-->

Tháng 4, mùa phim cách mạng

(LĐTĐ) Những bộ phim về ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước - 30/4/1975 là những thước phim quý giá mà bất cứ ai là người Việt Nam cũng nên xem một lần trong đời để hồi tưởng lại hay để hiểu rõ hơn về một mốc son chói lọi của lịch sử giải phóng đất nước. Trong những ngày tháng 4 khi cả nước thực hiện cách ly xã hội để chống dịch, thì đây chính là lúc để hồi tưởng lại những năm tháng ấy qua từng thước phim.
thang 4 mua phim cach mang Cần lắm những tác phẩm về đề tài Cách mạng
thang 4 mua phim cach mang Người nghệ sĩ mang tên dòng sông

Những thước phim thời chiến

Có thể khẳng định hiếm có nền điện ảnh nào khác trên thế giới có thể bám sát từng bước đi, thậm chí ở trong lòng lịch sử của dân tộc như Việt Nam. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, điện ảnh trở thành một cuốn sách lịch sử sống động ghi dấu ấn đặc biệt khó quên trong lòng mỗi người dân.

thang 4 mua phim cach mang
Cảnh trong phim “Ván bài lật ngửa”

Bộ phim “Nổi gió” của đạo diễn Huy Thành (1966) được chuyển thể từ vở kịch cùng tên của tác giả Đào Hồng Cẩm. Đây là phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam nói về Chiến tranh Việt Nam với bối cảnh miền Nam. Phim khắc họa cuộc đời của hai chị em ruột ở hai đầu chiến tuyến. Người chị tên Vân (diễn viên Thụy Vân đóng) theo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, người em trai tên Phương (diễn viên Thế Anh đóng) một trung úy Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau này Phương trở về, cùng chị đấu tranh cho hòa bình, thống nhất. Bộ phim khiến nhiều khán giả nhiều thế hệ xúc động và không thể quên, “Nổi gió” đồng thời được đánh giá là bộ phim truyền cảm hứng và tinh thần cho công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng miền Nam.

Lấy bối cảnh vùng Đồng Tháp Mười trong thời kỳ chiến tranh, bộ phim “Cánh đồng hoang” (1979) xoay quanh đôi vợ chồng Ba Đô làm nhiệm vụ liên lạc cho bộ đội, sống trong một căn chòi nhỏ giữa sông nước cùng đứa con nhỏ. Ngôi nhà nhỏ giữa cánh đồng rộng lớn hoang vu; sự tĩnh lặng trong ngôi nhà với tiếng máy bay sục sạo trên bầu trời; cái giàu - nghèo trong vật chất và cái mạnh - yếu trong tinh thần... Đạo diện Hồng Sến đã dùng thủ pháp đối lập trong ngôn ngữ điện ảnh để từ đó truyền tải những giá trị nhân văn sâu sắc. Bên cạnh sự dẫn dắt tài tình của đạo diễn Hồng Sến và kịch bản tuyệt vời của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, diễn xuất nhập tâm của dàn diễn viên đặc biệt là nữ diễn viên Thúy An đã cùng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật thực thụ.

“Ván bài lật ngửa” của đạo diễn Lê Hoàng Hoa (1982-1987) là bộ phim truyện nhựa dài 8 tập về đề tài tình báo. Phim mô phỏng quãng đời hoạt động của Phạm Ngọc Thạch, một nhà tình báo có thật ngoài đời của Đảng Lao động Việt Nam hoạt động trong lòng địch trong kháng chiến chống Mỹ. Phim có sự tham gia của những diễn viên tài năng như Nguyễn Chánh Tính, Thúy An, Thanh Lan... Phim tái hiện một xã hội đầy biến động của Sài Gòn lúc bấy giờ. Nội dung mạch lạc, diễn xuất ăn nhập, “Ván bài lật ngửa” được khen ngợi là một đỉnh cao của nền điện ảnh Việt.

Cùng thời điểm, “Biệt động Sài Gòn” của đạo diễn Long Vân gồm 4 tập (1986) tái hiện chiến công “đưa chiến tranh vào thành phố” của lực lượng biệt động thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đan xen trong bối cảnh đạn bom, khói lửa là những câu chuyện tình yêu đầy cảm xúc và giàu ý nghĩa góp phần giúp bộ phim đi sâu vào lòng người, bộ phim đã đưa dàn diễn viên: Thanh Loan (vai Ni cô Huyền Trang), Thương Tín (vai Sáu Tâm), Quang Thái (vai Tư Chung),...bước lên đỉnh vinh quang. Sau 30 năm công chiếu màn ảnh rộng, nhiều lần phát lại trên truyền hình, xuất bản DVD và online, “Biệt động Sài Gòn” vẫn thu hút lượng người xem đông đảo, trở thành bộ phim kinh điển về ngày 30/4 của điện ảnh Việt Nam.

