-->

Thị trường nhà chung cư: Giá tăng, hàng khan người mua càng thêm khó

Giá căn hộ chung cư ở Hà Nội vẫn đang neo ở mức cao. Theo thống kê của Savills, căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng chỉ chiếm 12%, còn lại là các phân khúc từ 2 tỷ đồng trở lên, điều này khiến nhiều người mua gặp khó khăn khi nguồn cung khan hiếm, giá lại không ngừng tăng.
Giấc mơ xa khi giá chung cư lập đỉnh Cần hiện đại hóa việc cấp chứng chỉ môi giới bất động sản

“Vỡ mộng” vì chung cư giá cao

Sau 7 năm tích cóp, chị Phạm Diệp Anh, một “dân công sở” cũng có trong tay 1 tỷ đồng để đi mua nhà. Do làm việc tại khu vực quận Hoàn Kiếm và có con học ở khu vực này nên chị mong muốn tìm một căn hộ chung cư gần trung tâm. Tuy nhiên, khi bắt đầu tìm kiếm căn hộ để mua, chị mới tá hỏa khi biết giá của các căn hộ tại các quận xung quanh như Hoàng Mai, Đống Đa đều rơi vào khoảng trên 2 tỷ đồng một căn loại nhỏ (khoảng 40-45m2). Căn lớn hơn một chút có giá từ 2-4 tỷ đồng.

Thị trường nhà chung cư: Giá tăng, hàng khan người mua càng thêm khó
Giấc mơ sở hữu chung cư ngày càng xa vời với người làm công ăn lương. Ảnh minh họa: CT

Với số vốn chỉ có 1 tỷ đồng trong tay, chị Diệp Anh đành từ bỏ ý định mua các căn hộ gần trung tâm. Sau khi tính toán chị quyết định mua một căn hộ chung cư mini ở khu vực quận Đống Đa, cách nơi làm việc của chị hơn 2km. Chia sẻ về việc này, chị Diệp Anh trải lòng: “Mặc dù biết pháp lý của chung cư mini vô cùng lỏng lẻo nhưng tôi vẫn quyết định dồn hết vốn vào mua một căn hộ khoảng 1,1 tỷ đồng với diện tích 40m2. Bởi nếu mua chung cư ở khu vực xa hơn như Đông Anh, Gia Lâm, giá cũng gần 2 tỷ một căn nhỏ, lại xa, không tiện đi lại. Thế nhưng cuối cùng tôi phải “bỏ của chạy lấy người”…”.

Chia sẻ thêm về hành trình “đãi cát tìm vàng” này, chị Diệp Anh cho biết, sau khi đặt cọc tiền mua căn hộ chung cư mini như dự kiến, sau 10 ngày chị đến thanh toán tiền và ký hợp đồng mua nhà, đề nghị chủ đầu tư cho xem sổ đỏ sở hữu khu đất thì đơn vị này không trình ra được. Theo lý giải của chủ đầu tư, thì họ đang “cắm” sổ tại ngân hàng để… xoay vốn và hứa hẹn sẽ lấy về sau 1 tháng nữa. Quá hoảng hốt, chị Diệp Anh liền “quay xe” không dám mua căn hộ này nữa và phải chật vật mới lấy lại được tiền đặt cọc.

“Hiện giờ tôi vẫn đi thuê nhà, cầm 1 tỷ đồng trong tay mà lòng dạ hoang mang, không biết đi đâu về đâu. Giấc mơ chung cư vẫn còn xa vời vợi”, chị Diệp Anh than thở.

Cũng như chị Diệp Anh, chị Nguyễn Thị Chinh ở Thanh Oai (Hà Nội) cũng khó khăn khi đi mua căn hộ chung cư với số vốn hơn 1 tỷ đồng. Chị Chinh cho biết, thu nhập của gia đình chị vào khoảng 25-30 triệu đồng/tháng. Sau nhiều năm tích cóp, chị cũng có trong tay hơn 1 tỷ đồng để mua căn hộ chung cư như mơ ước. Thế nhưng thời điểm này, chị đành ngậm ngùi “quyết” một căn hộ chung cư chuyển nhượng ở quận Hoàng Mai.

