Thi nấu chè kho - Nét đẹp văn hoá trong lễ hội Đình Chèm
Giữ nét đẹp văn hóa đi lễ chùa | |
Mừng cưới vàng: Nét đẹp văn hóa đầu xuân |
Lễ hội năm nay diễn ra trong 3 ngày 14, 15, 16/5 âm lịch với các hoạt động như: rước nước từ sông Hồng về Đình Chèm; rước văn từ chùa Chèm về đình Chèm; lễ dâng hương hoa; Ba dân nhập tế.
Ngoài ra lễ hội còn có các hoạt động văn hoá thể thao gồm: hội thả chim bồ câu, hội cờ người, hội thi bơi, giao lưu văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật hát chèo... tạo không khí sôi nổi trong nhân dân.
Lễ hội truyền thống Đình Chèm. |
Trước khi diễn ra lễ hội chính, Ban tổ chức lễ hội phường Thụy Phương đã tổ chức hội thi nấu chè kho. Đây là một nét đẹp văn hoá của Lễ hội Đình Chèm được xã Thụy Phương trước đây (nay là phường Thụy Phương) duy trì từ nhiều năm nay.
Trong đó chè kho là sản phẩm đặc biệt của lễ hội Đình Chèm bởi nó gắn với lễ hội chay chỉ có chè kho, xôi trắng, hương hoa, quả được người dân trong làng cung kính dâng lên lễ thánh. Điều này thể hiện được sự tinh khiết thanh tao và khát vọng hoà bình của người dân xã Thụy Phương nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Dự hội thi năm nay có 9 đội của các tổ dân phố thuộc phường Thụy Phương và 2 tổ dân phố Hoàng Xá, Hoàng Liên 123 phường Liên Mạc. Trước Hội thi, các nguyên liệu đường và đỗ đã được các đội lựa chọn kỹ lưỡng. Đỗ xanh được ngâm và xát bỏ vỏ, làm sạch trước khi các đội bắt đầu đưa vào nồi để nấu chín. Sau đó, các đội tiến hành nắm đỗ và sát nhuyễn đỗ- đây là khâu rất quan trọng đòi hỏi phải được làm tỷ mỉ, cẩn thận để khi nấu xong, chè mềm, mịn. Chảo đồng được tôi qua mỡ, chống dính. Sau đó các đội tiến hành thắng đường, cho bột đỗ vào đánh khi vừa đến độ, chè có màu vàng hơi xậm được đong ra để nén. Miếng chè kho phải có độ ngọt mát và mềm mịn. Đây cũng là các tiêu chí để Ban Giám khảo đánh giá chất lượng sản phẩm của các đội thi.
Kết thúc Hội thi Ban Giám khảo đã trao giải Nhất cho đội của Tổ dân phố Hoàng liên 123, giải Nhì thuộc về tổ dân phố Cầu 7 và giải Ba được trao cho Tổ dân phố Đông Sen. Các đội còn lại đạt giải khuyến khích.
Thông qua các hoạt động của Lễ hội nhằm tri ân công đức của bậc tiền nhân và các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc, đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc bảo vệ, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của Đình Chèm và lễ hội truyền thống Đình Chèm.
Theo sử sách để lại, Đình Chèm còn được gọi là đền Chèm, thờ Đức Ông Lý Ông Trọng cùng Đức Bà Bạch Tĩnh Cung và ông Sứ Nguyễn Văn Chất. Đức Thánh Lý Ông Trọng, người đã có công lớn với hai Triều đại Hùng Duệ Vương và An Dương Vương. Ông cũng là nhà ngoại giao đầu tiên của dân tộc, khi được cử đi sứ sang nước Tần và giúp vua Tần dẹp yên sự quấy nhiễu của quân Hung Nô.
Lễ hội đình Chèm là một lễ hội cổ truyền đặc sắc gắn liền với lịch sử của dân tộc, rất tiêu biểu cho sinh hoạt văn hóa phổ biến trong cư dân nông nghiệp lúa nước đồng bằng sông Hồng. Đồng thời nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, yêu đất nước quê hương của người Việt Nam. Lễ hội ngoài phần lễ còn có phần hội, được tổ chức rất quy mô với những hội thi và các trò chơi truyền thống được diễn ra trong cả 3 ngày như: thi làm chè kho, thi bơi, thi vật, thi bắt vịt nước, chơi cờ người, tổ tôm điếm, chọi gà, đấu vật… Ngoài các chương trình vui chơi còn có giao lưu văn nghệ hát quan họ giữa các làng.
Với giá trị đặc sắc về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, năm 1990 Đình Chèm được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Năm 2016, Lễ hội truyền thống Đình Chèm được Nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Phương Linh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/1: Đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, trời rét
Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1: Kỳ phùng địch thủ
TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05