-->

Thiệt hại do bão số 3 khi vào đất liền đã rất nặng nề

(LĐTĐ) Chiều 7/9, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Cục trưởng Cục Đê điều và phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Phạm Đức Luận cập nhật những thông tin mới nhất về diễn biến, thiệt hại của bão số 3 tính đến thời điểm hiện nay.
Bão Yagi bắt đầu vào đất liền: Gió cực mạnh, mưa như trút, cây đổ la liệt; Hải Phòng- Quảng Ninh mất điện diện rộng Cảnh sát giao thông khẩn trương phân luồng, dọn cây đổ giúp người dân tham gia giao thông Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Tâm bão ở Hạ Long nhưng gió tại Hà Nội rất to

Cục trưởng Cục Đê điều và phòng chống thiên tai Phạm Đức Luận cho biết, vào hồi 13h hôm nay (7/9), vị trí tâm bão trên vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng, cường độ cấp 12-13, giật cấp 16.

Gió thực đo tại Bãi Cháy (Quảng Ninh) cấp 14, giật cấp 17; Cô Tô (Quảng Ninh) cấp 13, giật cấp 16; Cửa Ông (Quảng Ninh) cấp 12, giật cấp 14; Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) cấp 13, giật cấp 14; Cát Hải (Hải Phòng) cấp 7, giật cấp 10; Ba Lạt (Thái Bình) cấp 8, giật cấp 10.

Về mưa, đã có một số trạm mưa lớn như: Cô Tô (Quảng Ninh) 127mm; Cẩm Phả (Quảng Ninh) 123mm; Cát Bà (Hải Phòng) 198mm, Tiền Hải (Thái Bình) 208mm.

Dự báo chiều và đêm nay, bão số 3 sẽ di chuyển vào đất liền. Đến 1h ngày 8-9, cấp 8, giật cấp 10 trên đất liền phía Đông Bắc Bộ. Hiện nay tâm bão đang nằm ở Bãi Cháy, Hạ Long. Tuy nhiên, ở Hà Nội gió đã rất to, nhiều gây gãy đổ.

Về công tác ứng phó, ông Phạm Đức Luận cho biết, đây là cơn bão rất mạnh, mạnh nhất trong 30 năm qua ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Bộ, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt. Đặc biệt đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô lâm rất quan tâm chỉ đạo. Thông tin được cập nhật và cung cấp thông tin cho Văn phòng Trung ương 2 tiếng một lần để báo cáo kịp thời.

Thiệt hại do bão số 3 khi vào đất liền đã rất nặng nề
Cục trưởng Cục Đê điều và phòng chống thiên tai Phạm Đức Luận cập nhật những thông tin mới nhất về diễn biến, thiệt hại của bão số 3.

Thủ tướng Chính phủ liên tiếp ban hành 3 Công điện chỉ đạo các bộ, ban ngành địa phương triển khai ứng phó với bão.

Chiều 5/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà họp trực tuyến với các Bộ ngành và 28 tỉnh, thành phố Bắc Bộ. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban 2 công điện, văn bản chỉ đạo sớm từ ngày 2/9 khi bão còn ở phía Đông Philippine.

Ngày hôm nay, Thủ tướng Chính phủ thành lập Sở chỉ huy tiền phương tại Hải Phòng do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo; và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo tại Quảng Ninh.

Lực lượng chức năng đã kiểm đếm, hướng dẫn cho 51.319 tàu cá với 219.913 người. Toàn bộ tàu thuyền đã vào nơi tránh trú an toàn. Các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh - Nghệ An và Quảng Bình đã cấm biển;

Đã sơ tán 52.979 người trên lồng bè, chòi canh nuôi thuỷ sản, trong các nhà yếu đến nơi an toàn; đồng thời đã bơm tiêu rút nước trên các hệ thống kênh, mương và mặt ruộng; hệ thống các trạm bơm tiêu và các công trình thuỷ lợi đã sẵn sàng vận hành tiêu úng khi có mưa lớn xẩy ra để bảo vệ sản xuất lúa và hoa màu.

