--> -->

Thi trực tuyến: Nỗ lực thực hiện kiểm tra, đánh giá đúng năng lực học sinh

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều địa phương buộc phải sử dụng hình thức trực tuyến để tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh giữa học kỳ 1 năm học 2021-2022. Bên cạnh việc đảm bảo đường truyền, thách thức mới với các trường là đảm bảo nghiêm túc, công bằng và đánh giá đúng năng lực học sinh.
Hà Nội: Có thể linh hoạt thời gian tổ chức học tập quy chế thi trực tuyến Tiếp thị trực tuyến, làm sao cho hiệu quả?
Thời điểm này, các trường học trên cả nước đang dồn sức chuẩn bị cho việc kiểm tra, đánh giá học sinh giữa học kỳ 1 năm học 2021-2022. Ảnh: Hải Nguyễn
Thời điểm này, các trường học trên cả nước đang dồn sức chuẩn bị cho việc kiểm tra, đánh giá học sinh giữa học kỳ 1 năm học 2021-2022. Ảnh: Hải Nguyễn

Đảm bảo nghiêm túc, công bằng

Theo chia sẻ từ một số trường tại Hà Nội, để đảm bảo tính công bằng, nghiêm túc trong kỳ kiểm tra, nhà trường đã xây dựng phương án tổ chức thi chi tiết, kỹ lưỡng, yêu cầu học sinh và giáo viên thực hiện nghiêm túc.

Tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội), kế hoạch kiểm tra, đánh giá được quy định rõ ràng theo hướng dẫn của các cấp. Theo cô Hồ Thuận Yến - Hiệu trưởng nhà trường, trong suốt quá trình làm bài thi, học sinh phải mở mic, bật camera. Một phòng thi có 2 giáo viên giám sát toàn bộ quá trình làm bài.

Với đề thi, đa số các môn sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm. Nhà trường xây dựng một bộ đề có hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đa dạng, gồm nhiều mã đề, có sự xáo trộn. Với môn Văn và Toán sẽ thi theo hình thức tự luận. Theo đó, các môn thi tự luận được chấm trên phần mềm thi, bài thi trắc nghiệm máy sẽ tự chấm, đảm bảo công bằng cho học sinh.

Tại Trường THCS Nguyễn Công Trứ (Ba Đình, Hà Nội), để quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh giữa học kỳ 1 thuận lợi và đạt hiệu quả cao, giáo viên đã chủ động tổ chức ôn tập nhiều dạng bài trắc nghiệm giúp học sinh làm quen. Đặc biệt, đề thi của các môn tích hợp được thiết kế dưới dạng trắc nghiệm và chia nội dung theo tỉ lệ số tiết dạy.

"Với môn Lịch sử - Địa lý, phân môn Sử có 2 tiết/tuần, phân môn Địa có 1 tiết/tuần thì lượng câu hỏi sẽ chia thành 3 phần, Sử 2 - Địa 1. Với thời gian kiểm tra là 40 phút, đề thi sẽ có 20 câu liên quan đến kiến thức Lịch sử và 10 câu thuộc kiến thức Địa lý.

Kiểm tra trực tiếp là 60 phút nhưng do dịch bệnh nên nhà trường điều chỉnh thời gian bài thi cho phù hợp với tình hình thực tế dạy online. Điều này rất phù hợp với học sinh mới làm quen với sách mới" - cô Lê Thị Oanh - giáo viên Lịch sử của nhà trường - cho biết.

Theo đó, Trường THCS Nguyễn Công Trứ sử dụng phần mềm Azota tạo đề và chọn khung giờ kiểm tra. Khi tạo đề, thầy cô sẽ thao tác chọn định dạng học sinh chỉ được phép làm một lần và biết kết quả sau khi cả lớp đã nộp bài, đảm bảo tính khách quan.

Còn nhiều khó khăn khi thực hiện

Thông qua thực tiễn kiểm tra, đánh giá học sinh theo hình thức trực tuyến, cô Lê Thị Oanh - giáo viên Trường THCS Nguyễn Công Trứ cho biết, hiện nay vẫn còn tồn đọng một số khó khăn.

