--> -->

Tháo gỡ những điểm nghẽn trong phát triển văn hóa

“Hội thảo Văn hoá 2022: Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” sẽ tập trung đánh giá tình hình thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa; việc huy động, bố trí nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hóa và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn.
Nâng tầm tri thức, phát triển văn hoá đọc Tái thiết đô thị để phát huy giá trị văn hóa Trao giải Cuộc vận động thiết kế trang trí thành phố Hà Nội năm 2022
Tháo gỡ những điểm nghẽn trong phát triển văn hóa
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham quan triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” trong khuôn khổ Hội nghị Văn hoá 2021. Ảnh: Hải Nguyễn

Những vấn đề trong phát triển văn hóa

Theo PGS. TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, giáo dục của Quốc hội, văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Trong bối cảnh hiện nay, quan tâm cho phát triển văn hóa không chỉ thể hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng nền tảng tinh thần, động lực, mục tiêu, mà còn là yếu tố hỗ trợ cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều quan điểm, đường lối, chính sách, luật pháp cho phát triển văn hóa.

Nhờ đó, nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn; Xây dựng con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; Nhiều tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được biểu dương, truyền cảm hứng cho toàn xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa nói riêng, xây dựng và phát triển đất nước nói chung; Văn hóa trong chính trị và trong kinh tế bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả, tích cực...

Tuy nhiên, PGS. TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, trong nhiều năm vừa qua, thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa cũng tồn tại một số vấn đề. Trong Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư đã chỉ rõ, đó là: “Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa còn lúng túng, chậm trễ, nhất là trong việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa. Đầu tư cho văn hóa chưa đúng mức, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao… Chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển văn hóa trong thời kỳ mới.

Bên cạnh đó, công tác giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài chưa mạnh; tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại còn hạn chế; chưa coi trọng đúng mức và có biện pháp tích cực để giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, đặc sắc của dân tộc”.

Kết quả là chúng ta “thiếu những tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật lớn, tầm cỡ, phản ánh được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới, có tác dụng tích cực đối với việc xây dựng đất nước, xây dựng con người”.

Tháo gỡ những điểm nghẽn

Theo PGS. TS Bùi Hoài Sơn, hội thảo “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức lần này chính là cách để cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng, Kết luận của Tổng Bí thư để tháo gỡ những điểm nghẽn trong phát triển văn hóa.

Còn theo quan điểm của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thuỷ, văn hóa là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang hoàn thiện dự thảo một Nghị định về vấn đề này để Chính phủ xem xét. Trong đó sẽ đánh giá thực trạng sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ làm văn hóa trong thời gian qua có bất cập khi nhiều nơi bố trí cán bộ chưa đúng với năng lực, sở trường để phát huy năng lực của cán bộ.

Theo Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ, đây là điểm vấn đề lớn và mong tại hội thảo tới sẽ trao đổi thảo luận thêm về vấn đề này để ban hành chính sách lớn trong đào tạo bố trí cán bộ làm văn hoá, qua đó khắc phục những bất cập trong thời gian qua. Thứ trưởng Thủy cũng thông tin, hiện Bộ đang nghiên cứu chính sách đãi ngộ đặc thù đối với các văn, nghệ sĩ như: Múa, xiếc có tuổi nghề ngắn. Khi không còn tham gia trình diễn nữa sẽ bố trí phân công như thế nào cho phù hợp chứ không phải vắt kiệt sức khi đang lao động, còn không đủ sức khoẻ thì cho nghỉ.

Ông Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, văn hoá cần sự phối hợp các ngành với nhau. Hội thảo sẽ là diễn đàn để các giới, cơ quan quản lý, các nhà văn hoá chia sẻ. Với sự tham dự của các nhà lãnh đạo tại hội thảo sẽ xây dựng được thể chế chính sách và nguồn lực cho sự phát triển của văn hoá.

Hội thảo Văn hóa năm 2022 sẽ diễn ra vào ngày 17.12.2022 (từ 8h00 đến 17h30) tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, Trưởng Ban tổ chức Hội thảo nhấn mạnh, qua các tham luận, tổng hợp các ý kiến tại Hội thảo, Ban Tổ chức Hội thảo sẽ có những kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền để xem xét sửa đổi, bổ sung hoàn thiện về vấn đề thể chế, chính sách và cố gắng bảo đảm cho được nguồn nhân lực cũng như các thủ tục tài chính để phát triển văn hóa theo đúng mục tiêu mà Đảng đã nêu ra và đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh khẳng định, Hội thảo sẽ là dịp để bàn luận, thảo luận các vấn đề quan trọng liên quan đến văn hóa để đưa ra các quyết sách đúng, các giải pháp sát với thực tiễn để triển khai tốt hơn, đi vào cuộc sống càng nhanh càng tốt.

