-->

Thủ tướng: Tận dụng “giờ vàng, ngày vàng, tuần vàng”

Sáng 15/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với 27 tỉnh, thành phố khu vực phía nam từ Phú Yên đến Cà Mau về những giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ hơn trong phòng, chống dịch Covid-19 trước bối cảnh tình hình dịch bệnh tại các địa phương này tiếp tục diễn biến phức tạp.
Thủ tướng đề nghị Israel ưu tiên hỗ trợ Việt Nam tiếp cận các nguồn vắc xin và thuốc điều trị Covid-19 Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để dịch Covid-19 lây sang đội ngũ y bác sĩ Thủ tướng ra Công điện về tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19

Chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống

Tại Hội nghị, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương cho biết đang tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp phòng chống dịch, tập trung nâng cao năng lực truy vết, xét nghiệm theo sự điều phối thống nhất.

Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Phạm Đại Dương đề nghị Bộ Y tế có sổ tay hướng dẫn từng nội dung chống dịch và tổ chức tập huấn cho lực lượng chống dịch. Tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu khống chế, giữ sạch các vùng an toàn ở phía bắc, tăng cường sàng lọc, cách ly F0, hạ mức độ nguy cơ ở khu vực phía nam. Đồng Tháp quyết tâm trả kết quả xét nghiệm PCR trong 18 giờ. Tiền Giang bày tỏ sự thống nhất cao và đánh giá hướng dẫn mới của Bộ Y tế về thí điểm cách ly F1, quản lý, điều trị F0 tại nhà là rất kịp thời trong tình hình hiện nay.

Thủ tướng: Tận dụng “giờ vàng, ngày vàng, tuần vàng”
Thủ tướng nêu rõ tinh thần nhất quán chống dịch như chống giặc. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Trước tình hình số ca bệnh tăng nhanh, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên, Long An… tập trung lấy mẫu, xét nghiệm tại các khu phong toả, tăng cường hoạt động tổ Covid-19 cộng đồng, lực lượng liên ngành để kiểm tra, giám sát, xử lý hành vi vi phạm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Các tỉnh đang khẩn trương rà soát, lập phương án tăng cường thêm hàng nghìn giường điều trị, hàng chục nghìn chỗ cách ly, để sẵn sàng cho diễn biến dịch bệnh phức tạp hơn nữa.

Để đảm bảo đời sống cho người dân khi thực hiện giãn cách xã hội, nhiều tỉnh đã đa dạng hoá các kênh, hình thức cung cấp lương thực, thực phẩm; nhanh chóng hỗ trợ người lao động tự do, đối tượng khó khăn, người nghèo… theo Nghị quyết 68/NQ-CP; tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh, yêu cầu của người dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Các địa phương đặc biệt quan tâm vừa phòng, chống dịch, vừa duy trì sản xuất trong khu công nghiệp, doanh nghiệp nhưng phải tuyệt đối an toàn. Nhân rộng mô hình “3 tại chỗ” (ăn nghỉ tại chỗ, cách ly tại chỗ, sản xuất tại chỗ); “hai điểm, một con đường” (nếu nơi sản xuất không có nơi bố trí ăn nghỉ thì phải bố trí bên ngoài và tổ chức xe đưa đón tập trung từ nơi nghỉ đến nơi sản xuất).

Bí thư Tỉnh uỷ Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Viết Thanh cho rằng, một trong những ưu tiên phòng, chống dịch là bảo đảm an toàn cho hệ thống vận tải biển, cảng biển, hoạt động dầu khí, một số dự án lớn đang triển khai trên địa bàn… và đề nghị có gói vắc xin phòng Covid-19 cho người lao động đang làm việc tại những nơi này.

Các địa phương mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp từ Trung ương, Bộ Y tế về phương hướng phòng, chống dịch phù hợp với thực tiễn địa bàn; hỗ trợ nguồn sinh phẩm, máy móc xét nghiệm, nhân lực cho công tác điều trị, truy vết, lấy mẫu… Các tỉnh đề xuất được phân bổ thêm vắc xin phòng Covid-19 và sẽ xây dựng kế hoạch triển khai việc tiêm vắc xin được nhanh chóng nhằm thiết lập thêm những phòng tuyến, khu vực an toàn.

Thực hiện nghiêm các quy định về cách ly, giãn cách xã hội

Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ tổ chức và công bố các “luồng xanh” hàng hóa quốc gia, liên tỉnh, liên vùng để vận chuyển hàng hóa trên nguyên tắc giảm thiểu các thủ tục, nhanh nhất, thuận lợi nhất. Từng địa phương phải xây dựng “luồng xanh” của mình để lưu thông hàng hóa đi, đến hoặc đi qua địa phương… Bộ trưởng nêu thực tế, nhiều tỉnh thông thoáng, nhưng có nơi lại ách tắc, cần rút kinh nghiệm và tham khảo cách làm của các địa phương khác.

