-->

Tạo bước đột phá về cơ chế để báo chí phát triển

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, cải cách có tính đột phá về cơ chế cho báo chí là chấp nhận cho các cơ quan báo chí có hai cơ chế hoạt động song song, vừa là đơn vị sự nghiệp, vừa như doanh nghiệp nhưng báo chí kinh doanh là để làm báo, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Quy hoạch báo chí, xuất bản phải thực chất, có tính mở và khả thi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, chúc mừng các cơ quan báo chí Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn thăm, chúc mừng cơ quan báo chí và quản lý báo chí

Lan tỏa năng lượng tích cực, vì mục tiêu xây dựng đất nước hùng cường

Nhân dịp kỷ niệm kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã có những chia sẻ công tác quản lý Nhà nước về báo chí và gợi mở một số hướng đi đối với báo chí nước nhà trong thời gian tới.

Theo Bộ trưởng trước hết, báo chí cách mạng phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội, tạo đồng thuận và niềm tin xã hội, lan toả năng lượng tích cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, thổi lên khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng, tạo thành sức mạnh tinh thần để góp phần hiện thực hoá mục tiêu Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 khi nước ta tròn 100 năm.

Tạo bước đột phá về cơ chế để báo chí phát triển
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Xét một cách tổng thể, những năm qua, báo chí đã làm tốt nhiệm vụ đó. Khảo sát về uy tín nghề nghiệp trong xã hội thì nghề báo được xếp thứ 9/10 năm 2018, đến năm 2022 đã lên hạng xếp thứ 3/10, chỉ sau nghề giáo và nghề y.

Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhân lực làm báo chí nước nhà là 41.000 người, trong đó có 23.000 người được cấp Thẻ Nhà báo. Số lượng cơ quan báo chí là 797, trong đó cơ quan báo là 127. Số lượng báo đã giảm 40% so với trước Quy hoạch. Ngân sách Nhà nước chi cho báo chí năm 2023, bao gồm cả thường xuyên và đầu tư, là 7.800 tỷ đồng, chiếm 0,47% tổng ngân sách Nhà nước. Với tỷ lệ này, hiện đang là mức thấp.

Một năm, các cơ quan báo chí tạo ra khoảng 40 triệu tin bài và khi đi vào không gian mạng thì lan toả ra thành 400 triệu tin bài, tạo thành dòng chủ lưu trên không gian mạng. Mỗi năm sản xuất 20.000 giờ phát thanh và 50.000 giờ truyền hình; tỷ lệ về truyền thông chính sách chiếm 20%.

Tạo bước đột phá để báo chí phát triển

Để báo chí phát triển mạnh hơn nữa, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, trước hết cần đầu tư cho chuyển đổi số báo chí. Trước đây, vũ khí là trang giấy, cây bút thì nay còn thêm công nghệ, mà chủ yếu là công nghệ số. Xưa cơ quan báo chí viết báo, nay cơ quan báo chí tạo ra nền tảng số để nhiều người tham gia viết báo, trong đó nền tảng số chính là công nghệ. Trước đây, chỉ có báo chí viết bài, nay nhiều người viết trên mạng thì báo chí phải có công cụ công nghệ để đánh giá được xu thế thông tin, tâm trạng người dân trên không gian mạng để kịp thời viết bài nhằm định hướng dư luận.

Cũng theo Bộ trưởng, một cơ quan báo chí được gọi là đã chuyển đổi số thì có tới 30% chi phí, cả chi đầu tư và chi thường xuyên, là dành cho công nghệ; về nhân lực thì cũng tới 30% là dân công nghệ; để chuyển đổi số các cơ quan báo chí thì phải cần đầu tư.

Tạo bước đột phá về cơ chế để báo chí phát triển
Nghề báo được xếp thứ 9/10 năm 2018, đến năm 2022 đã lên hạng xếp thứ 3/10, chỉ sau nghề nhà giáo và nghề y (Ảnh: Hoàng Hà)

Vừa qua, ngân sách dành cho đầu tư báo chí là rất khiêm tốn, mặc dù sau khi có Chiến lược chuyển đổi số báo chí thì vẫn ngân sách chi cho báo chí vẫn chưa tăng thêm. Bộ Thông tin và Truyền thông đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo các cơ quan chủ quản báo chí đầu tư công nghệ số để hiện đại hoá cơ quan báo chí của mình. Đồng thời, Bộ đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược chuyển đổi số báo chí. Bộ cũng đã thành lập Trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số báo chí và sẽ đồng hành, hỗ trợ các cơ quan báo chí trong việc chuyển đổi số.

Tuy nhiên, để phát triển báo chí cần cơ chế “lưỡng tính”, nghĩa là cơ quan báo chí vừa là một đơn vị sự nghiệp lại vừa là doanh nghiệp, bởi vừa thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, cung cấp dịch vụ thông tin như là dịch vụ công. Để hoàn thành nhiệm vụ trên, cần được Nhà nước đầu tư, giao nhiệm vụ, cơ quan chủ quản... đặt hàng, song bản thân mỗi cơ quan báo chí phải vươn lên mạnh mẽ để cạnh tranh với các nền tảng số; phải thu hút được lực lượng làm báo, làm truyền thông có chất lượng trên thị trường, phải chấp nhận các cơ thế của thị trường. Do đó, lãnh đạo cơ quan báo chí phải xác định cơ quan mình cũng phải hoạt động như doanh nghiệp.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh thêm, cải cách có tính đột phá về cơ chế cho báo chí là chấp nhận cho các cơ quan báo chí có hai cơ chế hoạt động song song. Đó là, vừa như đơn vị sự nghiệp, vừa như doanh nghiệp, nhưng báo chí kinh doanh là để làm báo, không vì mục tiêu lợi nhuận. Bên cạnh đó, cũng cần sự thay đổi nhận thức của chính quyền các cấp về truyền thông nói chung và truyền thông chính sách nói riêng. Về nội dung này, ngày 21/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị rất quan trọng về công tác truyền thông chính sách.

Điều cần nhấn mạnh, trước đây, truyền thông chính sách được coi là việc của một mình các cơ quan báo chí, thì nay, Thủ tướng đã Chỉ thị, truyền thông chính sách phải được coi là một trong những nhiệm vụ của chính quyền các cấp. Bởi thế, chính quyền các cấp phải có bộ máy chuyên biệt làm công tác truyền thông và có ngân sách thường xuyên hằng năm để thực hiện nhiệm vụ này thông qua hình thức đặt hàng báo chí.

Về phía Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành kế hoạch hành động về kiện toàn bộ máy làm công tác truyền thông các cấp, hướng dẫn bố trí ngân sách, và sửa các thông tư liên quan về định mức kinh tế - kỹ thuật để các chính quyền các cấp có thể đặt hàng báo chí.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Sáng 19/4, tại điểm cầu chính nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sáng 19/4, huyện Quốc Oai tổ chức Hội nghị trực tiếp tại hội trường Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và trực tuyến tại các xã, thị trấn để triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Sáng 19/4, huyện Đông Anh đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Đông Anh. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 24 điểm cầu trên địa bàn huyện.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Xem thêm
Phiên bản di động