-->

Tháo dỡ “chuồng cọp” mở lối thoát hiểm

Thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tiếp xảy ra những vụ cháy ở các căn hộ tập thể, có lồng sắt kiên cố, không có lối thoát hiểm. Việc cơi nới thêm phần diện tích sử dụng tại các khu chung cư, nhà tập thể cũ tạo thành những “chuồng cọp, lồng chim” gây mất mỹ quan đô thị, đồng thời cũng đặt ra nhiều lo ngại về việc thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn.
Cháy “chuồng cọp”: Không chỉ còn là cảnh báo Vận động nhà dân mở “chuồng cọp” làm cửa thoát hiểm

Nhan nhản “chuồng cọp, lồng chim”

Trên địa bàn Thành phố, không khó để bắt gặp những “chuồng cọp” gia cố thêm ở phần ban công của các căn hộ tập thể cũ của Hà Nội như: Khu tập thể Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), Giảng Võ (quận Ba Đình), Kim Liên (quận Đống Đa), Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân)... được làm kiên cố.

Theo tìm hiểu, tại những khu tập thể cũ này đã được xây dựng cách đây khoảng 40 năm, bề mặt thành tường đều đã mục nát, xuống cấp, lại đang phải “oằn mình” gồng gánh những chiếc lồng sắt chồng chéo, ken đặc lên nhau, khiến nhiều người đi qua đều cảm thấy rùng mình vì lo sợ các khu nhà này có thể sập xuống bất cứ lúc nào.

Thực tế này càng làm nghiêm trọng thêm tình trạng chật chội, chồng chéo không lối thoát ở các khu tập thể cũ. Nếu xảy ra hỏa hoạn, người dân khó để thoát ra, lực lượng chức năng cũng mất “thời gian vàng” để triển khai công tác cứu hộ, vì các lối thoát như ban công, cửa sổ... đều bị bịt kín bởi những song sắt kiên cố, tốn nhiều thời gian phá dỡ.

Tháo dỡ “chuồng cọp” mở lối thoát hiểm
Việc cơi nới thêm phần diện tích sử dụng tại các khu chung cư, nhà tập thể cũ tạo thành những “chuồng cọp, lồng chim” đặt ra nhiều lo ngại về việc thoát hiểm khi có sự cố hoả hoạn.

Nhiều người dân sinh sống tại các khu tập thể cũ chia sẻ, nguy hiểm như vậy, ai cũng biết, nhưng các hộ dân sinh sống tại các khu tập thể này vẫn cơi nới, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu là vì phải mở rộng không gian diện tích sinh hoạt ở những căn hộ vốn đã quá chật hẹp, sau đó phải hàn những rào sắt kiên cố để làm nơi phơi quần áo, nhà bếp, thậm chí nhà vệ sinh... tại các phần diện tích cơi nới thêm. Bà Trần Thị Oánh (khu tập thể Giảng Võ, quận Ba Đình) cho biết, gia đình anh chị tôi đã sống ở đây mấy chục năm rồi. Nhà đông người nên có cơi nới ra thêm một chút nhưng vẫn rất chật chội. Tuy nhiên do hoàn cảnh khó khăn nên không thể chuyển đi sinh sống ở chỗ khác.

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, đến năm 2022, thành phố Hà Nội có khoảng 1.579 chung cư cũ (bao gồm 1.273 nhà thuộc 76 khu chung cư và 306 chung cư cũ độc lập, đơn lẻ) chủ yếu được xây dựng từ những năm 1960 đến 1994 (một số ít nhà xây dựng trước năm 1954) tập trung chủ yếu tại các quận nội thành.

Hiện trạng quản lý, sử dụng phức tạp, đan xen trách nhiệm, quyền sử dụng; diện tích căn hộ chung cư cũ nhỏ, quá tải số người, nhiều hộ dân tự sửa chữa, cơi nới, lấn chiếm không gian chung và do không được duy tu bảo trì thường xuyên nên hệ thống hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng, gây mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, đồng thời cũng đặt ra nhiều lo ngại về việc thoát hiểm trong các sự cố hoả hoạn.