Đến phim những năm 2000

“Giải phóng Sài Gòn” (2005) là bộ phim điện ảnh được sản xuất nhân kỷ niệm 30 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những nhân vật trong phim đều là những nhân vật có thật trong lịch sử như Tổng bí thư Lê Duẩn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Trung ương Cục Miền Nam Phạm Hùng, Đặc phái viên Bộ chính trị Lê Đức Thọ,...Phim tập trung ghi lại những sự kiện chính trong tiến trình Quân Giải phóng tiến vào thành phố Sài Gòn, tái hiện những cảnh bom rơi đạn nổ chân thực, không kỹ xảo. Đạo diễn Long Vân đã mất 13 năm để hoàn thiện bộ phim này. “Giải phóng Sài Gòn” là những thước phim bi tráng và hào hùng về chiến thắng lớn của dân tộc Việt Nam.

“Mùi cỏ cháy” của đạo diễn Hữu Mười (2011) là một bộ phim điện ảnh về sự kiện “Mùa hè đỏ lửa 1972” với trận chiến tại Thành cổ Quảng Trị. Nhân vật chính của tác phẩm là bốn sinh viên Hoàng, Thành, Thăng, Long theo lệnh tổng động viên lên đường nhập ngũ năm 1971 và tham gia chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972. Đặc biệt, kịch bản phim có một số chi tiết dựa trên quyển nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Mặc dù còn nhiều hạn chế trong việc tạo dựng bối cảnh, bộ phim vẫn được đánh giá cao về tính nhân văn sâu sắc khi truyền tải những khát vọng, tình cảm cũng như tôn vinh sự hy sinh cao cả của lớp thanh niên trẻ trong thời kỳ kháng chiến.

Những bộ phim về ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước - 30/4/1975 là những thước phim quý giá mà bất cứ ai là người Việt Nam cũng nên xem một lần trong đời để hồi tưởng lại hay để hiểu rõ hơn về một mốc son chói lọi của lịch sử giải phóng đất nước.Trong những ngày tháng 4 khi cả nước thực hiện cách ly xã hội để chống dịch, thì đây chính là lúc để hồi tưởng lại những năm tháng ấy qua từng thước phim. Có thể khẳng định hiếm có nền điện ảnh nào khác trên thế giới có thể bám sát từng bước đi, thậm chí ở trong lòng lịch sử của dân tộc như Việt Nam. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, điện ảnh trở thành một cuốn sách lịch sử sống động ghi dấu ấn đặc biệt khó quên trong lòng mỗi người dân.

“Những người viết huyền thoại” (2013) lấy bối cảnh cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước thời kỳ những năm 1960. Cốt truyện của bộ phim là công cuộc xây dựng đường ống xăng dầu chạy từ biên giới phía Bắc đến miền Đông Nam Bộ của đoàn 556 dưới sự chỉ huy của nhân vật tướng Dinh (do nghệ sĩ Hoàng Hải thủ vai) dựa trên nguyên mẫu là Thượng tướng Đinh Đức Thiện. Đối lập với cảnh rừng núi gian nguy, hiểm trở là tinh thần quả cảm, chiến đấu không ngừng nghỉ của những người lính. Bộ phim gây ấn tượng bằng những cảnh quay thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ. Những cảnh quay lãng mạn về tình yêu của người lính cũng giúp cảm xúc của người xem trọn vẹn hơn.

Dù sớm hay muộn, dù trong cuộc chiến hay sau cuộc chiến, những bộ phim cách mạng đã trở thành những “cuốn sách” lưu lại những phần lịch sử hào hùng và chân thật nhất của dân tộc, để cho đến ngày nay, đó vẫn là những dấu ấn khó phai trong lòng công chúng.

