--> -->

Thị trường thực phẩm ngày cận Tết giá ổn định, hàng hóa dồi dào

Ghi nhận tại một số siêu thị, chợ dân sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội sáng ngày 20/1 (tức 29 Tết âm lịch) cho thấy, giá hầu hết các mặt hàng thực phẩm đều không có sự chênh lệch quá lớn so với ngày thường, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như rau củ, thịt lợn… giá tại các chợ vẫn ổn định, mặc dù nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao.
Cho mùa xuân bình yên Phố Hà Nội ngập tràn sắc xuân đón Tết

Dạo quanh các trung tâm thương mại như Top Market, Co.op Mart, MM Mega Market, một số chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội cho thấy, giá hầu hết các mặt hàng thực phẩm đều không có sự chênh lệch quá lớn so với ngày thường, cụ thể, giá khoai tây 20.000 đồng/kg; bắp cải 10.000 đồng/kg; rau sống 20.000 - 25.000 đồng/kg; cà rốt 12.000 đồng/kg; chanh tươi 30.000 đồng/kg; rau muống, rau cải xoong, rau cần 10.000 đồng/bó; rau súp lơ 12.000 - 15.000 đồng/bắp; cà chua 20.000 đồng/kg…

Thị trường thực phẩm ngày cận Tết giá ổn định, hàng hóa dồi dào
Giá rau xanh, thực phẩm ổn định trong những ngày giáp Tết

Theo chia sẻ của một số tiểu thương ở chợ Phùng Khoang (quậnNam Từ Liêm, Hà Nội), giá rau ngày cận Tết rẻ như vậy chủ yếu là do năm nay thời tiết khá thuận lợi, người dân thu hoạch hoa màu ổn định. Đặc biệt, mùa đông năm nay thời tiết thuận lợi tạo điều kiện cho cây trồng phát triển, nên nguồn cung khá dồi dào.

Ông Nguyễn Hưng Thỉnh - Giám đốc Hợp tác xã sản xuất kinh doanh nông nghiệp Phúc Thọ chia sẻ, năm nay thời tiết thuận lợi giúp cây trồng phát triển tốt, không có sâu bệnh nên các hộ nông dân được mùa nông sản. Vì thế, giá thực phẩm, nông sản dịp cuối năm theo đó cũng giữ được mức ổn định, không có nhiều biến động về giá. Tuy nhiên, đây lại là nỗi buồn của người nông dân vì giá thành rẻ sẽ không đủ bù cho chi phí trồng trọt.

Tương tự với giá nông sản, rau xanh, giá mặt hàng thịt lợn, thịt bò tại các chợ dân sinh cũng không ghi nhận sự biến động lớn. Cụ thể, giá thịt bò phổ biến ở mức 250.000 đồng/kg; trong đó nạm gầu, sườn thăn ở mức 250.000 đồng/kg; bắp thăn 270.000 đồng/kg; rẻ sườn 220.000 đồng/kg.

Thị trường thực phẩm ngày cận Tết giá ổn định, hàng hóa dồi dào
Thịt lợn có giá bán ổn định trong ngày 29 Tết

Ngoài ra, giá thủy hải sản cũng có mức tăng nhẹ, trong đó, giá tôm sú ở mức 400.000 đồng/kg (loại 20 con/kg); mực tươi 250.000 đồng/kg. Tương tự mặt hàng thủy sản, giá gà trống (còn lông) cũng tăng từ 20.000 - 30.000 đồng/kg và phổ biến ở mức 140.000 - 150.000 đồng/kg.

Chị Phương, tiểu thương bán thịt lợn ở chợ Hà Đông (quận Hà Đông) cho biết, năm nay không xảy ra dịch bệnh nghiêm trọng nên thịt ở các địa phương đổ dồn về trung tâm đã tạo nên nguồn cung thịt lợn dồi dào. Hơn thế, người tiêu dùng bắt đầu chuộng mua thịt tại các công ty, siêu thị để yên tâm hơn về chất lượng nên giá thịt tại chợ không có nhiều biến động. Thậm chí, sức mua so với mọi năm còn giảm đi rất nhiều.

Không chỉ ở các chợ dân sinh, tại các Trung tâm thương mại, siêu thị lớn như MM Mega Market, Saigon Co.op, Lotte, Aeon, BRG Mart; Top Market… các mặt hàng rau xanh, thịt lợn, thực phẩm cũng có mức giá bán tương đối bình ổn. Cụ thể, tại hệ thống siêu thị Top Market, Big C, rau cải thảo có giá 9.200 đồng/kg; cải ngồng có giá 9.900 đồng/kg; bắp cải trắng có giá 7.600 đồng/kg; súp lơ xanh giá 27.900 đồng/kg; thịt ba chỉ giá 137.000 đồng/kg; sườn non có giá 169.000 đồng/kg… cùng đó, tại hệ thống siêu thị Hapro, ngoài 8 nhóm hàng đăng ký theo chương trình bình ổn thị trường như: Gạo, thịt lợn, thịt gà, trứng, thủy hải sản, dầu ăn, rau củ, thực phẩm chế biến, bánh mứt kẹo), rượu, bia, nước giải khát… trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, điều này giúp người tiêu dùng an tâm lựa chọn, mua sắm thực phẩm những ngày giáp Tết Nguyên đán.

