Thi tuyển THPT 3 hay 4 môn không ảnh hưởng đến sự công bằng của thí sinh
Sơ khảo cuộc thi Tài năng nhí Việt Nam khu vực phía Nam: Hé lộ nhiều thí sinh chất lượng Gần 4.600 thí sinh dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp trung học phổ thông |
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ 2/2023 tổ chức chiều 3/3, một số cơ quan báo chí đã đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho ý kiến về việc lựa chọn môn thi vào lớp 10 THPT của các địa phương hiện nay. Nhất là vấn đề công bằng và giảm áp lực cho thí sinh đang được dư luận quan tâm khi có địa phương tổ chức thi chọn thi 3, 4 môn hoặc xét tuyển vào lớp 10. Bên cạnh đó một số ý kiến cho rằng hệ số nhân đôi môn văn, toán không còn phù hợp với giáo dục hiện nay.
Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn khẳng định Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư về quy chế tuyển sinh THPT, việc tổ chức thi tuyển, xét tuyển hay kết hợp thi tuyển và xét tuyển giao quyền chủ động cho các địa phương thực hiện. Theo đó, các Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tham mưu Ủy ban nhân dân (UBND) để phê duyệt kế hoạch, quyết định môn thi, hình thức thi, hệ số bài thi, điểm cộng...
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn trả lời tại họp báo Chính phủ thường kỳ 2/2023. |
Lý giải tại sao lựa chọn thi hay xét tuyển, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phân tích, khi số lượng thí sinh muốn vào học lớp 10 THPT lớn hơn chỉ tiêu, điều kiện đáp ứng của các trường; hoặc trường chuyên có nhiều học sinh muốn thi vào thì cần thiết phải tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển. Như vậy, các địa phương tùy theo đặc điểm, căn cứ vào số lượng học sinh dự thi và chỉ tiêu thí sinh của các trường ở địa bàn đó có thể tiếp nhận để quyết định phương án phù hợp.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ví dụ ở địa phương mà các trường có số chỗ đáp ứng được nhu cầu của học sinh thì việc xét tuyển đơn giản, không căng thẳng, áp lực.
Ngược lại, tại các thành phố lớn, có trường chuyên… thì việc tổ chức thi, hay xét tuyển sẽ là vấn đề đáng quan tâm. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh, vấn đề quan trọng nhất của việc tổ chức thi, xét tuyển chính là phải đảm bảo công bằng, tin cậy trước tiên, sau đó mới là áp lực.
“Dù thi hay xét tuyển thì áp lực cũng không thay đổi, chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, giai đoạn này sang giai đoạn khác khi cung và cầu có sự chênh lệch lớn. Nếu tổ chức thi thì áp lực dồn về thời gian thi. Nếu xét tuyển dựa trên học bạ thì áp lực dàn trải ra các năm học”, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh.
Nói về việc có sự khác nhau khi lựa chọn thi THPT 3 hoặc 4 môn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay điều này không ảnh hưởng nhiều đến đảm bảo sự tin cậy, công bằng của thí sinh trong nội bộ từng địa phương. Vấn đề quan trọng đối với đầu vào của các trường THPT là yêu cầu năng lực, kỹ năng… giữa các em học sinh. Điều này thì mỗi địa phương, từng trường sẽ có đánh giá rất kỹ khi chọn 3 hay 4 môn thi.
Liên quan đến ý kiến nhân đôi hệ số điểm môn văn, toán không còn phù hợp, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay chương trình giáo dục THPT chú trọng phát triển toàn diện, năng lực cho học sinh.
Bộ đã quy định, với chương trình phổ thông mới thì không còn tính điểm trung bình, không còn hệ số môn học để ghi vào học bạ. Tuy nhiên việc này không có nghĩa là coi nhẹ các môn văn hóa, kiến thức cơ bản, các môn quan trọng như toán, văn.
Đối với việc tổ chức thi vào lớp 10, các trường THPT và địa phương cần phải cân nhắc kỹ tình hình, yêu cầu của trường để từ đó có thể quyết định nhân đôi môn văn, toán hoặc tiếng Anh bởi không phải nhiều em đều có điều kiện học ngoại ngữ như nhau.
Như vậy, vấn đề này hoàn toàn nằm trong quyền tự chủ của các địa phương, các cơ sở giáo dục đào tạo, để tham mưu, trình UBND tỉnh quyết định tùy theo đặc điểm của các địa phương, các trường mà các em thí sinh, học sinh đăng ký dự tuyển.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tin khác
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Giáo dục 01/02/2025 15:55
Khát vọng tuổi trẻ
Giáo dục 30/01/2025 07:48
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Xã hội 27/01/2025 11:16
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông
Giáo dục 26/01/2025 06:03
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ
Giáo dục 25/01/2025 18:28
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Giáo dục 24/01/2025 19:27
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Giáo dục 24/01/2025 18:54
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54