Chị Chinh cho biết: “Tôi vừa mua căn chung cư 45m ở khu đô thị Linh Đàm. Mặc dù nơi này bị nhiều người cho rằng quá đông, lộn xộn, kẹt xe… nhưng với số tiền như vậy, tôi không còn lựa chọn nào khác. Cách đây 3 tháng, một căn hộ tương tự ở HH Linh Đàm có giá khoảng 800 - 900 triệu đồng tùy căn, nhưng đến nay đã lên đến trên 1 tỷ đồng. Các khu chung cư mới đang mở bán tại Hoàng Mai, Đống Đa, Long Biên… cũng tầm 2 - 4 tỷ đồng một căn bậc trung, dù có vay được ngân hàng thì cái giá phải trả cũng ngoài khả năng của gia đình tôi”.

Theo con số thống kê quý 3 của Savills, giá căn hộ từ 2 đến 4 tỷ đồng ở Hà Nội chiếm 85% nguồn cung, tăng mạnh từ mức 15% trong năm 2018. Căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng chiếm 12%, còn lại là các căn hộ có giá trên 4 tỷ đồng. Trong khi đó, giá cho thuê căn hộ hiện nay cũng đang tăng mạnh khiến nhiều người tiến thoái lưỡng nan, mua không được mà thuê cũng không xong.

Thiếu hụt nguồn cung căn hộ

Theo đánh giá của Savills, giá căn hộ có xu hướng tăng từ năm 2019. Thủ tục pháp lý kéo dài và chậm phê duyệt dẫn tới nguồn cung mới còn hạn chế. Hà Nội sẽ bố trí 1.868ha cho phát triển nhà ở, bao gồm 1.384ha ở đô thị và 484 ha tại nông thôn. Như vậy, Hà Nội sẽ cần có thêm 19,69 triệu m2 căn hộ (tương đương 166.600 căn) đến năm 2025 để đáp ứng nguồn cầu. Tuy nhiên, sẽ chỉ có thêm 70.000 căn dự kiến được mở bán tới năm 2025, do đó dẫn tới việc thiếu hụt giữa nguồn cung thực tế và theo Chương trình Phát triển Nhà ở, ước tính vào khoảng 96.600 căn.

Còn theo phân tích của sàn Batdongsan.com, quý 3 năm nay thị trường chung cư Hà Nội có mức độ quan tâm tăng nhẹ, giá bán vẫn tiếp tục đà tăng tốt ở phân khúc trung cấp. Trong khi đó, thị trường cho thuê chung cư Hà Nội tiếp tục ghi nhận tăng trưởng giá thuê và mức độ quan tâm tại nhiều quận. Giá thuê nhà phố cũng tăng mạnh tại các quận trung tâm.

Theo báo cáo quý 3 của Vars, nguồn cung chung cư chủ yếu là sản phẩm cao cấp, chiếm 62% lượng giao dịch trên thị trường. Sản phẩm căn hộ bình dân chỉ đạt có 4,7% tổng lượng cung và nằm ở rất xa khu trung tâm. Giá đất nền ở một số dự án bình quân tăng trên 20% so với 2021 và khoảng 5% so với đầu năm. Một số khu vực như Mê Linh, giá bán ở một số dự án được đẩy lên tới 100 triệu đồng/m2. 9 tháng năm 2022, Hà Nội có hơn 8.700 sản phẩm chung cư được Sở Xây dựng Hà Nội phê duyệt đủ điều kiện bán hàng, bằng 49,4% năm 2020 và 32,7% năm 2019.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao động Thủ đô, chuyên gia bất động sản Quản Thành Vinh cho biết, thực tế, những chung cư thương mại khu vực nội thành có giá không dưới 30 triệu đồng/m2. Điều này gây khó cho những người làm công ăn lương, thu nhập khoảng trên dưới 20 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập như vậy để tích lũy mua một căn nhà ở Hà Nội rất là khó nếu như không có nguồn vốn vay khác. Trước đây, có căn hộ chung cư chỉ khoảng 1 - 2 tỷ đồng là có thể mua trả góp, nhưng hiện nay thị trường căn hộ này đã vắng bóng.

