--> -->

Thành công trong xây dựng nông thôn mới nâng cao ở xã Tự Lập

Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020, xã Tự Lập, huyện Mê Linh tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí, làm bước đệm để xây dựng nông thôn mới nâng cao, tiến đến nông thôn mới kiểu mẫu.
Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu và bền vững Tạo tiền đề phát triển du lịch nông thôn ở Thủ đô Hà Nội

Gia đình chị Đỗ Thị Hiền (thôn Yên Bài, xã Tự Lập) tiên phong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương. Trên diện tích 29ha ruộng trũng, trồng lúa hiệu quả thấp, chị Hiền thuê lại của người dân để đầu tư cải tạo thành trang trại trồng hoa ly.

Mỗi năm, trang trại xuất ra thị trường khoảng 2 triệu cành ly, cho doanh thu hàng chục tỷ đồng, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 20-30 lao động với mức thu nhập đạt 6-8 triệu đồng/người/tháng.

Nhờ sản xuất ổn định, năm 2022, sản phẩm hoa ly của gia đình chị Hiền đã được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Mô hình trồng hoa ly của hộ chị Đỗ Thị Hiền là điển hình trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả cao tại xã Tự Lập.

Với quan điểm xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu mà không có điểm kết thúc, thời gian qua, xã Tự Lập quyết tâm huy động sức mạnh tổng hợp, sự hỗ trợ của cấp trên, đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết, nội lực từ sức dân trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Thành công trong xây dựng nông thôn mới nâng cao ở xã Tự Lập
Lãnh đạo huyện Mê Linh tham quan mô hình hoa ly của hộ gia đình chị Đỗ Thị Hiền (Thôn Yên Bài, xã Tự Lập, huyện Mê Linh).

Về xã Tự Lập hôm nay, dễ dàng nhận thấy diện mạo miền quê có nhiều thay đổi, không chỉ các công trình điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng khang trang; địa phương còn huy động nguồn lực từ xã hội hóa đầu tư xây dựng khu tập luyện thể thao, khu vui chơi, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp và đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe, vui chơi của người dân.

Cùng với sự quan tâm của nhà nước, nhân dân địa phương cũng tự nguyện đóng góp ngày công làm mới 16,5 km đường trục thôn, liên thôn.

Đến nay, 100% tuyến đường trên địa bàn xã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa; 100% trục chính nội đồng được cứng hóa. Toàn xã có 5,22km kênh mương cấp 3 được cứng hóa, gần 30km mương đất được nạo vét, khơi thông, đáp ứng tốt nhu cầu tưới tiêu, phục vụ sản xuất của người dân.

Bên cạnh đó, với sự nỗ lực quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, đến nay, 100% trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn xã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 và mức độ 2; 2/2 thôn có nhà văn hóa - khu thể thao, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao của người dân. Tỷ lệ gia đình văn hóa hằng năm của xã đạt trên 90%, 100% thôn đạt thôn văn hóa. Trên địa bàn xã không còn nhà tạm, nhà dột nát.

Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Hiện, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 64 triệu đồng/người/năm. An ninh chính trị được giữ vững ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Qua đánh giá của đoàn thẩm định nông thôn mới nâng cao của thành phố Hà Nội tháng 2/2023, xã Tự Lập đã đạt 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao. Ngày 18/4/2023, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2277/QĐ-UBND về việc công nhận xã Tự Lập đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022.

Đây là sự ghi nhận của các cấp, các ngành đối với nỗ lực, phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tự Lập trong hành trình xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới nâng cao tại địa phương, ông Trần Văn Huệ, Chủ tịch UBND xã Tự Lập cho biết, kết quả này có được nhờ sự quan tâm giúp đỡ của thành phố Hà Nội và huyện Mê Linh cùng với đó là sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự đồng thuận cao của người dân.

Trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao, địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới nâng cao; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai các khoản hỗ trợ và đóng góp của nhân dân. Đồng thời biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu tích cực đóng góp xây dựng quê hương.

Có thể thấy, mặc dù là địa phương hoàn thành xây dựng nông thôn mới cuối cùng (năm 2020), nhưng với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực rất lớn của cấp ủy, chính quyền và sự tham gia của người dân, xã Tự Lập đã "lội ngược dòng", trở thành một trong những xã về đích nông thôn mới nâng cao sớm nhất của huyện Mê Linh.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Công an phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội đã kịp thời giải cứu một nữ sinh viên đại học thoát khỏi bẫy lừa đảo "bắt cóc online" tinh vi. Các đối tượng "ép" nạn nhân tự dàn cảnh thương tích, giả bị bắt cóc để tống tiền gia đình 370 triệu đồng.
Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định bổ sung 33.680 tỷ đồng vào dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Số vốn này được phân bổ cho 5 bộ, cơ quan trung ương và 16 địa phương nhằm thúc đẩy giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025.
Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô với mục tiêu tạo ra một Thủ đô bền vững, trong đó không chỉ có trách nhiệm tạo ra một môi trường sống tốt mà còn có một nền kinh tế sôi động và một xã hội thân thiện và hội nhập.
MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 3 vừa có chỉ đạo “nóng”, yêu cầu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chấn chỉnh các tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh Điện Biên. MB phải tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh tra. Đây là động thái nhằm đảm bảo hoạt động tuân thủ, minh bạch và an toàn tại chi nhánh.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.

Tin khác

Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Bão số 3 đang có những diễn biến phức tạp, tiếp tục mạnh lên và dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa vào trưa đến chiều mai (22/7).
Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, các đội Cảnh sát đường thủy thuộc Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lực lượng kiểm tra, rà soát các khu vực bến đò, điểm neo đậu phương tiện, hộ dân sinh sống trên mặt nước, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp phòng, chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”.
Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và nhiều đô thị lớn sẽ khó được cải thiện nếu không mạnh dạn chuyển đổi phương tiện giao thông. Trong đó, việc thay thế xe máy sử dụng xăng bằng xe điện được xem là giải pháp khả thi, giúp giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Cục Hàng không Việt Nam vừa có công điện gửi tới các đơn vị liên quan trong ngành hàng không, yêu cầu khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 3 (bão Wipha).
Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Sáng 21/7, Đảng ủy phường Đống Đa đã họp khẩn để bàn các biện pháp ứng phó cơn bão số 3 Wipha. Hội nghị đã nhấn mạnh tinh thần chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" và công tác tuyên truyền rộng rãi để đảm bảo an toàn tối đa cho người dân trước diễn biến phức tạp của thiên tai.
Hà Nội sắp mưa rất to kèm giông lốc do ảnh hưởng của bão số 3

Hà Nội sắp mưa rất to kèm giông lốc do ảnh hưởng của bão số 3

Phòng Dự báo khí tượng thủy văn (Đài Khí tượng thủy văn Bắc Bộ) vừa đưa ra cảnh báo đáng chú ý về nguy cơ mưa lớn tại Hà Nội khi bão số 3 đổ bộ.
Hiểu đúng cấp độ bão để chủ động ứng phó an toàn

Hiểu đúng cấp độ bão để chủ động ứng phó an toàn

Thiên tai bão lũ luôn là mối lo ngại thường trực, đặc biệt khi biến đổi khí hậu ngày càng khiến các cơn bão trở nên khó lường. Tuy nhiên nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về các cấp độ gió bão, từ áp thấp nhiệt đới đến những siêu bão có sức tàn phá khủng khiếp. Hiểu rõ tác động của từng cấp bão sẽ giúp bạn chủ động hơn trong công tác phòng ngừa và bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình.
Xem thêm
Phiên bản di động