Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi hướng tới mục tiêu Net Zero
Ngân hàng đầu tiên phục vụ Chương trình chuyển nhượng kết quả giảm phát thải tại Việt Nam Nestlé tăng cường áp dụng nông nghiệp tái sinh, tăng năng suất và giảm phát thải khí nhà kính |
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, bà Phạm Thị Xuân - Phó Chủ tịch Phụ trách Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết: Hằng năm, lĩnh vực chăn nuôi đóng góp 25 - 26% vào GDP của ngành nông nghiệp, và là một trong những phân ngành nông nghiệp phát triển nhanh nhất, kể cả trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
Hơn 1 thập kỷ qua, lĩnh vực này duy trì mức tăng trưởng từ 4,5 đến 6%. Do vậy, đã từ lâu, chăn nuôi được xác định là một ngành chủ lực, cần phải chuyển dịch từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi tập trung, hàng hóa, quy mô lớn.
Toàn cảnh buổi Diễn đàn. |
Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, ngành chăn nuôi cũng đặt ra nhiều thách thức cho vấn đề bảo vệ môi trường và phát thải khí nhà kính. Ước tính mỗi năm có trung bình 61 triệu tấn phân và trên 304 triệu m3 nước thải chăn nuôi được thải ra từ các loại vật nuôi chính.
Chuyển đổi xanh hiện nay đang là xu hướng không thể đảo ngược. Ngành chăn nuôi là một trong các nguồn phát thải khí nhà kính như khí CH4, CO… có tiềm năng gây nóng lên toàn cầu. Vì vậy, việc giảm phát thải trong chăn nuôi là điều vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Bà Phạm Thị Xuân - Phó Chủ tịch Phụ trách Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, và Nhà báo Khánh Toàn - Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống, điều phối chương trình thảo luận của Diễn đàn. |
Tham luận tại diễn đàn về thực trạng phát thải trong ngành chăn nuôi, Tiến sĩ Nguyễn Thế Hinh - Phó ban quản lý các dự án Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Kết quả kiểm kê khí nhà kính cho thấy, ngành chăn nuôi hằng năm thải ra khoảng 18,5 triệu tấn CO2, chiếm 19% lượng phát thải trong nông nghiệp. Có 2 loại khí nhà kính (KNK) chủ yếu được phát thải từ chăn nuôi là khí mê tan (CH4) và khí Ôxít Nitơ (N2O). Theo tính toán của các nhà khoa học, 1 tấn khí CH4 gây hiệu ứng khí nhà kính tương đương với 28 tấn CO2 và 1 tấn khí N2O gây hiệu ứng khí nhà kính tương đương với 265 tấn CO2.
Tiến sĩ Nguyễn Thế Hinh - Phó ban quản lý các dự án Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
Đề xuất giải pháp, Tiến sĩ Nguyễn Thế Hinh cho rằng, Chính phủ cần đầu tư hỗ trợ các nghiên cứu và cung cấp các chế phẩm vừa giúp làm giảm phát sinh khí CH4 từ dạ cỏ trâu bò, đồng thời cải thiện dinh dưỡng cho trâu bò; cho phép phát điện biogas để nối mạng điện lưới nhằm khuyến khích các chủ trang trại đầu tư máy phát điện biogas công suất lớn để tận dụng hết khí gas sinh ra, nhằm đem lại lợi nhuận cho chủ trang trại, giảm thiểu tình trạng xả khí CH4 trực tiếp ra môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ, nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho các công nghệ thu gom, vận chuyển chất thải chăn nuôi. Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và nông hộ thu gom chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ để bán và tự sử dụng.
PGS.TS Cao Thế Hà - Trường ĐH Việt Nhật (VJU) & TT CNMT&PTBV (CETASD) - ĐHQG Hà Nội (VNU) chia sẻ tại Diễn đàn. |
PGS.TS Cao Thế Hà - Trường ĐH Việt Nhật (VJU) & TT CNMT&PTBV (CETASD) - Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU), cho biết: Chất thải chăn nuôi được coi là nguồn nguyên liệu đầu vào, là tiềm năng phát triển năng lượng khí sinh học (KSH). KSH tạo ra từ chất thải có thể là chìa khóa để thúc đẩy năng lượng bền vững trong tương lai. Hiện nay, ở Việt Nam có hàng nghìn hệ thống KSH được lắp đặt quy mô hộ gia đình sử dụng cho mục đích đun nấu, một số hệ thống máy phát điện KSH được lắp đặt phân tán ở các trang trại chăn nuôi thay thế cho máy phát chạy bằng dầu diesel.
PGS.TS. Lê Văn Hưng - Viện Nghiên cứu ứng dụng xử lý môi trường. |
Nói về các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo NDC và Chính sách quốc gia về biến đổi khí hậu tới 2050, PGS.TS. Lê Văn Hưng - Viện Nghiên cứu ứng dụng xử lý môi trường, nhấn mạnh: “Làm thế nào giảm phát thải khí nhà kính nhưng hướng tới mục tiêu Net Zero”.
PGS.TS. Lê Văn Hưng đã chỉ ra hàng loạt các nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu: Hoạt động của con người thiếu kiểm soát đã thải vào môi trường các khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ những bức xạ sóng dài (hồng ngoại) phản xạ từ bề mặt của Trái Đất sau khi được mặt trời chiếu sáng. Sau đó bị tán xạ nhiệt lại cho Trái đất, gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
PGS.TS Lê Văn Hưng cũng đã đề xuất 6 nhóm giải pháp giảm thiểu khí nhà kính thúc đẩy thực hiện NDC gồm: 1) Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách; 2) Truyền thông, nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng; 3) Phát triển nguồn nhân lực; 4) Phát triển khoa học và công nghệ; 5) Huy động nguồn lực tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu; 6) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bà Trần Thị Bích Ngọc, Chuyên viên Phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tần Ozon, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT |
Còn theo bà Trần Thị Bích Ngọc - Chuyên viên Phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tần Ozon, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT, khó khăn, thách thức của các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi hiện nay như: Tư duy hệ thống trong chính sách, pháp luật và thực tiễn sản xuất kinh doanh chưa đồng bộ, hiệu quả; tính hiệu lực, hiệu quả của các quy định pháp luật còn hạn chế, môi trường chưa là trung tâm của các quyết định phát triển; các doanh nghiệp vẫn lấy mục tiêu ngắn hạn về lợi nhuận mà chưa cân nhắc đến các lợi ích lâu dài, bền vững; thị trường các lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi trường, sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm tái chế chưa thực sự được quan tâm, hỗ trợ; nguồn lực cho thực hiện việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn đòi hỏi rất lớn, nhưng thực tiễn lại chưa đáp ứng yêu cầu; nhận thức, kiến thức về các quy định, yêu cầu kỹ thuật về kiểm kê khí nhà kính, giảm phát thải còn hạn chế.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Môi trường 24/01/2025 07:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/01/2025 06:10
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét
Môi trường 21/01/2025 06:02
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025
Môi trường 20/01/2025 06:31
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng
Môi trường 20/01/2025 06:31
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng
Môi trường 19/01/2025 06:53
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung
Môi trường 18/01/2025 17:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng
Môi trường 18/01/2025 06:11
Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch
Môi trường 17/01/2025 13:54