-->
Cảnh báo tôm hùm đất gây hại:

Thêm “bài học” về kiểm soát sinh vật ngoại lai

(LĐTĐ) Mới đây, câu chuyện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn hỏa tốc đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các ban ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm liên quan đến tôm hùm đất (thường được gọi với tên khác là tôm càng đỏ) một lần nữa gióng lên nỗi lo ngại về loài ngoại lai xâm hại. Cần phải khẳng định, đây là việc làm kịp thời của cơ quan quản lý nhà nước. Song, quanh câu chuyện về tôm hùm đất cho thấy, nhận thức người dân về sinh vật ngoại lai vẫn còn hạn chế…
them bai hoc ve kiem soat sinh vat ngoai lai Phát hành đặc biệt bộ tem sinh vật biển
them bai hoc ve kiem soat sinh vat ngoai lai Điểm đến của những người yêu thích sinh vật cảnh
them bai hoc ve kiem soat sinh vat ngoai lai Sinh vật thí nghiệm

Nhan nhản trên “chợ” mạng

Tìm mua tôm hùm đất không khó. Chỉ cần vào Google gõ chữ “địa chỉ bán tôm hùm đất”, không ít đường link của các nhà hàng chế biến sẵn đồ ăn, cửa hàng bán hải sản tươi sống sẽ hiển hiện cho người có nhu cầu lựa chọn. Các trang bán hàng online phần lớn đều có điểm chung là “quảng cáo” tôm được nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam. Thông tin trên được đăng kèm nhiều hình ảnh về tôm hùm đất tươi bắt mắt.

them bai hoc ve kiem soat sinh vat ngoai lai
Tôm hùm đất được chào mời trên nhiều trang mạng online. Ảnh: Đinh Luyện

Còn trên trang Facebook, tôm hùm đất cũng là loại hàng hóa được chào mời, rao bán công khai. Tại một số tài khoản như: Tôm hùm đất – Crawfish; JavaSeafood Restaurant; Hội đầu bếp Việt Nam… loại tôm này được chào mời với lời quảng cáo thịt dai như tôm sú, bổ dưỡng và ngọt với giá từ 220.000 – 350.000 đồng/kg.

Đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên tôm hùm đất xuất hiện ở Việt Nam. Trước đó, khoảng năm 2017 tại tỉnh Đồng Tháp, đã có hiện tượng tiến hành nuôi tôm hùm đất tự phát. Khi đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiểm tra và chỉ đạo xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, sau nhiều năm im ắng, việc nhân nuôi loài vật này dù không tái diễn song tình trạng buôn bán dưới dạng thực phẩm lại có xu hướng lan rộng.

Tôm hùm đất có nhiều tên tiếng Anh như: Crawfish, Crayfish, Crawdads, Mudbugs, Red Swamp Crayfish. Loài này có nhiều ở Louisiana (Mỹ) nên còn gọi là Louisiana Crayfish, có đặc tính ăn cả động vật sống lẫn động vật chết và cả thực vật.

Tác hại của tôm hùm đất rất lớn, chúng đào hang rất giỏi nên sẽ phá hại hệ thống kênh mương, có thể làm tan hoang các hệ sinh thái bản địa do ăn tạp. Đặc biệt, chúng mang theo nhiều virus gây bệnh trên tôm, kể cả loài giun ký sinh trên động vật có vú và người.

Theo ông Nguyễn Quang Huy - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, tôm hùm đất cạnh tranh thức ăn, nơi sống với loài tôm càng bản địa; lây lan bệnh dịch cho các loài tôm càng bản địa; làm suy giảm nguồn lợi nhóm nhuyễn thể, động vật không xương sống như ngao, nghêu. Ngoài ra, tôm hùm đất còn có đặc điểm đào hang hốc rất tốt nên khi thoát ra môi trường có thể phá hoại các công trình thủy sản, đê điều, kênh mương.

Cần phải khẳng định, tôm hùm đất thuộc Phụ lục II, Danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Tôm hùm đất cũng không có tên trong Phụ lục VIII, Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam (ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản”). Do vậy, việc kinh doanh, tiêu thụ loài này là vi phạm quy định về đa dạng sinh học và thủy sản.

Nhìn nhận vấn đề trên khía cạnh tổng thể, không ít lần ngành nông nghiệp phải lao đao khi các loài sinh vật ngoại lai như: ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, cá lau kính, chồn nhung… bùng phát. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều địa phương trong cả nước. Điều này cho thấy, hoạt động ngăn chặn và kiểm soát bước đầu với sinh vật ngoại lai dường như rất… yếu ớt. Và chỉ đến khi loài sinh vật ngoại lai phát triển ồ ạt thì công tác quản lý, ngăn chặn mới được đẩy mạnh.

