Tháng 6/2023 phấn đấu khởi công đường Vành đai 4
Sẽ khởi công gói thầu xây lắp dự án thành phần 2.1 trước ngày 30/6 Thạch Thất cần đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính Phải giữ bằng được sông Thiếp ở huyện Đông Anh |
Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái thay mặt Chính phủ, trình bày Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước.
![]() |
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trình bày báo cáo tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH) |
Đáng chú ý, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, những tháng đầu năm 2023, đã tập trung triển khai nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Trong đó, khởi công đồng loạt 12 dự án cao tốc Bắc - Nam với tổng chiều dài 723,7km; tháng 6/2023 sẽ phấn đấu khởi công đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh, Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; thúc đẩy tiến độ Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Ngoài ra, hoàn thành, đưa vào sử dụng 310km đường bộ cao tốc (các tuyến: Mai Sơn - QL45, Phan Thiết - Dầu Giây, Nha Trang - Cam Lâm, Phan Thiết - Vĩnh Hảo) và một số tuyến đường bộ ven biển (Quảng Ninh, Phú Yên, Bình Thuận, Bình Định).
Nhiều vấn đề, dự án tồn đọng, kéo dài được tích cực xử lý, đạt kết quả bước đầu như khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, Thái Bình 2; 3 nhà máy đạm Hà Bắc, Ninh Bình và DAP số 2 Lào Cai...
Chính phủ đang tích cực triển khai các kết luận của Bộ Chính trị về cơ cấu lại Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các ngân hàng thương mại yếu kém.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra. (Ảnh: QH) |
Theo Phó Thủ tướng, trong thời gian tới, Chính phủ đặt mục tiêu thực hiện hiệu quả chính sách người có công, trợ giúp xã hội, an sinh xã hội, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Chính phủ sẽ theo dõi sát tình hình người lao động bị mất việc, giảm giờ làm để có phương án hỗ trợ phù hợp.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW, việc cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang dự kiến thực hiện vào tháng 7/2021. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19, chủ trương này liên tục phải lùi.
Trong khi chưa thực hiện được cải cách chính sách tiền lương, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở. Tuy nhiên trong 3 năm 2019 - 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên chưa thể thực hiện được việc tăng lương cơ sở.
Tại kỳ họp thứ 4 (năm 2022), Quốc hội yêu cầu Chính phủ trong năm 2023 trình cấp có thẩm quyền lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW; quyết nghị tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023. Sắp tới phải thực hiện triệt để cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW là trả lương theo vị trí việc làm và theo chức vụ lãnh đạo quản lý.
Theo Nghị định năm 2004, lương công chức, viên chức được tính bằng lương cơ sở nhân hệ số lương. Với mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng hiện hành, mức lương cao nhất của công chức (loại A1, nhóm 1, bậc 6) là 11,92 triệu đồng/tháng; mức thấp nhất (loại C, nhóm 3, bậc 1) là 2,01 triệu đồng/tháng.
Từ 1/7 tới, khi lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng thì mức lương cao nhất của công chức là 14,4 triệu đồng/tháng; mức thấp nhất là 2,43 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, lương tối thiểu vùng theo tháng áp dụng cho lao động tại các doanh nghiệp ở vùng 1 là 4,68 triệu đồng; vùng 2 là 4,16 triệu đồng; vùng 3 là 3,64 triệu đồng; vùng 4 là 3,25 triệu đồng.
![]() |
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH) |
Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Chính phủ sẽ đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật; nâng cao kỷ cương, đạo đức công vụ. Tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung tiếp tục được thực hiện.
Cùng với đó, Chính phủ xác định đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ, kết thúc điều tra, truy tố các vụ án tham nhũng để đưa ra xét xử. Những vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố cũng sẽ sớm giải quyết…
Trình bày báo cáo thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn về các giải pháp bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm; sớm khắc phục tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm của bộ phận cán bộ, công chức, viên chức; khắc phục tình trạng công chức, viên chức nghỉ việc.
Bên cạnh đó, ông Vũ Hồng Thanh cũng đề nghị, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành để có giải pháp thống nhất, an toàn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Những điều kiêng kỵ cần chú ý trong Tết Đoan Ngọ

Áp lực thi vào lớp 10 trường công ở Hà Nội: Cô trò và phụ huynh cùng dốc hết sức

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Hungary

Hà Nội dự kiến tách làn phương tiện trên một số tuyến đường

Cựu Phó Vụ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Lộc An bị đề nghị từ 12-13 năm tù

Khoảng 1.000 tấn vải thiều Bắc Giang vụ 2025 sẽ được Central Retail tiêu thụ

Hà Nội lọt top 15 thành phố được du khách yêu thích nhất thế giới
Tin khác

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Hungary
Tin mới 28/05/2025 20:42

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Tổng thống Hungary
Tin mới 28/05/2025 19:32

Cơ quan Nhà nước phải tiên phong trong sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
Sự kiện 28/05/2025 17:15

Sửa Luật Quy hoạch: Từ bỏ tư duy không quản được thì cấm
Sự kiện 28/05/2025 15:46

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Tin mới 27/05/2025 21:57

Tăng cường gắn kết kinh tế vì thịnh vượng chung
Tin mới 27/05/2025 21:41

Đại biểu Quốc hội: Cẩn trọng với các quy định về thủ tục tố tụng vắng mặt
Sự kiện 27/05/2025 20:19

Luật Tình trạng khẩn cấp: Phân cấp, phân quyền để ứng phó kịp thời với các tình huống
Sự kiện 27/05/2025 17:35

Cần thiết hình sự hoá hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý
Sự kiện 27/05/2025 16:25

Báo chí Hà Nội tích cực hưởng ứng Cuộc thi và Triển lãm ảnh "Tổ quốc bên bờ sóng"
Sự kiện 27/05/2025 15:01