“Thủ phạm” vô tình khiến cơ thể người Việt thừa Cholesterol
Đẩy lùi tình trạng thừa Cholesterol trong cơ thể Không phải chất béo, thực phẩm này mới làm tăng mạnh cholesterol |
Người Việt thừa Cholesterol ở mức đáng báo động
Theo các chuyên gia y tế, thực trạng người Việt Nam thừa Cholesterol trong cơ thể đang ở mức báo động và có xu hướng tiếp tục gia tăng. Trung bình cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người thừa Cholesterol trong cơ thể. Hơn 50% phụ nữ trung niên trong độ tuổi 50-65 tuổi đang trong tình trạng thừa Cholesterol.
Theo điều tra của Bộ Y tế năm 2015, Việt Nam có tỷ lệ người dân gặp vấn đề thừa Cholesterol là 30,2%. Tại Mỹ, theo báo cáo hàng năm của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh, tỷ lệ nam giới thừa cCholesterol là 34,6% và 32,2% ở nữ giới.
![]() |
Theo các nghiên cứu, điều tra, người Việt ăn ít rau, ít cá, nhiều thịt, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây thừa Cholesterol trong cơ thể (Ảnh minh họa) |
Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Hướng Dương, Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội), nhận định: "So sánh với một nước có thu nhập bình quân đầu người lớn nhất thế giới như Mỹ, tỷ lệ người dân thừa Cholesterol của Việt Nam rất đáng báo động".
Cũng theo Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Hướng Dương, Cholesterol là một chất béo quan trọng, cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, nếu hàm lượng Cholesterol trong máu vượt quá ngưỡng cần thiết sẽ làm lắng đọng các mảng lipid, tích tụ lâu ngày sẽ hình thành các mảng xơ vữa động mạch ở thành mạch máu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong như các bệnh nói trên.
Đáng nói, trong hai nguồn sản sinh Cholesterol cho cơ thể là nội sinh (do gan tự tổng hợp) và ngoại sinh (đến từ các thực phẩm), thì nguồn ngoại sinh hầu như là nơi khởi phát chính của tình trạng thừa Cholesterol. Các chuyên gia y tế cho biết, có 5 nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng thừa Cholesterol, trong đó, nguyên nhân chủ yếu đến từ lối sống và chế độ ăn uống.
Cụ thể, việc ăn thực phẩm chứa nhiều Cholesterol được tìm thấy nhiều nhất ở những thức ăn có nguồn gốc từ động vật và mỡ động vật như thịt bò, mỡ bò, thịt lợn, mỡ lợn, thịt cừu, thịt gia cầm béo (vịt, ngỗng nuôi công nghiệp) và nội tạng động vật. Hay việc uống nhiều rượu, bia và các thức uống có gas cũng là Cholesterol trong cơ thể tăng cao.
Theo các nghiên cứu, điều tra, người Việt ăn ít rau, ít cá, nhiều thịt, thừa muối. Bên cạnh đó, người Việt thường có lối sống không khoa học, lành mạnh như lười tập thể dục và ít tham gia các hoạt động thể chất; không kiểm soát cân nặng; hút thuốc...làm tăng lượng Cholesterol xấu gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Ngoài ra, những người mắc các bệnh lý nền như: huyết áp cao và bệnh tiểu đường thường có mức Cholesterol cao hơn bình thường. Bên cạnh đó, một số yếu tố cố định gây ra mức Cholesterol cao không thể thay đổi được như tiền sử gia đình bị bệnh tim, có tình trạng Cholesterol cao...
Bảo vệ sức khỏe cho gia đình từ căn bếp
Cholesterol có vai trò cấu tạo mảng tế bào, cân bằng hormone trong cơ thể và sản xuất vitamin. Do đó, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Bạch Mai, Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khuyến cáo: "Để cải thiện tình trạng dư thừa Cholesterol hiện nay, chúng ta cần bắt đầu thay đổi từ chính căn bếp của mỗi gia đình với chế độ dinh dưỡng hợp lý hơn".
Bà Mai đề xuất 11 nội dung điều chỉnh chế độ dinh dưỡng bao gồm: Bổ sung kiến thức về tháp dinh dưỡng, tăng tiêu thụ rau quả, giảm muối, đường tinh chế, bổ sung chất béo hợp lý, sử dụng nguồn đạm phù hợp, phòng chống thiếu vi chất, suy dinh dưỡng thấp còi, tác hại của rượu bia, kiểm soát cân nặng và uống đủ nước.
Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Ngọc Trung, Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội cũng khuyến cáo người dân cần xây dựng lối sống khoa học để phòng chống các bệnh không lây nhiễm.
Ông Trung chia sẻ: "Mỗi người dân đều có thể điều chỉnh các thói quen hàng ngày để hướng tới sức khỏe tốt hơn. Bên cạnh ăn uống hợp lý, chúng ta nên thường xuyên rèn luyện thân thể, kiểm soát stress, duy trì giao tiếp lành mạnh và cai thuốc lá nếu hút".
Vấn đề chơi thể thao, hoạt động thể chất tại Việt Nam hiện cũng cần được điều chỉnh để giải quyết tình trạng này. WHO khuyến cáo người trưởng thành cần vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. Con số này với lứa tuổi thanh, thiếu niên, đang phát triển thể chất, là 60 phút/ngày.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Cháy xưởng in rộng hàng nghìn m2 ở Phúc Diễn

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Viện lý do đang làm đề tài nghiên cứu để bán đất hiếm không hóa đơn

Dự kiến tăng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề cho giáo viên mầm non, giáo viên trường dự bị đại học

Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Hà Nội: Triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô
Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 189 ca mắc sởi
Y tế 13/05/2025 10:37

Nhiều nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn bệnh viện
Y tế 12/05/2025 20:42

Nguy kịch vì chữa bệnh theo các bài thuốc dân gian
Y tế 11/05/2025 14:16

Thêm cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn
Y tế 10/05/2025 21:15

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số
Y tế 09/05/2025 21:09

Người phụ nữ sốc nhiễm khuẩn nặng vì tiêm khớp vai tại phòng khám tư nhân
Y tế 09/05/2025 15:29

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân
Y tế 08/05/2025 09:43

Hành hung nhân viên y tế là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xã hội lên án
Y tế 08/05/2025 06:04

Dự kiến bé trai bị xe ba bánh cán qua người được ra viện trong 3-5 ngày tới
Y tế 07/05/2025 18:43

Đề nghị hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng
Y tế 07/05/2025 15:23