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ từ 9.000-10.000 tấn thực phẩm và đồ tươi sống mỗi ngày, trong khi lượng hàng dự trữ tới 120.000 tấn, tức là đã đủ 12 ngày. Tuy nhiên, do một số biện pháp chống dịch như dừng các chợ truyền thống nên người dân gặp khó khăn hơn trong mua sắm. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, sẽ phân công các cơ quan hai bên phối hợp hằng ngày để giải quyết các vấn đề khó khăn, sẵn sàng cung ứng đủ hàng hóa cho các địa phương, chống găm hàng ép giá, đẩy mạnh sản xuất “4 tại chỗ” các mặt hàng thiết yếu…

Thủ tướng: Tận dụng “giờ vàng, ngày vàng, tuần vàng”
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 6 mục tiêu quan trọng trong thời gian tới và chỉ đạo các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn để nhanh chóng, kịp thời ngăn chặn, kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, đến nay, cơ bản các địa phương đã triển khai tốt Nghị quyết 68 của Chính phủ về hỗ trợ người dân, như Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 15/7 hoàn thành hỗ trợ 216.000 lao động tự do, Long An triển khai việc hỗ trợ người dân ngay trong tối ngày 11/7 theo yêu cầu của Thủ tướng tại cuộc làm việc cùng ngày. Nhưng một số địa phương vẫn chưa kịp thời, thậm chí chờ Hội đồng nhân dân họp…trong khi hướng dẫn đã có đầy đủ. Các địa phương cần đẩy nhanh hơn việc này để kịp thời san sẻ, hỗ trợ người dân đang gặp khó khăn.

Về khó khăn trong mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, các địa phương đủ điều kiện chỉ định thầu trong tình huống cấp bách.

Các ý kiến tại cuộc họp đều nhấn mạnh cần thực hiện nghiêm các quy định về cách ly, giãn cách xã hội nếu áp dụng Chỉ thị 15, Chỉ thị 16.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhắc lại cảnh báo, số ca lây nhiễm sẽ tăng mạnh trong những ngày tới, vì vậy, các địa phương phải rà soát lại, tiết kiệm chi tiêu, chuẩn bị nguồn quỹ để chủ động mua đầy đủ sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị điều trị, chống dịch. Lãnh đạo cấp uỷ các cấp phải thực hiện giao ban ngắn hàng ngày để nắm sát tình hình diễn biến dịch bệnh trên thực tế, tháo gỡ kịp thời những vấn đề phát sinh trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các tỉnh phải thực hiện thật nghiêm việc cập nhật tình hình dịch bệnh lên hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu, điều tra dịch tễ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành chống dịch, cũng như truy vết, lấy mẫu xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm.

Phó Thủ tướng nêu rõ: Trước đây chúng ta chủ động tấn công, khoanh vùng, dập ngay các ổ dịch, nhưng trước tình hình hiện tại, các giải pháp phải theo 2 mũi. Mũi thứ nhất là giữ thật chặt các “vùng xanh” còn an toàn và nếu giãn cách xã hội phải thực hiện nghiêm. Mũi thứ hai là truy vết, xét nghiệm, nhanh chóng bóc ngay F0 ra khỏi các ổ dịch, làm sạch địa bàn, giảm mức độ nguy cơ dịch bệnh để “vùng đỏ” dần thành “vùng xanh”.

Để giải quyết việc lưu thông hàng hoá, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Giao thông vận tải thống kê toàn bộ lái xe đường dài, tập trung tiêm vaccine phòng Covid-19 cho đối tượng này. Bộ Y tế nghiên cứu, rà soát lại quy định xét nghiệm định kỳ cho lái xe vận tải hàng hoá.

Các địa phương cần huy động cả hệ thống chính trị, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chia sẻ khó khăn trong những ngày giãn cách; có các phương án phân phối hàng hoá đến người dân, tổ chức các điểm bán hàng an toàn…

Nghiêm túc, kịp thời khắc phục những hạn chế

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần tận dụng “giờ vàng, ngày vàng, tuần vàng” để thực hiện các nhiệm vụ hiệu quả hơn. Cơ bản đồng tình với các ý kiến tại cuộc họp, Thủ tướng lưu ý, nhấn mạnh một số nội dung.

Các ý kiến thống nhất đánh giá tình hình đang diễn biến hết sức phức tạp tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và một số tỉnh duyên hải miền Trung. Dự báo trong những ngày tới, tình hình có thể phức tạp hơn nếu không có những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả.