Sau này, một số phim về cách mạng như “Hoài vũ trắng” - đạo diễn Đào Duy Phúc, bộ phim tâm lý, xã hội cũng được đánh giá cao. Thông qua câu chuyện về một nữ biệt động gốc Hà Nội, hoạt động tại Huế - trong vùng địch tạm chiếm, bằng lòng dũng cảm và lòng nhân hậu đã cảm hóa một sỹ quan Ngụy. Bộ phim ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người nữ chiến sỹ trong chiến tranh cũng như trong hòa bình. Hay bộ phim “Chớp mắt cùng số phận” - đạo diễn Lê Ngọc Linh kể về số phận của những người lính ra trận và những con người đang ở hậu phương. Những mất mát từ trong chiến tranh không làm xóa đi những phẩm chất của người lính, những người thương binh. Dù trong mọi hoàn cảnh, họ vẫn giữ vững những giá trị tốt đẹp. Thông qua câu chuyện phim, đạo diễn đã miêu tả chân dung người lính Cụ Hồ một cách ấn tượng và xúc động.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

"Độc đạo" và "Anh trai vượt ngàn chông gai" thắng lớn tại VTV Awards 2024

"Độc đạo" và "Anh trai vượt ngàn chông gai" thắng lớn tại VTV Awards 2024

(LĐTĐ) Chương trình "Chào năm mới 2025 - Bứt phá" đã mang đến một bữa tiệc nghệ thuật rực rỡ sắc màu cùng những hình ảnh tích cực, lạc quan về đất nước. Điểm nhấn của chương trình là lễ trao giải Ấn tượng VTV - VTV Awards 2024, vinh danh những cá nhân và tập thể xuất sắc qua 11 giải thưởng của 9 hạng mục.
Lee Min Ho sẽ tái xuất màn ảnh nhỏ vào đầu năm 2025

Lee Min Ho sẽ tái xuất màn ảnh nhỏ vào đầu năm 2025

(LĐTĐ) Lee Min Ho dự kiến tái xuất màn ảnh nhỏ vào đầu năm 2025 trong dự án phim truyền hình lãng mạn lấy bối cảnh ngoài trái đất, với kinh phí sản xuất hơn 34 triệu USD.
Phim Tết "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành có gì đặc biệt?

Phim Tết "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành có gì đặc biệt?

(LĐTĐ) Sau khi ê-kíp phát hành trailer chính thức của phim Tết "Bộ tứ báo thủ", nhiều khán giả suy đoán doanh thu phim Trấn Thành vẫn cao dù sẽ gây tranh luận.
Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch) tổ chức Tuần phim đặc biệt với chuỗi hoạt động từ Cao Bằng đến khắp cả nước, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm văn hóa nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa.
Hôm nay bắt đầu phát sóng bộ phim "Không thời gian"

Hôm nay bắt đầu phát sóng bộ phim "Không thời gian"

(LĐTĐ) Sau khi kết thúc bộ phim "Hoa sữa về trong gió", bắt đầu từ hôm nay (25/11), bộ phim "Không thời gian" sẽ được phát sóng vào lúc 21h00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên kênh VTV1 (Đài truyền hình Việt Nam).
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

(LĐTĐ) Tối 20/11, bộ phim truyền hình “Độc đạo” phát sóng tập 36, cũng là tập cuối, với nhiều diễn biến hấp dẫn xoay quanh nhân vật Hồng (Doãn Quốc Đam).
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

(LĐTĐ) Tối nay (20/11), Độc đạo sẽ kết thúc phát sóng ở tập 36 và cũng là tập cuối cùng.
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

(LĐTĐ) Độc Đạo tập 34 là hành trình đi tìm công bằng cho gia đình của Hồng, Hồng là một đứa trẻ bất hạnh khi cùng lúc mất đi cả bố lẫn mẹ và lạc mất đứa em trai...
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

(LĐTĐ) Như vậy, còn 3 tập nữa phim Độc đạo sẽ kết thúc. Diễn biến từ tập 34 đến tập 36, được dự đoán sẽ có nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán ở mỗi tập phim, tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho người xem.
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

(LĐTĐ) Hình ảnh người lính vẫn luôn có sức hút đặc biệt đối với các nhà làm phim. Tuy nhiên, từ lâu nay, trên sóng truyền hình, phim về đề tài người lính không nhiều, phim được đầu tư quy mô, chất lượng cũng ít. Thế nên bộ phim "Không thời gian" - một dự án hợp tác đặc biệt được Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất sẽ rất đáng chờ đợi.
Xem thêm
Phiên bản di động