Thực tế cho thấy, các “chuồng cọp” càng kiên cố bao nhiêu thì càng rủi ro cho chính chủ nhà bấy nhiêu. Nhiều vụ cháy nhà dù được phát hiện sớm, nhưng vì “chuồng cọp” khiến nạn nhân không thể thoát ra ngoài. Trong khi đó, lực lượng chức năng lại gặp khó trong việc tiếp cận hiện trường, di chuyển vào trong để cứu người do gặp rào cản, cần thời gian để phá dỡ khung sắt thép.

Liên quan đến vụ cháy xảy ra tại căn nhà của hộ gia đình tại P116, B9 tập thể Kim Liên, ngõ 6, phố Phạm Ngọc Thạch, phường Kim Liên, quận Đống Đa, tháng 4 vừa qua, cơ quan chức năng đã xác định đám cháy do lửa phát cháy tại tầng 1 căn nhà.

Đáng nói, mặc dù đám cháy không lớn, lực lượng chữa cháy có mặt kịp thời và dập tắt đám cháy sớm, tuy nhiên do căn nhà dạng nhà ống, người dân tự ý cơi nới, rào chắn (làm chuồng cọp) xung quanh, nhà nhỏ không có đường thoát làm tăng nhiệt cao và khói bốc nhanh. Vụ cháy dẫn đến hậu quả làm 5 người chết và 2 người bị thương. Vụ việc này một lần nữa đã gióng lên hồi chuông cảnh báo tới các cơ quan quản lý về tình trạng cơi nới bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị và nguy hiểm tại các khu tập thể cũ.

Nhân rộng mô hình mở lối thoát nạn thứ 2

Theo thống kê, trên địa bàn quận Hà Đông có 1.387 nhà ở, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh, nhà tập thể đang bố trí lắp đặt lồng sắt “chuồng cọp”. Tính đến ngày 11/2, Ủy ban nhân dân các phường đã vận động được hàng nghìn hộ gia đình tự giác tháo dỡ lồng sắt “chuồng cọp" mở lối thoát nạn thứ 2.

Tại phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, có 66 tòa nhà tập thể cũ, chủ yếu cao 5 tầng. Hơn 1 năm nay, nhiều căn hộ khu tập thể cũ đã được cắt mở lồng sắt, tạo lối thoát hiểm từ “chuồng cọp”. Ngay sau khi rà soát, khảo sát, nắm tình hình địa bàn, lực lượng chức năng quận, phường đã tuyên truyền, vận động các gia đình mở cửa thoát hiểm tại các nhà tập thể cũ. Sau khi được tuyên truyền, nhiều hộ dân đã đồng tình, hưởng ứng. Khu G1 phường Thanh Xuân Bắc có 70 hộ gia đình sau khi được tổ chức đoàn thể vận động cơ bản đều đồng thuận và đã hoàn thành 100% việc mở lối thoát hiểm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Thanh Xuân Bắc Nguyễn Hoàng Điệp cho hay, sau hơn một năm chính quyền và các đoàn thể vận động, hướng dẫn, hơn 3.350 hộ đã mở lối thoát hiểm, còn trên 300 hộ phường sẽ tiếp tục vận động.

Tháo dỡ “chuồng cọp” mở lối thoát hiểm
Nhiều hộ gia đình trên địa bàn phường Trúc Bạch đã chủ động tháo dỡ, mở lối thoát hiểm thứ 2.

Còn tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, sau khi được tuyên truyền, vận động về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), nhiều hộ gia đình trên địa bàn phường Trúc Bạch đã tích cực, chủ động tháo dỡ, mở lối thoát hiểm thứ 2. Đặc biệt, phường cũng đã huy động lực lượng liên ngành tham gia hỗ trợ các hộ dân về thiết bị, vật tư trong quá trình hàn, cắt và tạo cửa thoát hiểm.