Trường hợp ốc bươu vàng là một ví dụ. Theo đó, ốc bươu vàng có xuất xứ ở Nam Mỹ, loài này với đặc trưng là khả năng thích nghi môi trường sống cao gần giống sinh vật ngoại lai là tôm hùm đất. Gần 20 năm trước, loài ốc này được đưa vào nuôi thử nghiệm với kỳ vọng là “cần câu” kinh tế, trở thành nguồn thực phẩm, cung cấp cho người và động vật. Những lợi ích kinh tế ban đầu chưa thấy, chỉ ít năm sau, nạn ốc bươu vàng đã bùng phát trên phạm vi cả nước gây thiệt hại nặng nề đến ngành nông nghiệp.

Câu chuyện sinh vật ngoại lai là “siêu sâu” cũng vậy. Thời điểm năm 2014, loài vật này được nhân nuôi mạnh ở Long An và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trên địa bàn Hà Nội, “siêu sâu” cũng được bán rộng rãi, dùng để sử dụng làm thức ăn cho cá, chim cảnh.

Người viết cũng trực tiếp lần theo nguồn hàng cung cấp sỉ “siêu sâu” tuồn từ Trung Quốc về. Các đơn vị thuộc ngành Nông nghiệp thời điểm đó cũng nhanh chóng chỉ đạo, ra văn bản cấm nuôi và buôn bán loài sinh vật ngoại lai này. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, ở nhiều của hàng buôn bán thức ăn cho chim, cá cảnh loài này vẫn được bày bán.

Cần trang bị kiến thức cho người dân

Theo tìm hiểu, hiện sinh vật ngoại lai nguy hại xâm nhập vào Việt Nam có thể kể đến 3 con đường chính. Thứ nhất, việc xâm nhập có thể thông qua con đường tự nhiên như trôi theo dòng nước, gió, bão… Con đường thứ hai là du nhập qua hoạt động vận chuyển qua lại, buôn bán thương mại hàng hóa giữa các nước, các khu vực trên thế giới. Con đường cuối cùng, sinh vật ngoại lai có thể xâm nhập có chủ đích qua hoạt động buôn bán, gây nuôi.

Mặc dù đã có các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý về nhập khẩu thủy sản, song quanh vấn đề này đang có nhiều bất cập gây khó trong công tác xử lý. Cụ thể, quanh công tác kiểm soát sinh vật ngoại lai hiện giao cho 2 đơn vị cùng xử lý. Ví dụ, ngành Nông nghiệp có trách nhiệm nhập và quản lý các loại giống, cây, con vào Việt Nam, nhưng trách nhiệm quản lý về sinh vật ngoại lai lại do ngành Tài nguyên và Môi trường đảm nhận. Điều này dẫn tới sự lo ngại của dư luận khi chồng chéo, thiếu thống nhất trong việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát.

Ý thức của người dân cũng là vấn đề then chốt. Dễ thấy là, nhiều cá nhân dù biết sinh vật ngoại lai bị cấm kinh doanh, buôn bán và phát tán song họ vẫn hồn nhiên “rao bán” mà không bị các cơ quan chức năng xử lý. Ngoài ra công tác huy động sự vào cuộc kiểm soát của người dân cũng ít được các cơ quan chức năng chú trọng. Cụ thể, dù các cơ quan chức năng cảnh báo song khi người dân phát hiện lại không có niêm yết số điện thoại để liên hệ tới ngành chức năng.

Giải đáp những vấn đề trên với Lao động Thủ đô, ông Nguyễn Quang Huy - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 cho biết, sự chồng chéo trong quản lý, kiểm soát sinh vật ngoại lai giữa 2 cơ quan Nhà nước mà dư luận lo ngại là chưa hoàn toàn đúng. “Thật ra là không có sự chồng chéo mà là hỗ trợ lẫn nhau.

Tôi có quan sát Thông tư 27 năm 2013. Đây là Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quy định các chỉ tiêu xác định các loài sinh vật ngoại lai, lập danh sách các loài sinh vật ngoại lai. Thông tư 35 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng là xác định tiêu chí đánh giá, lập danh sách các loài ngoại lai xâm hại.

Các đối tượng ngoại lai xâm hại như tôm hùm đất vẫn nằm trong danh sách. Còn về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quản lý về việc phát triển nuôi trồng cũng đã có danh mục những loài thủy sản được phép nuôi, sản xuất kinh doanh ở Việt Nam” - ông Nguyễn Quang Huy thông tin.

Theo ông Huy, gần đây loại tôm hùm đất đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định là loài sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Các Bộ, ban, ngành đã có nhiều động thái tích cực vào cuộc kiểm soát. “Thông tư 35 của Bộ Tài nguyên về xác định các loại sinh vật ngoại lai, trong đó tôm hùm đất nằm trong danh mục sinh vật ngoại lai xâm hại, cấm buôn bán, vận chuyển.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có văn bản hỏa tốc gửi cho tất cả các tỉnh, thành phố, tổng cục hải quan, tổng cục thị trường về tăng cường quản lý loài này. Tuy nhiên vẫn có cái hiện tượng nhập lậu qua biên giới Trung Quốc và việc nhập lậu này cũng tương đối là khó kiểm soát” - ông Nguyễn Quang Huy chia sẻ.

