--> -->

Thủ tướng đặt vấn đề tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc nhà ở xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn, do đó, các cơ quan phải đặt mình vào địa vị của người có nhu cầu để giải quyết, triển khai các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn...
Cả nước có 655 dự án nhà ở xã hội với quy mô gần 600.000 căn hộ Đẩy mạnh tín dụng cho vay mua nhà ở xã hội

Chiều nay, 6/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.

Nhà ở xã hội phải đầy đủ điều kiện hạ tầng

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, việc phát triển nhà ở xã hội đã được bàn nhiều, nhưng công tác triển khai hiệu quả chưa cao. Chủ trương rất rõ của Đảng, Nhà nước ta là phát triển nhanh nhưng bền vững, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; con người có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, trong đó gồm quyền có chỗ ở.

Hoan nghênh một số địa phương vừa qua đã khởi công các dự án nhà ở xã hội lớn, song Thủ tướng bày tỏ trăn trở khi "đất trong tay chúng ta, tiền có thể huy động, cơ chế, chính sách, thủ tục do ta mà việc xây dựng nhà ở xã hội không chuyển biến hoặc chuyển biến rất chậm".

Thủ tướng khẳng định, nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn, do đó, các cơ quan phải đặt mình vào địa vị của người có nhu cầu để giải quyết, triển khai các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Trong đó, các địa phương đã được giao chỉ tiêu cụ thể về xây dựng nhà ở xã hội, phải coi đây là nhiệm vụ chính trị, với quan điểm lấy con người là trung tâm, là chủ thể, con người là yếu tố quyết định với sự phát triển, mọi chính sách phải hướng đến con người.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận thẳng thắn về một số nội dung: Chỉ tiêu xây dựng nhà ở xã hội giao các địa phương đã phù hợp chưa, từng địa phương có cần làm thêm không; cơ chế, chính sách vướng mắc cần giải quyết; cách huy động nguồn lực; thiết kế, mẫu nhà ở xã hội; khả năng sản xuất hàng loạt; về cách làm, công tác quy hoạch, giao đất, thủ tục hành chính trong triển khai các dự án nhà ở xã hội.

Thủ tướng đặt vấn đề tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc nhà ở xã hội
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Vừa qua một số vướng mắc về thể chế đã được tháo gỡ, nhưng vẫn còn, Thủ tướng đề nghị các đại biểu góp ý cụ thể về vướng mắc pháp lý để đề xuất tháo gỡ ngay tại kỳ họp Quốc hội sắp tới.

Thủ tướng đặt vấn đề tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc nhà ở xã hội, để có các mẫu nhà phù hợp điều kiện, cảnh quan, văn hóa, khí hậu từng vùng miền (miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ), phù hợp nhu cầu người sử dụng mà vẫn khang trang, sáng xanh sạch đẹp. Đồng thời, có thể nghiên cứu việc xây dựng nhà ở xã hội bằng lắp ghép cấu kiện bê tông cốt thép.

Về nguồn lực, Thủ tướng đề cập một số giải pháp đã và đang được triển khai như thành lập Quỹ nhà ở quốc gia; giải ngân gói tín dụng 140 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội mà không tính vào "room" tín dụng của các ngân hàng…

Đặc biệt, về thủ tục, Thủ tướng cho rằng, cần tạo cơ chế, chính sách, kêu gọi doanh nghiệp làm một cách nhanh chóng, cắt giảm thủ tục, với tinh thần vì dân, vì nước.

Thủ tướng đặt vấn đề: Các doanh nghiệp chưa làm vì sao, phải chăng vì chính quyền chưa dám giao việc? Có thể giao trực tiếp cho doanh nghiệp, không cần qua đấu thầu được không, miễn là bảo đảm công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí? Nếu đấu thầu thì phải bảo đảm thực chất, không hình thức, không quân xanh, quân đỏ, tránh tình trạng quy trình rất dài, tốn thời gian mà không mang lại điều gì cả.

Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền địa phương phải đồng hành, hỗ trợ nhà thầu, không để họ cô đơn trên công trường; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của các lực lượng như thanh niên, phụ nữ, phát huy nghệ thuật "chiến tranh nhân dân", ai có gì giúp nấy để tạo sức mạnh tổng hợp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng lưu ý, nhà ở xã hội không có nghĩa là làm ở những chỗ đất "đầu thừa đuôi thẹo", những nơi "khỉ ho cò gáy", không làm được nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội. Phải ưu tiên nhà ở xã hội trước rồi mới đến nhà ở thương mại.

Nhà ở xã hội phải đầy đủ điều kiện hạ tầng (giao thông, y tế, giáo dục, thể thao, xã hội, môi trường…) như nhà ở thương mại, nhưng chỉ khác là nhà nước có các chính sách hỗ trợ. Nhà ở xã hội phải có hình thức mua và thuê mua.

Hoàn thành xây dựng 100 nghìn căn nhà ở xã hội trong năm 2025

Báo cáo tình hình phát triển nhà ở xã hội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành gần 20 văn bản gồm các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, Công điện…với nhiều giải pháp, nhiệm vụ cụ thể và quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tập trung triển khai nhanh, hiệu quả Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030".

