thương hiệu thời trang Canifa (Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Hoàng Dương), Nem (Cty CP Thời trang Nem), Eva de Eva (Công ty TNHH MTV Mỹ Phục), Elise (Cty Cổ phần Thời trang Elise), Sevan.am (Công ty CP MHA) và các nhãn hàng như Winny, Owen, Wonnerful, Fila, Dunlop (của Cty CP Thời trang Kowil Việt Nam, thuộc Tập đoàn Phú Thái) đang “làm mưa, làm gió” trên thị trường thời trang với giá cả hợp lý, chất lượng tốt lại đa dạng về mẫu mã nhưng lại không có một cái tên nhãn hàng nào thuần Việt.
Ngay bản thân TCty may Hưng Yên, mặc dù sản phẩm và mẫu mã là của may Hưng Yên, nhưng khi xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài vẫn phải nhượng quyền thương hiệu, lấy tên tuổi nước ngoài…Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT TCty may Hưng Yên (Hugaco), thời trang là do thị trường, mà cụ thể là người tiêu dùng, quyết định chứ không phải là ý thức của người làm thời trang. Hiện nay, một số tên tuổi của làng thời trang VN thành lập các phòng chuyên thiết kế thời trang, thậm chí có doanh thu hàng trăm tỉ đồng nhưng thực tế tên tuổi, phong cách thời trang… vẫn không thuần Việt, bởi một lẽ nếu các hãng này ghi tên Việt sẽ rất khó bán hàng.
Dẫu cái tên có buộc phải Tây hóa nhưng rõ ràng thời trang Việt đang từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường trong nước, dù việc giành thị phần không ít chông gai. Với những khách hàng khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… thời trang Việt cũng đã “đáp ứng” và làm hài lòng thì không có lý do gì chúng ta lại thua trên sân nhà. Điều quan trọng chúng ta có thật sự “lắng nghe” đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của “thượng đế” nội hay không mà thôi.
Thương Huế
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hà Nội: Hướng dẫn lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn quảng cáo sai sự thật

Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo

Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

AI Overviews: Tương lai tìm kiếm hay thách thức mới cho người dùng?

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai biện pháp quản lý thị trường vàng
Tin khác

Prudential ra mắt thị trường sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-Bảo vệ tối đa
Thông tin doanh nghiệp 13/05/2025 12:48

Techcombank và tham vọng trở thành tập đoàn tài chính toàn diện hàng đầu khu vực
Thông tin doanh nghiệp 10/05/2025 15:14

Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share A Coke”
Thông tin doanh nghiệp 10/05/2025 13:52

The Matrix One Premium - Mảnh ghép hoàn hảo của tổ hợp căn hộ thượng lưu trong hệ sinh thái đẳng cấp Quốc tế phía Tây Hà Nội
Thông tin doanh nghiệp 09/05/2025 09:04

Ưu đãi đặc quyền chào đón hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
Thông tin doanh nghiệp 08/05/2025 16:05

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt với khoản đầu tư mới
Thông tin doanh nghiệp 06/05/2025 14:07

Home Credit trợ lực người tiêu dùng khi nhu cầu tăng cao dịp hè
Thông tin doanh nghiệp 04/05/2025 06:20

MIK Group sắp ra mắt sản phẩm tuyệt tác thuộc bộ sưu tập danh giá Landmark
Thông tin doanh nghiệp 28/04/2025 14:09

Quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas sẵn sàng đón làn sóng du khách đến Đồ Sơn
Thông tin doanh nghiệp 28/04/2025 10:04

VIB: Lợi nhuận quý I/2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%
Thông tin doanh nghiệp 28/04/2025 08:06