Ông Phạm Ngọc Đức, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Trúc Bạch cho biết, hàng năm, Ủy ban nhân dân phường đã phối hợp với Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Ba Đình tổ chức nhiều buổi tập huấn, tuyên truyền về phòng cháy; hướng dẫn sử dụng phương tiện chữa cháy, thoát nạn khi sự cố xảy ra để người dân nhận thức rõ nguy cơ cháy, nổ có thể xảy ra bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Ngoài việc hỗ trợ người dân tạo lối thoát hiểm, với những hộ gia đình khó khăn, phường đã tặng mỗi nhà một bình cứu hỏa, vận động người dân mua thang dây thoát hiểm và mặt nạ phòng khí độc để chủ động ứng phó nếu có đám cháy xảy ra…

Có thể nói, đối với các chung cư cũ chưa thể cải tạo, xây mới, thì việc mở lối thoát hiểm từ các công trình cơi nới bất đắc dĩ này, dù chỉ là giải pháp tình thế song cần thiết. Về lâu dài và căn cơ hơn, việc xóa "chuồng cọp" không thể chỉ trông chờ vào ý thức, sự tự giác và "biết sợ" của người dân hay việc mở lối thoát hiểm, mà cần đẩy mạnh các dự án cải tạo chung cư cũ bằng cơ chế, chính sách phù hợp…/.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được soạn thảo để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp sắp tới. Quá trình xây dựng dự án Luật, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đưa ra nhiều khuyến nghị, gợi mở quan trọng về tuyển dụng, đào tạo, đánh giá công chức... cho Việt Nam.
Để kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước

Để kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước

Thành công của sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong chặng đường gần 40 năm đổi mới (1986) có sự đóng góp rất quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, hiện nay khu vực này đang gặp rất nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển và cần phải được nhanh chóng tháo gỡ, giải quyết để kinh tế tư nhân trở thành “đòn bẩy” cho một Việt Nam thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tạo điểm nhấn cho Tháng Công nhân

Tạo điểm nhấn cho Tháng Công nhân

Trong Tháng công nhân, Công đoàn Nghệ An sẽ tập trung các hoạt động chăm lo cho người lao động và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người lao động về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Chào đón các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, những ngày này, các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn Hà Nội đã tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường, làm sạch nhà, sạch phố, sạch nơi công cộng, xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Nữ Chủ tịch Công đoàn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Nữ Chủ tịch Công đoàn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Suốt 14 năm gắn bó với ngôi nhà Trung học Cơ sở Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm), cô giáo Nguyễn Hải Bắc được đồng nghiệp và học sinh biết tới là một giáo viên có chuyên môn vững vàng, năng nổ nhiệt tình trong công tác xã hội, chan hòa với đồng nghiệp và là một Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì cán bộ, nhân viên, người lao động.

Tin khác

Hà Nội: Cháy nhà lúc nửa đêm làm 2 người tử vong

Hà Nội: Cháy nhà lúc nửa đêm làm 2 người tử vong

Vụ cháy xảy ra tại ngách 14, ngõ 69 phố Trung Liệt (Đống Đa, Hà Nội). Ngọn lửa bao trùm toàn bộ ngôi nhà (2 tầng, 1 tum), có 3 người trong gia đình đã tự thoát nạn qua lối thoát nạn khẩn cấp, tuy nhiên 2 nạn nhân mắc kẹt bên trong đã tử vong.
Lửa thiêu rụi quán bò tơ ở Nam Từ Liêm và lan sang nhà bên cạnh

Lửa thiêu rụi quán bò tơ ở Nam Từ Liêm và lan sang nhà bên cạnh

Vụ cháy xảy ra vào cuối giờ chiều ngày 3/4 tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình 2, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ngọn lửa thiêu rụi gần như toàn bộ cơ sở này và lan rộng sang tòa nhà bên cạnh.
Cháy nhà lúc rạng sáng khi mẹ vắng nhà, bé trai 2 tuổi tử vong