Chuyên gia này cho biết, người mua nhà cần cân nhắc các yếu tố về nguồn cung để quyết định chờ đợi hay mua vội một căn hộ. Các yếu tố đó bao gồm: Nguồn cung về nhà ở thương mại từ các dự án mới được bổ sung không nhiều, nguồn cung nhà ở trong quý chủ yếu vẫn từ những dự án đã được triển khai và đang được mở bán. Nguồn cung nhà ở xã hội rất hạn chế, căn hộ giá rẻ hầu như không ghi nhận nguồn cung mở bán mới trong quý 3.

“Nguồn cung bất động sản, nhà ở sẽ còn hạn chế do lượng dự án được mở mới giảm so với các năm trước, trong khi nhiều dự án đã được chấp thuận gặp vướng mắc trong thủ tục đầu tư, pháp lý. Các nguồn vốn bao gồm nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu dành cho lĩnh vực bất động sản đều gặp khó khăn, dẫn đến nguồn cũng giảm. Vì vậy, trong tương lai gần, nguồn cung bất động sản sẽ tiếp tục “tắc nghẽn”. Với số vốn từ 1-2 tỷ đồng, người mua nhà sẽ vẫn khó để mua được căn hộ ưng ý”, chuyên gia cho biết.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng trong mùa cây thay lá

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng trong mùa cây thay lá

Nếu mùa thu là thời khắc của những chiếc lá vàng rơi đầy hoài niệm, thì đầu hạ lại là mùa của sự sống căng tràn, tươi mới đến lạ. Hà Nội trong những ngày đầu hè không chỉ đẹp bởi nắng vàng óng ả rơi nhẹ trên mái phố, mà còn bởi sắc xanh dịu dàng đang hồi sinh trên từng tán cây, từng con đường, từng góc phố.
Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu

Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu

Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ 4 tại Hà Nội, sáng 17/4 đã diễn ra Phiên thảo luận cấp Bộ trưởng với chủ đề "Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu".
Xây dựng môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp

Xây dựng môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp

Trong năm 2024, 100% các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thất đã phát động, hưởng ứng xây dựng môi trường lao động xanh, sạch, đẹp, an toàn.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả để thông tin cho người tiêu dùng và đưa các đối tượng vi phạm ra xét xử theo đúng quy định của pháp luật.
Thuốc giả hậu quả thật

Thuốc giả hậu quả thật

Thuốc được sử dụng để điều trị, kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, nếu người bệnh dùng phải thuốc giả, hoặc thuốc kém chất lượng, thì việc điều trị bệnh không những không mang lại hiệu quả, mà còn gây ra nhiều hậu quả khôn lường.
Đăng tải clip đánh bạc để câu "like" cô gái trẻ bị xử phạt hành chính

Đăng tải clip đánh bạc để câu "like" cô gái trẻ bị xử phạt hành chính

Mới đây, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 trường hợp dàn dựng video clip có nội dung đánh bạc rồi đăng tải lên mạng xã hội Facebook nhằm câu “like”, câu “view”
Công đoàn Dầu khí Việt Nam phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025

Công đoàn Dầu khí Việt Nam phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025

Ngày 17/4, Công đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025. Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Phan Văn Anh dự, phát biểu tại buổi lễ.