Thị trường thực phẩm ngày cận Tết giá ổn định, hàng hóa dồi dào
Các siêu thị, trung tâm thương mại giá bán ổn định.

Báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, trong dịp Tết Nguyên đán 2023 lượng hàng hóa của các đơn vị phân phối khá dồi dào, đầy đủ, đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã; chất lượng thì đảm bảo, giá cả hợp lý với người tiêu dùng. Tính đến thời điểm này, lượng tiêu dùng tại các siêu thị đang tăng lên mức 20% so với năm trước. Đặc biệt, với tuần cao điểm từ 17 - 21/1, dự kiến lượng khách sẽ tăng gấp 3 - 4 lần so với ngày thường.

Theo đại diện Sở Công Thương Hà Nội, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân Thủ đô trong dịp Tết Nguyên đán 2023, ngoài việc chuẩn bị nguồn hàng đầy đủ, các doanh nghiệp phân phối cũng đưa ra rất nhiều chương trình khuyến mại giảm giá từ 10 - 15% để phục vụ khách hàng, cũng như góp phần bình ổn giá phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân được tốt nhất trong dịp Tết Nguyên đán.

Thị trường thực phẩm ngày cận Tết giá ổn định, hàng hóa dồi dào
Sức mua tại các trung tâm thương mại tăng gấp 3 - 4 lần ngày thường, nhưng giá các mặt hàng được bình ổn.

Cùng với việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa, công tác đảm bảo chất lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu người tiêu dùng cũng được các cơ quan chức năng hết sức quan tâm. Cụ thể, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức 4 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm; cùng đó, Ban chỉ đạo 389 Thành phố cũng đã xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn Hà Nội; bảo đảm tất cả nguồn hàng cung cấp cho thị trường Hà Nội được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.

Đỗ Đạt

Nên xem

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sáng 23/7, Đảng bộ xã Ngọc Hồi long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và các đồng chí đại diện các Ban, Đảng của Thành ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Thanh Trì (cũ) qua các thời kỳ và 162 đại biểu chính thức đại diện cho 1.966 đảng viên thuộc 52 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc.
Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.
TP.HCM: Bắt nhà thiết kế Nguyễn Công Trí liên quan đến đường dây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy

TP.HCM: Bắt nhà thiết kế Nguyễn Công Trí liên quan đến đường dây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy

Ngày 23/7, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, vừa triệt phá đường đây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy do nhà thiết kế Nguyễn Công Trí và đồng phạm thực hiện.
Thị trường chứng khoán: Hướng đến thay đổi về chất và phát triển lên tầm cao mới

Thị trường chứng khoán: Hướng đến thay đổi về chất và phát triển lên tầm cao mới

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ lực cho nền kinh tế, phản ánh sức khỏe, triển vọng và năng lực phát triển quốc gia. Các chuyên gia kinh tế tin rằng, Việt Nam có thể được nâng hạng trong tháng 9 này và tiến tới lọt vào rổ thị trường mới nổi trong thời gian tới.
Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Mới đây, Ban Tổ chức cuộc thi MC nhí toàn quốc 2025 đã công bố thông tin chính thức về mùa thi thứ 12 - một sân chơi uy tín, chuyên nghiệp dành cho thanh thiếu nhi cả nước đam mê với nghề dẫn chương trình.
Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách

Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách

Những mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp đưa ra trong dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đều thiết thực, bám sát thực tiễn và xu thế phát triển hiện đại. Tuy nhiên, để hiện thực hóa những khát vọng đó, cần phải có tầm nhìn chiến lược, sự đầu tư bài bản và đặc biệt là phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách.
Hà Nội triển khai tính năng lấy số thứ tự trực tuyến trên Ứng dụng iHanoi

Hà Nội triển khai tính năng lấy số thứ tự trực tuyến trên Ứng dụng iHanoi

Thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, Thành phố Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Theo đó, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội chính thức triển khai tính năng lấy số thứ tự trực tuyến và đặt lịch hẹn qua Ứng dụng iHanoi từ ngày 21/7/2025 tại tất cả các Chi nhánh. Tính năng này giúp người dân dễ dàng đăng ký số thứ tự tại nhà, tiết kiệm thời gian chờ đợi và chủ động lịch trình cá nhân khi đến làm thủ tục hành chính.