Rõ ràng, công tác cảnh báo tôm hùm đất gây hại là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc kiểm soát sinh vật ngoại lai ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, còn có trách nhiệm chung của cả cộng đồng. Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý các sinh vật ngoại lai xâm hại thời gian tới, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng tham gia phát hiện và ngăn chặn sớm sự phát tán, nhất là không nuôi trồng và sử dụng sinh vật ngoại lai.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghịch lý nhiều mặt hàng Tết ở chợ đắt gấp 3 - 4 lần siêu thị

Nghịch lý nhiều mặt hàng Tết ở chợ đắt gấp 3 - 4 lần siêu thị

(LĐTĐ) Với thói quen đi chợ mua hoa quả Tết, năm nay, nhiều người kinh ngạc khi giá hoa quả ở chợ dân sinh cao gấp 3 - 4 lần so với giá bán trong siêu thị. Với giá 170 nghìn đồng 2 quả lê hay 250 nghìn đồng 1 nải chuối, nhiều người đã phải ngậm ngùi “quay xe”.
Đi ngắm băng tuyết dịp Tết cần chú ý những gì?

Đi ngắm băng tuyết dịp Tết cần chú ý những gì?

(LĐTĐ) Trước những diễn biến đột ngột trở lạnh của thời tiết dịp Tết Ất Tỵ, tại các tỉnh miền núi phía Bắc nhiệt độ xuống thấp, thời tiết cực đoan có thể diễn ra ở một số địa bàn, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an đưa ra khuyến cáo về việc, tài xế hạn chế và có thể tạm ngừng lưu thông trên những tuyến đường do mưa tuyết đóng băng gây trơn trượt không điều khiển được phương tiện.
Chợ hoa Tết rực rỡ sắc xuân

Chợ hoa Tết rực rỡ sắc xuân

(LĐTĐ) Những ngày giáp Tết Nguyên đán, phố phường Hà Nội đông vui nhộn nhịp một cách lạ thường, nhà nhà người người rủ nhau đi sắm Tết, chơi Tết. Dù bận đến mấy, người ta cũng phải dành thời gian đi chợ hoa, ngoài chuyện mua hoa và cây cảnh để bài trí nhà cửa, sân vườn đón năm mới còn là thú vui chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh túy của thiên nhiên ban tặng cho con người vào thời khắc giao hòa giữa năm mới và năm cũ.
Hai tuyến tàu điện tại Hà Nội chạy xuyên Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Hai tuyến tàu điện tại Hà Nội chạy xuyên Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(LĐTĐ) Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) thông tin, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện là Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội sẽ vận hành xuyên suốt.
Hàng nghìn phụ nữ Hà Nội ra quân tổng vệ sinh môi trường đón Tết

Hàng nghìn phụ nữ Hà Nội ra quân tổng vệ sinh môi trường đón Tết

(LĐTĐ) Hướng tới mục tiêu tạo ra sự thay đổi toàn diện và sâu rộng, mang tính đột phá trong công tác bảo vệ môi trường nhằm xây dựng một môi trường sống trong lành, bền vững, góp phần thay đổi diện mạo Thành phố; các cấp Hội phụ nữ Hà Nội tích cực tổng vệ sinh môi trường những ngày giáp Tết.
Cả năm 2024 Bamboo Capital đạt 844,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế

Cả năm 2024 Bamboo Capital đạt 844,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế

(LĐTĐ) Năm 2024, Tập đoàn Bamboo Capital đạt doanh thu thuần hợp nhất 4.371,9 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 844,8 tỷ đồng, tăng lần lượt 9% và 394% so với năm 2023.
Tích cực chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết

Tích cực chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 06/CĐ-TTg về việc chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội 26/1: Có nơi có dông, trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội 26/1: Có nơi có dông, trời rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 26/1, khu vực Hà Nội: Trời nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió đông bắc cấp 3.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/1: Đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/1: Đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, trời rét

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, dự báo ngày 25/1, khu vực Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác; sau có mưa vài nơi. Gió đông nam cấp 2-3.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 22/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 21/1, khu vực Hà Nội có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025

Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước từ 21/1 đến 29/1/2025.
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng

Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 20/1/2025, khu vực Hà Nội trời có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ. Trời rét. Nhiệt độ từ 13 - 22 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 19/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung

Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung

(LĐTĐ) Là địa bàn có mật độ dân cư đông đúc với nhiều ngõ nhỏ, phố nhỏ đan xen, phường Đội Cấn cũng như nhiều phường khác trên địa bàn Hà Nội gặp áp lực rất lớn khi triển khai Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, bằng cách huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự linh hoạt trong các phương án nâng cao chất lượng công tác vệ sinh môi trường, đến nay hoạt động thu gom, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn bước đầu đã có nhiều kết quả tích cực.
Xem thêm
Phiên bản di động