Tin khác

Đô thị Sun Group Hà Nam: Sắp vận hành công viên, bàn giao nhà

Đô thị Sun Group Hà Nam: Sắp vận hành công viên, bàn giao nhà

Những ngày qua, đại đô thị Sun Urban City do Sun Group đầu tư tại Hà Nam đã “khuynh đảo” thị trường khi gần 80% quỹ hàng đợt 2 đã hết sau 2 giờ mở bán. Thực tế, nếu nhìn vào tiến độ xây dựng của đại đô thị, chắc chắn không ít nhà đầu tư cũng phải trầm trồ thán phục vì tốc độ xây nhanh không hề thua kém tốc độ họ… “xuống tiền”.
Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Thành phố Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố. Khung giá có hiệu lực từ 14/4/2025.
Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Khi TOD trở thành chuẩn quy hoạch mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững.
The Cosmopolitan: Cuộc đua sở hữu giá trị thương mại đắt giá

The Cosmopolitan: Cuộc đua sở hữu giá trị thương mại đắt giá

Khi thị trường địa ốc đang tái định hình theo xu hướng dịch chuyển nhu cầu, bất động sản toạ lạc tại vùng lõi giao thương - tài chính trọng điểm không đơn thuần là nơi để ở, mà trở thành tài sản đầu tư mang tính chiến lược. Tại Hà Nội, The Cosmopolitan nhanh chóng thu hút sự quan tâm mạnh mẽ, khi khách hàng đang kiếm tìm một nơi an cư, vừa chạy đua để sở hữu một phần của tâm điểm thương mại sôi động nhất Hà Nội.
Dự án BT tại TP.HCM: Sai chồng sai, khó chồng khó

Dự án BT tại TP.HCM: Sai chồng sai, khó chồng khó

Hàng loạt khó khăn, vướng mắc của 6 dự án theo hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) vừa được Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, trong đó đáng chú ý là dự án liên quan đến Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt và Công ty Cổ phần Trung Thủy Lancaster.
Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Kể từ khi bài toán chung cư cũ được nhắc đến, vô số ý tưởng đã được đưa ra và thực hiện, tuy nhiên đều chưa đạt được hiệu quả nhân rộng như mong muốn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này, đó chính là cách nhìn nhận từ các góc độ khác nhau thay vì cùng nhau tìm giải pháp giải quyết. Giờ đây, với việc đặt “trách nhiệm của các bên” lên trước, phải làm tròn “nghĩa vụ” và “trách nhiệm” này rồi mới cân nhắc đến “lợi ích” sẽ là cơ sở để hài hoà giữa bài toán chung cư cũ và tái thiết đô thị.
Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 27/2025/QĐ-UBND về khung giá cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng cho các công trình không sử dụng vốn đầu tư công hoặc nguồn tài chính công đoàn. Quyết định này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 14/4/2025, với mục tiêu đảm bảo tính công khai, minh bạch và giúp người dân dễ tiếp cận nhà ở xã hội.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM  ​​​​​​​

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​

Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Tại sao một số chủ đầu tư chọn nộp tiền thay vì dành 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội

Tại sao một số chủ đầu tư chọn nộp tiền thay vì dành 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội

Trong bối cảnh nhu cầu về nhà ở xã hội (NƠXH) ngày càng tăng cao, việc đảm bảo quỹ đất dành cho loại hình nhà ở này trở thành một vấn đề cấp thiết. Theo quy định, các dự án nhà ở thương mại phải dành 20% quỹ đất để xây dựng NƠXH. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều chủ đầu tư lựa chọn nộp tiền thay vì sử dụng quỹ đất này.
Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn

Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn

Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước, cùng các bộ, ngành, địa phương luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến phát triển nhà ở xã hội với nhiều chính sách và nguồn lực ưu tiên. Đây cũng được xác định là nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ các ngành, địa phương. Để cụ thể hoá các chủ trương này, thành phố Hà Nội đã xây dựng nhiều chính sách đặc thù có đột phá với việc xác định rõ trách nhiệm của Thành phố, của địa phương, của cộng đồng và “cơ hội” đang dần đến nhiều hơn với người dân.
Xem thêm
Phiên bản di động