"Nhiều điểm hạ tầng mạng, sóng viễn thông gặp trục trặc nên học sinh bị mất mạng khi đang làm bài, lúc này giáo viên phải gửi lại đường link làm bài nhiều lần. Bên cạnh đó, việc giám sát học sinh thông qua camera cũng khó đảm bảo tính trung thực" - cô Oanh cho biết.

Bên cạnh những khó khăn trên, cô Hồ Thuận Yến - Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Hoa Thám - cho biết, thời gian này, cả học trò và thầy cô đều gặp khó.

"Những môn tự luận, học sinh sẽ làm ra giấy, chụp lại rồi nộp bài. Lúc này, thầy cô phải chấm chữa trên máy tính rất vất vả. Hy vọng sang tháng 11, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt để thầy trò có thể đến trường" - cô Yến mong mỏi.

Năm học 2021 - 2022 đang bước sang tuần học thứ 8, bên cạnh những địa phương đang triển khai kiểm tra, đánh giá học sinh giữa học kỳ 1, nhiều nơi vẫn chưa thể xác định hình thức kiểm tra.

Tại Cần Thơ, nhiều trường vẫn chưa chốt được phương án kiểm tra, đánh giá học sinh trong thời điểm này. Theo cô Lam Mỹ Linh - Hiệu trưởng Trường THCS An Thới (Bình Thủy, Cần Thơ), nhà trường đang chờ hướng dẫn để quyết định phương án kiểm tra phù hợp nhất.

"Sở GDĐT đang xây dựng phương án kiểm tra, đánh giá, hiện nay chưa có hướng dẫn. Tuy nhiên, nhà trường đã xây dựng 2 phương án là thi trực tiếp và thi trực tuyến.

Nếu học sinh đến trường, nhà trường thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K, đồng thời chia ca, chia phòng lớp trong quá trình kiểm tra. Nếu ứng dụng hình thức thi trực tuyến, nhà trường sử dụng phần mềm kiểm tra có nhiều tính năng như: bảo mật đề thi, xáo trộn đề thi, giới hạn thời gian,... Đồng thời, giám sát chặt chẽ, đảm bảo công bằng, khách quan và đánh giá đúng thực lực học sinh" - cô Linh thông tin.

Theo Thiều Trang/laodong.vn

https://laodong.vn/giao-duc/thi-truc-tuyen-no-luc-thuc-hien-kiem-tra-danh-gia-dung-nang-luc-hoc-sinh-967552.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thúc đẩy các giải pháp thiết thực, khả thi để phát triển giáo dục toàn diện

Thúc đẩy các giải pháp thiết thực, khả thi để phát triển giáo dục toàn diện

Trong khuôn khổ Hội nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28 và 29/7 tại Quảng Ninh, Bộ GD&ĐT đã tổ chức phiên làm việc đầu tiên với sự tham dự của Thứ trưởng Thường trực Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ, lãnh đạo 34 Sở GD&ĐT cùng các cơ sở đào tạo ngành sư phạm và các đơn vị liên quan.
Cán bộ Mặt trận tích cực góp ý Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng các cấp

Cán bộ Mặt trận tích cực góp ý Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng các cấp

Nội dung góp ý tập trung vào các vấn đề trọng tâm như: nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh mới; đẩy mạnh chuyển đổi số trong hệ thống chính trị; xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận “gần dân, sát dân, vì dân”.
Cả nước có trên 7,6 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025

Cả nước có trên 7,6 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tính đến 17h ngày 28/7, hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT ghi nhận 849.544 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học và cao đẳng, với hơn 7,6 triệu nguyện vọng.
Aeneas: Trí tuệ nhân tạo tái sinh ký ức La Mã cổ đại

Aeneas: Trí tuệ nhân tạo tái sinh ký ức La Mã cổ đại

Đối với các nhà sử học và khảo cổ học, mỗi dòng chữ tưởng chừng đơn giản lại là một mảnh ghép vô cùng quý giá trong bức tranh lịch sử La Mã rộng lớn, nhưng đồng thời cũng là một câu đố cực kỳ hóc búa, đòi hỏi sự kiên nhẫn và chuyên môn sâu sắc. Giờ đây, một công cụ trí tuệ nhân tạo mang tên Aeneas, do Google DeepMind phát triển, đang mở ra một hướng tiếp cận hoàn toàn mới để giải mã những thông điệp cổ đại bị thất lạc, hứa hẹn tái kết nối những mảnh rời rạc của lịch sử văn minh La Mã từng tưởng đã đứt đoạn.
Phường Khương Đình: Tiếp tục phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân

Phường Khương Đình: Tiếp tục phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân

Ngày 28/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) phường Khương Đình khoá I (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã tổ chức Kỳ họp thứ 3 (kỳ họp chuyên đề) nhằm kịp thời xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Khai mạc giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An

Khai mạc giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An

Chiều 28/7, Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2025
Phim mới “Có anh, nơi ấy bình yên” nối sóng “Dịu dàng màu nắng”: Chính luận đậm chất đời thường, kịch tính nhưng xúc động

Phim mới “Có anh, nơi ấy bình yên” nối sóng “Dịu dàng màu nắng”: Chính luận đậm chất đời thường, kịch tính nhưng xúc động

Sau khi “Dịu dàng màu nắng” khép lại hành trình 40 tập đầy cảm xúc, khung giờ vàng 21h trên kênh VTV1 sẽ chính thức được tiếp nối bởi bộ phim mới “Có anh, nơi ấy bình yên” tác phẩm chính luận, tâm lý xã hội mang hơi thở thời sự, được kỳ vọng sẽ chạm tới trái tim người xem bằng sự gai góc, chân thực nhưng cũng đầy nhân văn.

Tin khác

Thúc đẩy các giải pháp thiết thực, khả thi để phát triển giáo dục toàn diện

Thúc đẩy các giải pháp thiết thực, khả thi để phát triển giáo dục toàn diện

Trong khuôn khổ Hội nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28 và 29/7 tại Quảng Ninh, Bộ GD&ĐT đã tổ chức phiên làm việc đầu tiên với sự tham dự của Thứ trưởng Thường trực Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ, lãnh đạo 34 Sở GD&ĐT cùng các cơ sở đào tạo ngành sư phạm và các đơn vị liên quan.
Cả nước có trên 7,6 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025

Cả nước có trên 7,6 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tính đến 17h ngày 28/7, hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT ghi nhận 849.544 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học và cao đẳng, với hơn 7,6 triệu nguyện vọng.
Việt Nam vào Top 10 tại Olympic Sinh học Quốc tế 2025 với 4 Huy chương

Việt Nam vào Top 10 tại Olympic Sinh học Quốc tế 2025 với 4 Huy chương

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự Olympic Sinh học Quốc tế (IBO) năm 2025, được tổ chức tại nước Cộng hòa Philippines, đã giành 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế trong đấu trường học thuật quốc tế.
Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) vừa thông tin về kết quả chính thức của đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lí Quốc tế (IPhO) năm 2025 được tổ chức tại nước Cộng hòa Pháp. Theo đó, Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 5 học sinh dự thi và tất cả học sinh đều đoạt Huy chương với 01 Huy chương Vàng, 04 Huy chương Bạc.
Hà Nội: Hơn 1.100 học sinh trúng tuyển bổ sung lớp 10 trường công lập

Hà Nội: Hơn 1.100 học sinh trúng tuyển bổ sung lớp 10 trường công lập

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố danh sách trúng tuyển bổ sung lớp 10 năm học 2025 - 2026 các trường trung học phổ thông (THPT): Phúc Lợi và Minh Quang; danh sách trúng tuyển vào lớp 10 hai trường THPT mới thành lập là Phúc Thịnh và Đỗ Mười.
Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tính đến ngày 22/7, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2025. So với năm trước, điểm sàn năm nay có xu hướng giảm nhẹ ở nhiều ngành, đồng thời mở rộng các phương thức xét tuyển, đặc biệt là kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và bài thi đánh giá năng lực.
Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm

Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định về việc xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm đào tạo giáo viên trình độ đại học, cao đẳng năm 2025.
Điểm sàn đại học năm 2025 nhóm ngành sức khỏe

Điểm sàn đại học năm 2025 nhóm ngành sức khỏe

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Quyết định về việc xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp giấy phép hành nghề trình độ đại học năm 2025.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Xem thêm
Phiên bản di động