Về thiệt hại, đến thời điểm hiện tại ghi nhận thiệt hại 1 người tại Hải Dương bị thiệt mạng do cây đổ khi đang lưu thông trên đường. 5 tàu xi măng, 1 tàu gỗ loại nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu (Quảng Ninh); 146 cây xanh bị đổ (Quảng Ninh 100; Hải Phòng 46); 2 cột điện hạ thế, 1 trạm biến thế bị hư hỏng (Hải Phòng); các huyện Cẩm Phả, Vân Đồn (Quảng Ninh) mất điện diện rộng. Các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình chưa ghi nhận thiệt hại.

“Hiện nay thiệt hại là chưa thống kê được. Tại Quảng Ninh đã không còn ai a đường. Thông tin qua điện thoại, chúng tôi được biết thiệt hại tại Quảng Ninh đã rất nặng nề, đặc biệt là cây xanh gãy đổ, các mái nhà bị lật bay, cửa kính vỡ… Dự kiến trong sáng mai, khi bão đi sâu vào đất liền, hướng vào Hà Nội thì tại Quảng Ninh mới có thể kiểm kê thiệt hại”, Cục trưởng Cục Đê điều và phòng chống thiên tai nêu.

Người dân tuyệt đối không nên ra ngoài đường

Cũng tại họp báo, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (Tổng cục Khí tượng Thủy văn) Hoàng Phúc Lâm đã thông tin thêm về tình hình thời tiết trước ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Thiệt hại do bão số 3 khi vào đất liền đã rất nặng nề
Quảng Ninh chịu thiệt hại nặng nề khi bão đổ bộ.

Theo đó, tại khu vực Quảng Ninh và Hải Phòng sau khi bão đổ bộ, hiện nay khu vực Bãi Cháy ghi nhận sức gió cao nhất. Khi vào đất liền bão có xu hướng suy yếu tuy nhiên các khu vực này gió vẫn còn mạnh đến 19h ngày 7/9.

Ông Hoàng Phúc Lâm cho biết với khu vực Thái Bình, Nam Định đến 16h sẽ có gió mạnh nhất và kéo dài đến 22 giờ. Còn khu vực Hà nội từ 19h trở đi gió sẽ mạnh hơn và kéo dài đến nửa đêm, gần sáng.

Đối với các khu vực ven biển, mưa sẽ còn kéo dài đến khoảng 4-5h sáng ngày 8/9, tại Hà Nội mưa kéo dài đến 9-10h sáng ngày 8/9.

Tại các khu vực trung du miền núi như Tuyên Quang, Hòa Bình, Phú Thọ từ 19h hôm nay (7/9) mưa sẽ tăng và cao điểm trong 8/9, từ đó xuất hiện nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

“Khi bão vào thì hoàn lưu sau bão sẽ còn ảnh hưởng, tàu thuyền neo đậu vẫn còn nguy cơ va đập. Lượng mưa lớn sẽ chấm dứt nhanh tại khu vực Hà Nội, tuy nhiên sẽ kéo dài ở khu vực các tỉnh phía tây với lượng mưa không lớn trong các ngày 9-10/9”, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết.

Nhấn mạnh về những công việc cần triển khai tiếp theo, Cục trưởng Cục Đê điều và phòng chống thiên tai Phạm Đức Luận nêu sẽ thực hiện nghiêm túc 3 công điện của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục theo dõi diễn biến của bão và mưa lũ để chủ động xử lý các tình huống sát với thực tiễn, trong đó tập trung duy trì nghiêm lệnh cấm biển; kiên quyết không để người dân quay trở lại tàu cá, các lồng, bè, chòi canh khi bão đổ bộ, đồng thời đảm bảo an ninh, an toàn cho khu sơ tán dân, cũng như nơi neo đậu tàu thuyền, lồng bè.

