Tập trung triển khai phục hồi và phát triển kinh tế gắn với kiểm soát dịch bệnh
Chiều 19/11, đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025” chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình năm 2021.
![]() |
Đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội phát biểu tại Hội nghị. |
Cùng tham dự Hội nghị có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Phùng Thị Hồng Hà, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến các điểm cầu sở, ban, ngành, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
Báo cáo về kết quả triển khai Chương trình số 02-CTr/TU năm 2021, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Tuấn Anh cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của Thành phố giảm so với cùng kỳ, tác động đến tốc độ tăng trưởng so với kịch bản cơ sở đưa ra đầu năm.
Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý 1 và 2 năm 2021 tăng khá; quý 3 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên GRDP giảm 7,02%, kéo theo GRDP năm 2021 tăng thấp, GRDP 9 tháng tăng 1,28%, quý 4 dự kiến tăng 5,0-7,37% và năm 2021 tăng khoảng 2,35-3%.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 241.896 tỷ đồng, đạt 102,7% dự toán Trung ương giao và đạt 96,2% dự toán HĐND Thành phố giao, bằng 84,1% so với thực hiện năm 2020. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 85.600 tỷ đồng, đạt 78,8% dự toán HĐND Thành phố giao.
Trước khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, Thành phố đã tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp. Năm 2021, Thành phố dự kiến gia hạn, miễn, giảm khoảng 200 nghìn tỷ đồng cho khoảng 212,84 nghìn lượt doanh nghiệp, người nộp thuế phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Thời gian còn lại của năm 2021, Ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU đặt mục tiêu sớm hoàn thiện dự thảo Quy hoạch thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Cùng với đó là tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TƯ của Bộ Chính trị (khóa XI) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020 và xây dựng, đề xuất ban hành Nghị quyết mới về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; đánh giá kết quả thi hành Luật Thủ đô để nghiên cứu, đề xuất Quốc hội sửa đổi, bổ sung, tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô nhanh và bền vững.
Đồng thời, triển khai thực hiện kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế gắn với phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh Covid-19; tăng tốc trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách; đẩy mạnh công tác xây dựng và giải ngân vốn đầu tư công.
Sau khi nghe ý kiến thảo luận của các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh nhận định, Chương trình số 02-CTr/TU có tính bao quát, tổng hợp nhiều hơn, đặt ra yêu cầu phối hợp, đồng bộ hóa với các Chương trình công tác toàn khóa khác của Thành ủy Hà Nội khóa XVII phải chặt chẽ hơn. Do đó, Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị cần rà soát, đề xuất giải pháp thực hiện phối hợp giữa các Chương trình công tác toàn khóa khác và giữa các thành viên trong Ban chỉ đạo.
Chủ tịch UBND Thành phố nhấn mạnh, việc đánh giá chung cho năm đầu tiên thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU là rất quan trọng. Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh yêu cầu tất cả các sở, ngành, thành viên Ban chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, rà soát các công việc được giao; làm rõ thêm giải pháp thực hiện từ nay đến cuối năm và nhiệm vụ thực hiện chương trình năm 2022 theo từng ngành, lĩnh vực, đặc biệt là 40 nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình..
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”
Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 13:00

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 13:00

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:43

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 09:48

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 17:31

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Chỉ đạo - Điều hành 19/04/2025 17:14

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:40

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:39