Theo Mai Hương/Laodong.vn

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/thao-go-nhung-diem-nghen-trong-phat-trien-van-hoa-1127805.ldo

Nên xem

Lê Quang Liêm góp mặt tại vòng chung kết siêu giải cờ nhanh Speed Chess Championship 2025

Lê Quang Liêm góp mặt tại vòng chung kết siêu giải cờ nhanh Speed Chess Championship 2025

Hai đại diện xuất sắc của cờ vua Việt Nam, kỳ thủ Lê Quang Liêm và Lê Tuấn Minh, vừa chính thức giành quyền tham dự vòng chung kết giải cờ nhanh danh giá Speed Chess Championship 2025. Đây là một thành tích đáng tự hào, khẳng định vị thế của cờ vua Việt Nam trên đấu trường quốc tế.
Lần đầu tiên có tour đêm tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh

Lần đầu tiên có tour đêm tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh

Tối 28/5, quận Ba Đình đã chính thức ra mắt sản phẩm du lịch tour đêm "Tiếng chuông Trấn Vũ" - "Chạm vào linh thiêng, Sống cùng huyền thoại" tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh. Đây là sản phẩm du lịch đêm đầu tiên được thí điểm tại ngôi đền cổ kính bên hồ Trúc Bạch. Dự chương trình có Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà.
Đánh bại Real Betis với tỷ số 4-1, Chelsea vô địch UEFA Conference League 2024/25

Đánh bại Real Betis với tỷ số 4-1, Chelsea vô địch UEFA Conference League 2024/25

Chelsea đã có màn trình diễn tuyệt vời để lật ngược thế cờ và giành chiến thắng vang dội 4-1 trước Real Betis trong trận chung kết UEFA Europa Conference League mùa giải 2024/25, qua đó nâng cao chiếc cúp danh giá trong lịch sử câu lạc bộ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2026 phải có định lượng, rõ kết quả

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2026 phải có định lượng, rõ kết quả

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2026.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 29: Nguyên bỏ vào rừng sau khi gây sự với Hậu, căng thẳng đẩy lên cao trào

“Những chặng đường bụi bặm” tập 29: Nguyên bỏ vào rừng sau khi gây sự với Hậu, căng thẳng đẩy lên cao trào

Tập 29 của bộ phim “Những chặng đường bụi bặm” tiếp tục mang đến những tình tiết đầy kịch tính và cảm xúc khi mâu thuẫn giữa các nhân vật chính ngày càng trở nên gay gắt.
Giá xăng dầu hôm nay (29/5): Giá dầu thế giới quay đầu tăng

Giá xăng dầu hôm nay (29/5): Giá dầu thế giới quay đầu tăng

Hôm nay (29/5), giá dầu thế giới tăng hơn 1% sau khi Mỹ cấm Chevron xuất khẩu dầu từ Venezuela và một số khu vực sản xuất tại Canada bị gián đoạn, trong khi thị trường ngóng chờ động thái tăng sản lượng từ OPEC+. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 64,79 USD/thùng, tăng 1,09%, giá dầu WTI ở mốc 61,68 USD/thùng, tăng 1,31%. Giá xăng trong nước chiều nay dự báo có thể tăng nhẹ.
Telegram, ứng dụng bảo mật hay “vùng tối” trên không gian mạng?

Telegram, ứng dụng bảo mật hay “vùng tối” trên không gian mạng?

Ra đời vào năm 2013, Telegram từng được ca ngợi là biểu tượng của tự do số. Ứng dụng nhắn tin này nhanh chóng trở nên phổ biến toàn cầu nhờ cam kết bảo mật tối đa, không thu thập dữ liệu người dùng, và cho phép giao tiếp ẩn danh.

