-->

Thúc đẩy sự thay đổi trong khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước

Ngày 14/3, Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Ngày nước Thế giới năm 2023 - Thúc đẩy sự thay đổi”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo bàn về thách thức từ ChatGPT và trí tuệ nhân tạo Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Nhà báo Khánh Toàn (Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống) chia sẻ, việc đáp ứng nhu cầu về nước đảm bảo cả về chất lượng và số lượng là một điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững. Nhu cầu nước ngày càng tăng, chủ yếu do sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế bên cạnh đó nguồn nước còn chịu tác động của biến đổi khí hậu.

Việt Nam dự báo đến năm 2030 nhu cầu nước khoảng 122 tỷ m3/năm, tăng 1,5 lần so với hiện nay, tình trạng thiếu nước diễn ra nghiêm trọng nếu không được kiểm soát.

Nhà báo Khánh Toàn (Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống) tặng hoa cho các khách mời tham dự Tọa đàm.
Nhà báo Khánh Toàn (Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống) tặng hoa cho các khách mời tham dự Tọa đàm.

Bài học trên thế giới đã chỉ ra, sự tham gia có ý nghĩa từ công chúng, cộng đồng, doanh nghiệp, nhà khoa học và các bên liên quan khác là điều kiện quyết định trong việc giảm thiểu, kiểm soát ô nhiễm nước.

Đánh giá về vai trò của nước đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, ông Nguyễn Văn Vẻ (Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam) cho biết: Mọi sự sống đều cần có nước, trong bối cảnh tài nguyên nước đang bị cạn kiệt, tác động của biến đổi khí hậu… vấn đề nước đang đe dọa sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Tại Việt Nam, nguồn nước phân bổ không đồng đều, khu vực hạ lưu, nguồn nước cạn kiệt, đặc biệt vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thảm họa, hạn hán, lũ quét, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến nguồn nước. Đồng thời, nguồn nước tuy nhiều nhưng phụ thuộc vào bên ngoài, đắp đập, xây dựng thủy điện ở nhiều nơi khiến nguồn nước bị cạn kiệt đặc biệt vào mùa khô tại khu vực Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, ảnh hưởng đến người yếu thế và người nghèo.

Chia sẻ tại Tọa đàm về những thách thức trong đảm bảo an ninh nguồn nước ở Việt Nam, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đức Hạ (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu cấp thoát nước và môi trường, Hội Cấp thoát nước Việt Nam) cho biết, nước ta đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến nguồn nước như thứ nhất, tỷ lệ dân số vùng nông thôn di dời sang đô thị. Thứ hai là vấn đề sử dụng đất không hợp lý. Thứ ba, vấn đề suy thoái tài nguyên rừng. Thứ tư, đất nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có 3.260km đường bờ biển kéo dài, vấn đề nước biển dâng, địa hình đồi núi dốc và chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu.

Và vấn đề suy giảm nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước. Nước biển dâng gây nhiễm mặn, chịu tác động lớn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với đó, tại mỗi địa phương chịu thách thức riêng về nguồn nước và vấn đề chúng ta không kiểm soát được lượng dòng chảy trong và ngoài lãnh thổ. Liên quan đến xây dựng thủy điện cũng là một thách thức. Đồng thời, ô nhiễm nguồn nước, nước thải sinh hoạt là vấn đề bức bối liên quan đến đô thị, dân cư tập trung.

Nhà báo Khánh Toàn (Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống) chủ trì Tọa đàm.
Nhà báo Khánh Toàn (Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống) chủ trì Tọa đàm.

Trước những thách thức và thực trạng khai thác, sử dụng nước ở Việt Nam hiện nay, ông Nguyễn Mạnh Hùng (Trưởng phòng Quản lý vận hành và tưới tiêu, Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho hay: Hiện tại Bộ đang hoàn thiện hồ sơ, đề án bảo đảm an ninh nguồn nước và an ninh đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thì sẽ phải trình Thủ tướng Chính phủ để ban hành. Ngoài ra, Bộ cũng đã ban hành kế hoạch triển khai theo những nhiệm vụ được giao trong đó sẽ thực hiện công tác điều phối các bên liên quan và tham mưu cho Chính phủ để triển khai các kế hoạch hành động.

Hai nữa là tập trung các nhiệm vụ các nhóm giải pháp như là hoàn thiện, thể chế, chính sách và đẩy mạnh công tác quy hoạch, thu hút nguồn lực đầu tư nâng cao hiệu quả công tác vận hành, bảo đảm công trình thủy lợi và đồng thời cũng phòng chống thiên tai, nâng cao chất lượng nghiên cứu chuyển giao và đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Nói về giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng, người dân trong việc sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, theo ông Nguyễn Văn Vẻ (Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam), một trong những giải pháp hàng đầu về vấn đề này là công tác truyền thông cần đi trước một bước để thay đổi nhận thức. Do đó cần tuyên truyền vai trò của nước đối với cuộc sống. Đồng thời, thời gian tới, chúng ta cũng cần tăng cường giám sát của các tổ chức xã hội, cộng đồng và mặt trật tổ quốc trong việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước.