Thủ tướng: Tận dụng “giờ vàng, ngày vàng, tuần vàng”
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các tỉnh phải thực hiện nghiêm việc cập nhật tình hình dịch bệnh lên hệ thống thông tin. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Thời gian vừa qua, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh có dịch đã nỗ lực hết mình, đặc biệt là các đồng chí bí thư, chủ tịch, lãnh đạo các cấp, thể hiện rất rõ tinh thần nêu gương, tất cả vì tính mạng, sức khỏe nhân dân, huy động được cả hệ thống chính trị và kêu gọi, vận động, truyền cảm hứng cho nhân dân và các doanh nghiệp vào cuộc để phòng, chống dịch và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh tại những nơi có điều kiện.

Nhờ vậy, mặc dù biến chủng vi rút mới lây nhiễm nhanh, mạnh, khó lường, tình hình diễn biến phức tạp trên diện rộng, cơ sở vật chất còn hạn chế, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm do chưa có tiền lệ, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Đằng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ đã thực hiện được những biện pháp hết sức thiết thực, cụ thể và đạt được những kết quả nhất định.

Các kết quả này thể hiện qua số liệu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì an ninh trật tự, từng bước đạt kết quả tích cực trong ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Cùng với đó, tập trung cứu chữa các bệnh nhân để hạn chế tối đa tử vong, không để nhân dân thiếu ăn, thiếu mặc. Tích cực giải quyết các chính sách cho người lao động, người sử dụng lao động một cách hiệu quả khi áp dụng Chỉ thị 16. Các bộ trưởng bám sát tình hình, không câu nệ thời gian, thủ tục, phối hợp chặt chẽ với các địa phương để bảo đảm các nhu cầu phòng chống dịch, lưu thông hàng hóa, trật tự an toàn xã hội. Các địa phương cũng tổ chức đẩy mạnh sản xuất kinh doanh tại những nơi an toàn, có điều kiện, hạn chế tối đa đứt gãy chuỗi cung ứng.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương Thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương và các bộ, ngành đã làm tốt chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, phải thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế như có nơi, có lúc chưa bám sát diễn biến tình hình, chưa dự báo, lường hết được những khó khăn, đặc biệt là sự lây lan nhanh của biến chủng vi rút mới. Có nơi, có lúc bị động, lúng túng, thậm chí bất ngờ, một bộ phận người dân lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, chưa chấp hành nghiêm các quy định, nhất là quy định, hướng dẫn phòng chống dịch. Những điều này khiến kết quả phòng chống dịch tại một số địa phương chưa cao, chưa được như mong muốn.

Việc thực hiện Chỉ thị 16 chưa lường hết được những khó khăn và khả năng đáp ứng của các địa phương nên xảy ra cục bộ một số vấn đề. Việc đáp ứng các yêu cầu về y tế trong phòng chống dịch về tổng thể là tốt nhưng có nơi, có lúc thiếu hụt. Lưu thông hàng hóa có nơi, có lúc còn ách tắc, khan hiếm hàng hóa và các nhu yếu phẩm cần thiết, để người dân kêu ca, phàn nàn. Hướng dẫn của các bộ, ngành có lúc chưa kịp thời, thống nhất nên thực hiện lúng túng. Thông tin chưa toàn diện, đầy đủ, thiếu phân tích, cộng với tác động của các thế lực thù địch, các phần tử xấu… dễ làm một số người dân hoang mang, dao động, lo lắng.

Thủ tướng đề nghị cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các cấp, các ngành phải phân tích, mổ xẻ nghiêm túc, kịp thời khắc phục những hạn chế nói trên để làm tốt hơn.

Dự báo sắp tới, diễn biến dịch bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam còn phức tạp, khó lường, các ca lây nhiễm có thể tăng lên. Còn các ổ dịch tiềm ẩn, chưa phát hiện hết trong cộng đồng. Nếu không có giải pháp tốt thì dễ xảy ra vấn đề phức tạp về an ninh trật tự. Việc thực hiện Chỉ thị 16 nếu không nghiêm dễ dẫn tới chủ quan và gây ra hậu quả nặng nề hơn, do đó, phải có giám sát, kiểm tra, đôn đốc, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, kịp thời. Hoạt động sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp, các chuỗi cung ứng có thể bị tác động mạnh. Đời sống, sinh hoạt của một bộ phận nhân dân trong khu vực cách ly, thực hiện Chỉ thị 16 có thể bị tác động cả về vật chất và tinh thần. Thủ tướng yêu cầu, cần xác định các vấn đề nói trên để chuẩn bị tốt hơn.