Tin khác

Trọng Lân - Anh Đào tái hợp trong "Cầu vồng ở phía chân trời"

Trọng Lân - Anh Đào tái hợp trong "Cầu vồng ở phía chân trời"

Sau thành công của "Lối về miền hoa", cặp đôi Trọng Lân - Anh Đào một lần nữa kết hợp trong "Cầu vồng ở phía chân trời" - bộ phim kể về hành trình tìm lại tình yêu của hai gia đình đơn thân giữa cuộc sống hiện đại đầy bộn bề.
Những điều kiêng kỵ cần chú ý trong Tết Đoan Ngọ

Những điều kiêng kỵ cần chú ý trong Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch) là một trong những dịp lễ truyền thống quan trọng của người Việt, còn được gọi là "Tết giết sâu bọ". Bên cạnh các nghi lễ và món ăn truyền thống, ngày này cũng có nhiều điều kiêng kỵ mà người dân thường lưu ý để tránh gặp xui rủi trong nửa cuối năm.
Tái hiện Tết Đoan ngọ trong cung đình xưa tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện Tết Đoan ngọ trong cung đình xưa tại Hoàng thành Thăng Long

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ Tết truyền thống, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đang tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc "Tết Đoan ngọ xưa và nay" nhân dịp Tết Đoan ngọ và Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam: Sẽ đưa xiếc trở lại thời hoàng kim

Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam: Sẽ đưa xiếc trở lại thời hoàng kim

Trải qua biết bao thăng trầm, đã có thời xiếc là môn nghệ thuật ai cũng muốn một lần được xem, thưởng thức, thế rồi cùng với nền kinh tế đang chuyển đổi, đặc biệt là sự lên ngôi của các loại hình nghệ thuật, nhất là mạng xã hội, khán giả “bỗng chốc” rời xa xiếc, khiến ngành xiếc rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Không chấp nhận nghịch cảnh, lãnh đạo Liên đoàn Xiếc Việt Nam và bản thân mỗi nghệ sĩ bằng sức sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn, không ngừng đổi mới về tư duy lẫn hành động quyết tâm đưa xiếc Việt trở lại thời hoàng kim. Đây cũng chính là nội dung cuộc trò chuyện của chúng tôi với NSND, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam Tống Toàn Thắng.
Nơi chắp cánh những ước mơ

Nơi chắp cánh những ước mơ

Những ngày tháng 5, khi tiếng ve bắt đầu ngân lên râm ran giai điệu của mùa Hè, những tán bằng lăng, phượng vĩ nối đuôi nhau dài tít tắp, khoe sắc rợp con đường tới trường, cũng là lúc đám học trò chúng tôi sắp nói lời chia tay.
Cục Di sản Văn hóa yêu cầu khẩn trương kiểm tra sau vụ phá hoại ngai vàng triều Nguyễn

Cục Di sản Văn hóa yêu cầu khẩn trương kiểm tra sau vụ phá hoại ngai vàng triều Nguyễn

Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có phản hồi chính thức và đưa ra yêu cầu khẩn trương sau vụ việc nghiêm trọng tại điện Thái Hòa, Đại nội Huế, khi một nam du khách đã xâm nhập và gây hư hại đến ngai vàng triều Nguyễn - Bảo vật Quốc gia có giá trị vô cùng quý hiếm.
Khai mạc Triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại EXPO Nhật Bản

Khai mạc Triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại EXPO Nhật Bản

Ngày 23/5, tại Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị”. Triển lãm do Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 52 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
Tháng Năm ở Làng Sen

Tháng Năm ở Làng Sen

Tháng Năm trên quê hương Bác, màu xanh của lúa, màu hồng của sen, màu nâu trầm của mái nhà tranh xưa cũ hòa quyện tạo nên một bức tranh đồng quê đầy cảm xúc. Và cũng trong những ngày tháng Năm lịch sử, người dân muôn phương lại trào dâng niềm xúc động, tự hào nhớ về người cha già kính yêu của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bảo tồn di sản thế giới tại Thủ đô: Lấy cộng đồng làm trung tâm

Bảo tồn di sản thế giới tại Thủ đô: Lấy cộng đồng làm trung tâm

Hội thảo quốc tế "Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới: Tiếp cận dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững" không chỉ là diễn đàn trao đổi học thuật, mà còn là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của Việt Nam, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới theo định hướng phát triển bền vững.
Gần 200 hình ảnh, tài liệu quý tại triển lãm “Tài liệu xuất xứ cá nhân”

Gần 200 hình ảnh, tài liệu quý tại triển lãm “Tài liệu xuất xứ cá nhân”

Ngày 21/5, nhân kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (10/6/1995 - 10/6/2025), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ) tổ chức tọa đàm và triển lãm chuyên đề "Tài liệu xuất xứ cá nhân".
Xem thêm
Phiên bản di động