Cháy nhà lúc rạng sáng khi mẹ vắng nhà, bé trai 2 tuổi tử vong

Vụ cháy xảy ra lúc 1h30 ngày 31/3 tại ngôi nhà cấp 4 của hai mẹ con thôn Yên Vĩnh, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức (Hà Nội). Lực lượng chức năng phát hiện bé trai trong đám cháy và đưa ra ngoài, nhưng cháu đã tử vong. Mẹ cháu bé không có mặt tại nhà khi vụ cháy xảy ra.
Cẩn trọng nguy cơ cháy nổ do đốt cỏ khô và rác thiếu kiểm soát

Cẩn trọng nguy cơ cháy nổ do đốt cỏ khô và rác thiếu kiểm soát

Để phòng ngừa việc cháy lan, cháy lớn do thói quen đốt cỏ, rác của người dân, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân luôn có ý thức, cẩn trọng khi đốt cỏ, rác, tránh gây thiệt hại không đáng có.
Đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy tại lễ hội chùa Hương 2025

Đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy tại lễ hội chùa Hương 2025

Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an thành phố Hà Nội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng an toàn PCCC&CNCH đối với cán bộ nhân viên Ban Quản lý khu di tích, phật tử và chủ các cơ sở, gian hàng, hộ kinh doanh hoạt động tại lễ hội chùa Hương năm 2025.
Hà Nội: Kịp thời giải cứu 8 người trong vụ cháy nhà dân lúc nửa đêm

Hà Nội: Kịp thời giải cứu 8 người trong vụ cháy nhà dân lúc nửa đêm

Vụ cháy xảy ra trong đêm tại tầng 3 của nhà dân - số 49 đường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Tại hiện trường, phương tiện chữa cháy khó tiếp cận do tuyến đường vào hiện trường cháy nhỏ hẹp. Đám cháy đã được lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) cùng người dân dập tắt hoàn toàn, kịp thời đưa 8 người trong cùng gia đình thoát nạn ra ngoài an toàn.
Nỗ lực khắc phục những tồn tại về phòng cháy trước hạn chót 30/3

Nỗ lực khắc phục những tồn tại về phòng cháy trước hạn chót 30/3

Thời điểm này, Ban chỉ đạo Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) các phường trên địa bàn Hà Nội đang tích cực phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn, cứu hộ (CNCH) - Công an thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai các biện pháp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ sở nhà ở nhiều căn hộ và nhà ở kết hợp kinh doanh, nhà trọ khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác PCCC.
Thông tin về sự cố chập điện tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

Thông tin về sự cố chập điện tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

Sáng 18/3, trên mạng xã hội xuất hiện bài đăng kèm nội dung “Nhà H Bệnh viện Phụ sản Trung ương bị cháy tầng 1 và 2”. Bài viết thu hút sự quan tâm của nhiều người, tuy nhiên, đây là sự cố chập điện tại phòng máy (không sử dụng) tại Khoa Chẩn đoán Hình ảnh của bệnh viện.
Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy tại khu tập thể 11 Vọng Đức

Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy tại khu tập thể 11 Vọng Đức

Vụ cháy xảy ra khoảng hơn 11h ngày 18/3/2025 tại nhà dân trong khu tập thể 11 Vọng Đức, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đám cháy xảy ra nằm ở ngoài khu vực cửa sổ, ban công đã được cải tạo thành “chuồng cọp” nên rất khó tiếp cận.
Cẩn trọng khi sử dụng gas, đảm bảo an toàn cháy nổ

Cẩn trọng khi sử dụng gas, đảm bảo an toàn cháy nổ

Cháy, nổ do rò rỉ khí gas tại khu dân cư gây thiệt hại vô cùng nặng nề. Do vậy, cẩn trọng trong sử dụng gas luôn là vấn đề người dân cần đặc biệt chú ý để giảm thiểu nguy cơ thiệt hại về tính mạng và tài sản có thể xảy ra...
Xem thêm
Phiên bản di động