Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu cách phát hiện dấu hiệu sạt lở
Thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ sạt lở ở các địa bàn, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên. Nguyên nhân của vấn đề này được Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành lý giải tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023, diễn ra chiều 5/8.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành thông tin về cách phát hiện dấu hiệu sạt lở tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023. (Ảnh: CP) |
Nhắc lại vụ sạt lở ở đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, các chuyên gia, nhà khoa học đã phân tích nguyên nhân gây sạt lở đất, đá.
Cụ thể, với sườn núi, sườn đồi tự nhiên, sự phong hóa đất đá xảy ra từ từ. Đất đá trượt lở một cách từ từ tạo nên sườn dốc tự nhiên.
“Nhưng khi con người cần không gian phát triển, có hoạt động như chuyển đất rừng thành đất trồng cây, san gạt đất làm nhà, làm đường, làm hồ chứa nước, thủy lợi, cấu trúc mặt đất thay đổi”, ông Lê Công Thành nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguy cơ sạt lở ở những nơi này lớn hơn khi xảy ra mưa to.
Ông Lê Công Thành cũng thông tin về cách phát hiện dấu hiệu sạt lở là thấy vết nứt xuất hiện, cây cối trên sườn đồi núi nghiêng theo một hướng hoặc có tiếng nổ trong lòng đất. Khi phát hiện những dấu hiệu này, địa phương cần theo dõi và yêu cầu phải di dời khi nguy cơ lớn.
Về công tác ứng phó, Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết, các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai địa phương đều có bản đồ những điểm nguy cơ sạt lở cao trên địa bàn. Lực lượng thanh niên xung kích phòng chống thiên tai được đào tạo để trước các trận mưa lớn cảnh báo người dân di dời nếu cần thiết.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, khi Luật Phòng thủ quân sự được Quốc hội thông qua, sẽ có lực lượng phòng thủ dân sự địa phương, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp để cùng nhân dân, các cơ quan theo dõi các dấu hiệu vết nứt, cảnh báo sớm sạt lở đất.
Thông tin về việc bắt đầu vào mùa mưa lũ, Thứ trưởng Lê Công Thành cho hay, Thủ tướng đã có công điện chỉ đạo sát sao các tỉnh Tây Nguyên và nhiều địa phương trên cả nước tiếp tục theo dõi, giám sát, khắc phục tình trạng sạt lở. Các địa phương khác cần quyết liệt hơn để theo dõi, khắc phục sạt lở đất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030
Tin khác

Mỗi người dân Thủ đô là một “chiến sĩ môi trường”
Môi trường 24/07/2025 16:59

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ
Môi trường 23/07/2025 18:15

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão
Môi trường 22/07/2025 20:16

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình
Môi trường 22/07/2025 11:02

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3
Môi trường 22/07/2025 10:06

Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3
Môi trường 22/07/2025 10:04

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh
Môi trường 22/07/2025 09:21

EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha
Đô thị 22/07/2025 08:42

Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc
Môi trường 22/07/2025 07:20

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/7: Mưa giông, gió mạnh dần lên cấp 5,6
Môi trường 22/07/2025 06:30