Thách thức lớn đối với ngành Văn hóa
Thu phí tác quyền: Hài hòa lợi ích các bên | |
Để bảo vệ nguyên tác ca khúc | |
Tăng cường bảo hộ quyền tác giả |
Hội thảo về thực thi quyền tác giả, quyền liên quan vừa được Cục Bản quyền tác giả Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Phân phối nội dung ở nước ngoài của Nhật Bản phối hợp tổ chức tại Hà Nội. Chuyên gia bản quyền hai nước đã cùng chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp đẩy mạnh việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường internet đã áp dụng trong thời gian qua.
Phim hoạt hình là thể loại tệp chia sẻ dễ bị vi phạm bản quyền trên internet. Ảnh minh họa |
Trong những năm qua hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền tác giả, quyền liên quan đã từng bước được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu thực thi trong nước và quá trình hội nhập quốc tế.
Các cam kết tham gia các điều ước quốc tế đang có hiệu lực tại Việt Nam và các Hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã và đang từng bước được thực hiện, bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và thực hiện nghĩa vụ pháp lý quốc tế khi sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm ghi hình, chương trình phát sóng.
Theo ông Bùi Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), hoạt động thực thi quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan còn diễn ra với những hình thức và mức độ vi phạm khác nhau. Điều này đã và đang là thách thức đối với hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng và hoạt động phát triển công nghiệp sáng tạo, công nghiệp văn hóa nói chung của đất nước.
Chuyên gia Shun Takagi, Trưởng phòng Pháp chế và Kinh doanh, Hiệp hội Phần mềm Video Nhật Bản cho rằng, hiện có quá nhiều “vỏ bọc” được các đối tượng xâm phạm bản quyền thiết lập tinh vi nhằm ẩn danh hành vi vi phạm, phổ biến là lạm dụng phần mềm chia sẻ tệp.
Những “vỏ bọc” đó khiến cho loại hình vi phạm này rất khó khăn để đẩy lùi. Ở Nhật hiện nay có tới hơn 90 ngàn người sử dụng những đường link chia sẻ vi phạm. Con số đó không những không giảm mà còn có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, những đối tượng vi phạm lại thường ẩn danh nên việc nắm bắt, phòng chống rất khó khăn.
Nội dung bị xâm phạm bản quyền nhiều nhất với hình thức chia sẻ tệp tại Nhật hiện nay là những bộ phim, chương trình truyền hình, truyện tranh… Đặc biệt trên Facebook, Youtube…, người dùng thường hay tải lên và chia sẻ các đường link có chứa nội dung vi phạm bản quyền.
Những đường link này được một cá nhân hay tổ chức đứng ra chia sẻ và nhanh chóng nhận được sự quan tâm của mọi người. Người ta có thể thu lại một bộ phim phát sóng trên truyền hình sau đó tải lên và chia sẻ trên internet để nhiều người khác cùng tải về xem… Việc này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền công nghiệp sản xuất, phát hành video của Nhật Bản.
Bên cạnh đó, còn phải kể đến sự bắt tay giữa các cá nhân, tổ chức ở trong nước với các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài nhằm xâm phạm bản quyền, thu tiền từ quảng cáo. Trong khi đó, không ít doanh nghiệp, tổ chức lại rơi vào tình trạng gián tiếp, vô tình tiếp tay cho hoạt động vi phạm bản quyền vì quảng cáo sản phẩm của họ xuất hiện trên các web lậu.
Chuyên gia Nhật Bản Masaharu Ina, Trưởng phòng Bảo vệ bản quyền ở nước ngoài, Hiệp hội Phân phối nội dung ở nước ngoài của Nhật Bản cho biết, tại Nhật, bảo hộ quyền tác giả là một vấn đề rất quan trọng không riêng của một cơ quan nào. Chính phủ Nhật Bản đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật cũng như có nhiều hành động thiết thực để bảo vệ và thúc đẩy bảo vệ chất xám, sức sáng tạo của con người.
Sự phát triển công nghệ khiến cho bất kỳ ai cũng có thể trở thành người xâm phạm. Do vậy, mỗi người phải có trách nhiệm về bảo vệ bản quyền sản phẩm của mình, cũng như tôn trọng tác quyền của những sản phẩm khác. Cùng với đó là sự cần thiết phải có hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia trong bối cảnh xâm phạm bản quyền đang có quy mô mở rộng xuyên biên giới.
Một ví dụ điển hình là trang web anitube thu hút đông đảo người sử dụng tại Nhật hiện nay, người vận hành trang web này ở Brazil, địa điểm đặt máy chủ ở Mỹ và đăng ký tên miền ở Thụy Điển. Vì thế, nếu không có sự trao đổi và hợp tác giữa các nước thì khó có thể có giải pháp triệt để.
Internet là thời đại mà những xâm phạm bản quyền ngày càng phát triển về số lượng, quy mô, xuyên biên giới. Với các máy móc công nghệ ngày càng hiện đại, sẵn có trong tay, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể là đối tượng xâm phạm bản quyền, vi phạm pháp luật.
Vì vậy, ngoài các giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, đẩy mạnh giải pháp công nghệ, tuyên truyền thì còn cần đến sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia để cùng chia sẻ giải pháp, kinh nghiệm, cùng nhau đẩy lùi vấn nạn xâm phạm bản quyền...
Diệp Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân
Văn hóa 18/01/2025 15:11