Thủ tướng đặt vấn đề tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc nhà ở xã hội
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Theo đó, đến nay trên địa bàn cả nước có 10 địa phương đã đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của địa phương. Đã có 30 địa phương ban hành kế hoạch triển khai Đề án.

Tổng hợp báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước đã quy hoạch 1.309 vị trí với quy mô 9.737 ha đất làm nhà ở xã hội.

Theo đó, hầu hết các địa phương đều dành đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Nhiều địa phương đã quan tâm, dành quỹ đất nhà ở xã hội tại các vị trí thuận lợi, gần các trung tâm đô thị, khu công nghiệp, đảm bảo đáp ứng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội như: Đồng Nai (1.064ha), Quảng Ninh (666ha), Hải Phòng (336ha), Bình Dương (408ha),... Tuy nhiên, còn một số địa phương bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội còn chưa tương xứng với nhu cầu.

Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn cả nước có 655 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai, với quy mô 593.428 căn.

Riêng trong năm 2024, cả nước có 28 dự án với quy mô 20.284 căn đã hoàn thành; 23 dự án với quy mô 25.399 căn đã được cấp phép, khởi công xây dựng; số lượng dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư là 113 dự án, tương đương 142.450 căn.

Năm 2024, số lượng dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư là 113 dự án, tương đương 142.450 căn. Có 26 dự án với quy mô 27.819 căn đã được cấp phép, khởi công xây dựng.

Đến nay có 103 dự án với quy mô 66.755 căn đã hoàn thành. Riêng trong năm 2024 có 28 dự án với quy mô 21.874 căn đã hoàn thành.

Theo báo cáo, các địa phương tính đến thời điểm hiện tại đã có 37/63 Ủy ban nhân dân tỉnh gửi văn bản hoặc công bố trên cổng thông tin điện tử về danh mục dự án tham gia Chương trình với tổng số là 90 dự án, tổng số tiền giải ngân theo Chương trình 120.000 tỷ đồng là 2.845 tỷ đồng. Về mục tiêu năm 2025 sẽ hoàn thành xây dựng 100 nghìn căn nhà ở xã hội.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, chủ trì xây dựng Nghị quyết thí điểm về cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển nhà ở xã hội, bao gồm chính sách lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không thông qua đấu thầu và một số chính sách tháo gỡ vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, hệ thống giáo dục phải được đổi mới sâu rộng, tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo, STEM, ngoại ngữ, kỹ năng số và công nghệ hiện đại. Giáo dục trí tuệ cần đi đôi với giáo dục văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, sức khỏe để hình thành những cá nhân toàn diện.
Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Sáng 14/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tổ chức biểu dương “Nhà giáo Nghệ An tiêu biểu làm theo lời Bác” năm 2025
Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngày tháng 5 – Tháng Công nhân, chứng kiến niềm vui đón nhà mới của những công nhân lao động ngành Đường sắt, chúng tôi cảm nhận được tình cảm, sự đùm bọc lẫn nhau của người lao động một ngành còn những khó khăn, vất vả
Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Nhằm giúp học sinh, phụ huynh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển của từng trường. Từ số liệu cho thấy phụ huynh, học sinh đã nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các quy định, hiểu năng lực học tập và lựa chọn nguyện vọng đăng ký dự tuyển khá hợp lý. Đáng chú ý là không có hiện tượng đăng ký tập trung ở một vài trường.
Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 14/5, trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2025), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên long trọng tổ chức Hội thi kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua mô hình "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh" lần thứ I - năm 2025.
Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, rất thiêng liêng.

Tin khác

Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?

Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?

Nhấn mạnh các vụ án liên quan sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả là vấn đề lớn, nghiêm trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thẳng thắn cho rằng do có sự buông lỏng của một số cơ quan và một số địa phương liên quan. Đồng thời đặt câu hỏi, phải chăng do thiếu tinh thần trách nhiệm; chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ…
Sáng nay (14/5), Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Sáng nay (14/5), Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng nay (14/5), Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Chiều 13/5, chuyên cơ chở Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài, Hà Nội. Khoảnh khắc thiêng liêng và trang nghiêm khi Xá lợi Phật được cung rước từ sân bay Nội Bài về chùa Quán Sứ, qua các tuyến đường chính của Thủ đô trong không khí tôn kính của người dân Hà Nội đã tạo nên một trong những sự kiện tôn giáo quan trọng nhất năm 2025.
Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết 24/NQ-HĐND ban hành Danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục công trình kiến trúc có giá trị để phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị trên địa bàn Thành phố (Đợt 1).
Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ X - năm 2025

Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ X - năm 2025

Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ X - năm 2025 được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác xây dựng Đảng, thu hút sự quan tâm của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội đối với công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; củng cố niềm tin, quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vừa ký ban hành Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW của Ban Chỉ đạo hướng dẫn về một số nội dung trọng tâm về công tác phòng, chống lãng phí. Hướng dẫn nêu 7 hành vi gây lãng phí cần tập trung chỉ đạo phòng, chống.
Kịp thời bố trí kinh phí cho cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí cho cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Giáo dục

Dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Giáo dục

Dự thảo hồ sơ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đăng tải trên Công thông tin điện tử của Bộ để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến. Thời gian lấy ý kiến đến ngày 9/7/2025.
Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chính phủ giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các cơ quan chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.
Xem thêm
Phiên bản di động