Ông Nguyễn Văn Vẻ (Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam) chia sẻ tại Tọa đàm
Ông Nguyễn Văn Vẻ (Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam) chia sẻ tại Tọa đàm.

Công ty Cổ phần cấp nước Hải Phòng đang phục vụ và cung cấp nước cho khoảng 1,5 triệu/2 triệu người dân tại thành phố nên khi nói về các giải pháp và kiến nghị để việc khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước tốt hơn, ông Cao Văn Quý (Phó Tổng Giám đốc Thường trực Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng) kiến nghị: Đối với dịch vụ cấp nước hiện này, Nhà nước vẫn thống nhất quản lý về giá theo quy định của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh sẽ quyết định giá nước theo quy định và tình hình sinh hoạt của địa phương.

Khi sử dụng công cụ kinh tế thì sẽ đưa vào giá thành cung cấp nước, người dân sẽ phải chịu giá nước sinh hoạt lớn, do đó nên có lộ trình thực hiện hợp lý và phân loại nhóm đối tượng sử dụng ( đơn vị sản xuất, kinh doanh, người dân, ...) để có tính toán phù hợp cho các nhóm đối tượng trong chi trả trong dịch vụ cấp nước.

Về vấn đề xử phạt, khi gặp phải sự cố khiến nhà máy cấp nước theo điểm phải dừng lại khiến Công ty phải sử dụng một nhà máy khác cấp nước sang cho nhà máy gặp sự cố khiến nhà máy vượt quyền cấp nước và bị phạt, ông Cao Văn Quý kiến nghị về quy phạm pháp luật, đặc biệt sau khi có Luật Tài nguyên nước và thông tư hướng dẫn sẽ làm rõ các vấn đề này để các doanh nghiệp cung cấp nước chủ động ứng phó và giải quyết vấn đề nêu trên...

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo ngày 19/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 18/4, thời tiết Hà Nội dự báo chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng nóng.
Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ

Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ

Sau 2 tháng tích cực đồng bộ nhiều giải pháp, hành trình “hồi sinh” dòng sông Tô Lịch đang bước vào giai đoạn mới với nhiều kỳ vọng. Từ việc nạo vét dòng sông, xây dựng phương án xử lý triệt để nguồn thải đến bổ cập nước sông Hồng, bổ cập nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ dân quận Tây Hồ, xây đập dâng giữ nước và chỉnh trang cảnh quan... Hà Nội đang triển khai một chiến lược toàn diện, quyết tâm trả lại vẻ đẹp vốn có cho dòng sông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/4: Nắng nóng quay trở lại

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/4: Nắng nóng quay trở lại

Dự báo ngày 17/4, khu vực Hà Nội có mây, đêm không mưa, ngày nắng, có nơi nắng nóng. Nhiệt độ từ 20 đến 35 độ C.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự báo nắng nóng diện rộng

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự báo nắng nóng diện rộng

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày. Thời điểm này cũng trùng với giai đoạn giao mùa ở miền Bắc và miền Trung, do đó thời tiết trên cả nước sẽ có nhiều biến động đáng chú ý, đặc biệt là một đợt nắng nóng diện rộng ngay trước kỳ nghỉ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Nắng nóng 32 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Nắng nóng 32 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 16/4, khu vực Hà Nội đêm không mưa, ngày nắng. Nhiệt độ cao nhất: 30-32 độ.
Dấu ấn trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường

Dấu ấn trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường

Hà Nội những ngày giữa tháng 4, bầu trời xanh ngắt, mây trắng, nắng vàng rực rỡ. Diện mạo của Thủ đô, dáng vóc của Thủ đô lại càng rực rỡ hơn, phố phường “xanh” hơn trong mắt bạn bè quốc tế khi công tác đảm bảo vệ sinh môi trường đang có nhiều đột phá, nhất là tại hai địa bàn 2 phường Quán Thánh và Điện Biên, quận Ba Đình. Nơi đang được duy trì mức độ vệ cao nhất (mức độ 1).
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/4: Không mưa, trưa và chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/4: Không mưa, trưa và chiều trời nắng

Dự báo ngày 15/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/4: Ngày nắng, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/4: Ngày nắng, đêm và sáng trời rét

Dự báo ngày 14/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây hửng nắng. Gió đông bắc cấp 2-3. Đêm và sáng trời rét.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/4: Trời chuyển rét, chiều và tối có mưa dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/4: Trời chuyển rét, chiều và tối có mưa dông rải rác

Dự báo ngày 13/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, chiều tối và tối có mưa rào và rải rác có dông, sau có mưa vài nơi. Gió đông bắc cấp 3.
Xem thêm
Phiên bản di động