Thủ tướng nêu rõ 6 mục tiêu trong thời gian tới. Theo đó, quyết tâm ngăn chặn, kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung. Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân là trên hết, trước hết, không để bất cứ người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các nhu yếu phẩm cần thiết trong cuộc sống; tập trung cứu chữa các ca bệnh, hạn chế thấp nhất các ca tử vong. Giữ vững tình hình an ninh trật tự, bảo đảm an sinh xã hội trong bất cứ hoàn cảnh nào. Kiểm soát chặt chẽ biên giới và các khu cách ly, phong tỏa. Nhanh chóng ổn định tình hình để nhân dân trở lại sản xuất kinh doanh trong điều kiện bình thường. Bảo vệ vững chắc các nhà máy, khu công nghiệp, chuỗi cung ứng toàn cầu và toàn quốc.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các cấp, các ngành bám sát các mục tiêu này, căn cứ tình hình cụ thể để tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Phải thể hiện rõ nét là nơi tin cậy nhất của nhân dân

Về quan điểm chỉ đạo, Thủ tướng nêu rõ tinh thần nhất quán chống dịch như chống giặc, tích cực, hiệu quả hơn nữa trong chuyển trạng thái từ phòng ngự sang tấn công. Trong đó, lấy phòng dịch là chiến lược, cơ bản, lâu dài, quyết định. Huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, toàn dân để cùng nhau chống dịch, thực hiện các quy định, quy chế, quy trình đã được các cấp có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn. Phát huy tối đa tinh thần tự lực, tự cường, sáng tạo, chủ động của các cấp, các ngành đến tận cơ sở, từng cơ quan, đơn vị, nhà máy.

Công tác xét nghiệm phải chủ động, nhanh chóng, khoanh vùng, bao vây, dập dịch hiệu quả ở những nơi nguy cơ cao, những nơi có dịch bệnh, đặc biệt là những nơi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin theo thứ tự ưu tiên đã được quy định, bảo đảm kịp thời, an toàn, hiệu quả, khoa học, không gây phiền hà cho nhân dân, không gây ách tắc giao thông, không gây lây nhiễm cho cộng đồng.

Các bộ, ngành, cơ quan có trách nhiệm liên quan phải phối hợp chặt chẽ cùng cộng đồng doanh nghiệp, huy động sức mạnh của toàn dân, cả hệ thống chính trị để tăng cường ứng dụng các công cụ công nghệ một cách chặt chẽ, rộng rãi, tất cả vì sức khoẻ, lợi ích của nhân dân. Đây cũng là cơ hội đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, xây dựng kinh tế số, xã hội số.

Quan điểm thứ hai, trong lúc này, với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh có diễn biến dịch bệnh phức tạp, ưu tiên số 1 là tập trung phòng chống dịch hiệu quả, nhưng không bỏ qua những cơ hội tận dụng được để thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Thủ tướng lưu ý chỉ những nơi nào đủ điều kiện an toàn mới đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

Quan điểm thứ ba, tình hình mới phải có cách tiếp cận mới, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh, căn cứ điều kiện cụ thể để đưa ra những quyết sách, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, phát huy tối đa tinh thần chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo và cả trong nhân dân, doanh nghiệp. Phòng, chống dịch theo hướng tôn trọng lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân; góp phần chống dịch là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mỗi người dân; nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân.

Thứ tư, cấp uỷ Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị các cấp, các ngành phải thể hiện rõ nét là nơi tin cậy nhất của nhân dân, là nơi có thể biến khó khăn, thách thức thành động lực để phấn đấu, trưởng thành, phục vụ nhân dân tốt hơn. Từ sự tin tưởng của nhân dân, chúng ta kêu gọi, truyền cảm hứng cho nhân dân ủng hộ, tham gia, cùng nhau thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch, sản xuất kinh doanh.

Thứ năm, mỗi xã phường, nhà máy, cơ quan, đơn vị là một pháo đài chống dịch; mỗi người dân là một chiến sĩ xung kích trên mặt trận chống dịch.

Thứ sáu, phải kế thừa, phát huy các biện pháp hiệu quả, thành quả, bài học kinh nghiệm hay, cách làm tốt, nhân rộng những điển hình tiên tiến.

Phúc Chương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025.
Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục thúc đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua hiện có; nghiên cứu phát động thêm các phong trào phù hợp với các nhiệm vụ trọng tâm mà cả nước đang tập trung triển khai, đặc biệt là chuẩn bị phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số", tạo phong trào, khí thế thi đua sôi nổi trong cả nước thực hiện các nhiệm vụ chiến lược.
Xem thêm
Phiên bản di động