Đối với vùng đồng bằng, ven biển, sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra đối với các tuyến đê, nhất là 31 trọng điểm xung yếu trên các tuyến đê biển, đê cửa sông xung yếu hoặc đang thi công từ Quảng Ninh đến Ninh Bình (có vị trí trọng điểm kèm theo) do các tuyến đê này chỉ chống được bão cấp 9, cấp 10 triều 5%. Lực lượng quân đội cần bố trí tại các vị trí xung yếu, sẵn sàng hộ đê khi có yêu cầu.

Đảm bảo hậu cần, nhu yếu phẩm và các điều kiện lưu trú cho người dân tại nơi sơ tán; không để người dân về nhà khi bão chưa tan.

Sẵn sàng lực lượng, vật tư phương tiện để khắc phục ngay sự cố lưới điện. Ở Quảng Ninh có 2 huyện mất điện trên diện rộng do sự cố trạm biến áp. Các hệ thống cột điện bị gãy đổ khá nhiều. Do đó, phải chuản bị sẵn sàng khi bão ngớt khôi phục ngay điện, phục vụ sinh hoạt.

"Lưu ý bà con không ra ngoài đường trong toàn bộ thời gian bão lũ để tránh các tai nạn đáng tiếc do cây đổ đè trúng. Với người dân Thủ đô, trong thời gian này tuyệt đối không nên đi ra ngoài đường", ông Phạm Đức Luận nói.

Đối với miền núi phía Bắc, có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét nên sẽ triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn;

Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; bố trí lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố thông tuyến giao thông;

Kiểm tra, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ chứa xung yếu, đã đầy nước; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống…

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

(LĐTĐ) Sáng 1/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự Lễ khởi công dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Dự buổi lễ còn có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, lãnh đạo tỉnh Bình Dương và các Bộ, ngành Trung ương.
Quy định rõ hiệu lực của giấy tờ được cấp trước khi thực hiện sắp xếp bộ máy

Quy định rõ hiệu lực của giấy tờ được cấp trước khi thực hiện sắp xếp bộ máy

(LĐTĐ) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa góp ý Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước, do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ ô tô lao xuống kênh ở Nam Định ngày mùng 2 Tết

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ ô tô lao xuống kênh ở Nam Định ngày mùng 2 Tết

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 08/CĐ-TTg về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
TP.HCM: Xử lý hơn 1.500 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 5 ngày đầu kỳ nghỉ Tết

TP.HCM: Xử lý hơn 1.500 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 5 ngày đầu kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Ngày 30/1 đại diện Phòng cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt – Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết: Trong 5 ngày đầu của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (từ 25/1 - 29/1), lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Thành phố đã lập biên bản 3.515 trường hợp, trong đó lập biên bản 1.581 trường hợp vi phạm quy định về nồng độ cồn (0 ô tô, 1.505 xe máy, 74 phương tiện khác), tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 433 trường hợp; 14 trường hợp điều khiển xe mà trong cơ thể có chất ma tuý (tạm giữ 14 xe máy), tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 trường hợp.
Bộ Nội vụ đề xuất thành phố Hà Nội được tổ chức 10 phòng thuộc UBND cấp huyện

Bộ Nội vụ đề xuất thành phố Hà Nội được tổ chức 10 phòng thuộc UBND cấp huyện

(LĐTĐ) Đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nội vụ đề xuất được tổ chức 10 phòng thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện, chưa tính số phòng tăng thêm theo quy định của Luật Thủ đô và phòng được thí điểm thành lập.
Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày đầu xuân mới

Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày đầu xuân mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 29-1 (mùng 1 Tết), Chủ tịch nước Lương Cường đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khát vọng vươn mình của Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khát vọng vươn mình của Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Năm cũ vừa khép lại với nhiều thành công, Hà Nội cùng cả nước đang bước vào năm mới với nhiều khí thế, niềm vui và kỳ vọng.
Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường

Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường

Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, đúng thời khắc Giao thừa thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Lương Cường có thông điệp chúc Tết gửi đến đồng bào, đồng chí và chiến sỹ cả nước, cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Xem thêm
Phiên bản di động