Tin khác

Nhiều công nghệ tiên tiến sẽ được giới thiệu trong Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2025

Nhiều công nghệ tiên tiến sẽ được giới thiệu trong Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2025

Tuần lễ ngành nước Việt Nam - Vietnam water week 2025, với chủ đề “Ngành nước Việt Nam trong kỷ nguyên mới: Thách thức và cơ hội” sẽ diễn ra từ 20-22/8, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.
Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá trong mưa bão

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá trong mưa bão

Trong trường hợp xảy ra thiên tai, các địa phương cần chủ động xử lý các hành vi lợi dụng tình hình để đầu cơ, găm hàng, hoặc tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với nhóm hàng lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng.
Hà Nội dự trữ gần 123 tỷ đồng hàng hóa để ứng phó thiên tai, bão lũ

Hà Nội dự trữ gần 123 tỷ đồng hàng hóa để ứng phó thiên tai, bão lũ

Cùng với phương châm “hậu cần tại chỗ”, nhằm ứng phó với các sự cố thiên tai, bão lũ trong năm 2025, thành phố Hà Nội đã chủ động dữ trự hàng hóa với tổng mức vốn thực hiện là 122,725 tỷ đồng.
Siết chặt quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng để bảo vệ cộng đồng

Siết chặt quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng để bảo vệ cộng đồng

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất các yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.
Infographic - Quản lý thị trường Hà Nội xử lý 2.064 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm 2025

Infographic - Quản lý thị trường Hà Nội xử lý 2.064 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm 2025

Công tác quản lý thị trường thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2025 Theo Sở Công Thương Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2025, các Đội Quản lý thị trường trên địa bàn Thành phố đã đấu tranh, ngăn chặn và xử lý 2.064 vụ vi phạm. Trong đó, số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 33,4 tỷ đồng.
Đột phá dinh dưỡng 6 HMO từ Vinamilk Optimum liên tiếp tạo ấn tượng tại sân chơi quốc tế

Đột phá dinh dưỡng 6 HMO từ Vinamilk Optimum liên tiếp tạo ấn tượng tại sân chơi quốc tế

Được mời tham gia với vai trò diễn giả duy nhất và đầu tiên đại diện Việt Nam tại Hội nghị Phát triển Châu Á 2025 (Growth Asia Summit), diễn ra tại Singapore từ ngày 15 đến 17/7/2025, Vinamilk cùng đột phá 6 HMO đã thu hút sự quan tâm lớn của Hội nghị bởi những đóng góp giúp thiết lập chuẩn dinh dưỡng mới cho trẻ em, đồng thời mở ra hướng đi mới cho ngành sữa khu vực khi giải quyết các trăn trở mang tính thời đại về việc “nuôi con bằng sữa mẹ”.
Mã QR truy xuất nguồn gốc: Hàng rào bảo vệ người tiêu dùng

Mã QR truy xuất nguồn gốc: Hàng rào bảo vệ người tiêu dùng

Trong bối cảnh thực phẩm không rõ nguồn gốc, chứa chất cấm, kháng sinh vượt ngưỡng, sản phẩm kém chất lượng... xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, truy xuất nguồn gốc đang không chỉ là giải pháp kiểm soát chất lượng, mà còn là công cụ bảo vệ sức khỏe cộng đồng, xây dựng niềm tin người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh

Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh

Sáng ngày 16/7, GO! Hưng Yên, một trong những Trung tâm thương mại dịch vụ hiện đại bậc nhất tỉnh Hưng Yên chính thức được tập đoàn Central Retail Việt Nam khai trương và đưa vào hoạt động tại đường Tô Hiệu, phường Phố Hiến, tỉnh Hưng Yên.
Thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống: Chuyển từ nhỏ lẻ sang liên kết chuỗi

Thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống: Chuyển từ nhỏ lẻ sang liên kết chuỗi

Để thúc đẩy phát triển các làng nghề truyền thống, hiện nay, thành phố Hà Nội đã chủ động chuyển hướng phát triển làng nghề theo mô hình liên kết, gắn sản xuất với tiêu thụ, du lịch, đào tạo và đổi mới công nghệ... Từ đó, không chỉ nâng cao chất lượng, thương hiệu, mà còn tạo sự cạnh trạnh cho các sản phẩm làng nghề truyền thống để phát triển bền vững.
Siết chặt quản lý, bảo vệ tiểu thương làm ăn chân chính tại chợ Phùng Khoang

Siết chặt quản lý, bảo vệ tiểu thương làm ăn chân chính tại chợ Phùng Khoang

Ngày 12/7, Đoàn công tác liên ngành phường Đại Mỗ, Hà Nội đã tiến hành kiểm tra một số cơ sở kinh doanh thịt lợn, gia súc, gia cầm trong khu vực chợ Phùng Khoang; đồng thời yêu cầu Ban Quản lý chợ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao công tác quản lý.
Xem thêm
Phiên bản di động