--> -->

Tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn Thủ đô là cần thiết

Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đề xuất mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn Thành phố tăng lên 60% so với mức quy định tại Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 7/7/2020 và mức tối đa quy định tại Nghị định số 164/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội Hà Nội: Các tổ chức tôn giáo Thành phố chung tay bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu Phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030: Cần tuân thủ Luật Thủ đô và đảm bảo cảnh quan, kiến trúc đô thị

Ngày 15/6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường với khai thác khoáng sản trên địa bàn Thành phố theo Nghị quyết số 115/2020/QH14 của Quốc hội.

Tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn Thủ đô là cần thiết
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương phát biểu tại hội nghị.

Theo đó, Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố đề xuất mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố tăng lên 60% so với mức quy định tại Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 7/7/2020 và mức tối đa quy định tại Nghị định số 164/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Về căn cứ, chỉ số giá tiêu dùng dự kiến đến năm 2025 tăng 50% so với năm 2012, do vậy mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn Thành phố đề xuất tăng thêm 50%. Ngoài ra, do đặc thù của Thành phố Hà Nội theo quy định Nghị quyết số 115/2020/QH14 đề xuất tăng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thêm 10%.

Theo Dự thảo, hiện nay, thực trạng nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Thành phố dần cạn kiệt, cần đảm bảo việc khai thác khoáng sản trên địa bàn có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, khoáng sản. Việc khai thác khoáng sản trên địa bàn có khả năng gây tác động tiêu cực đến môi trường, do đó, cần phải áp dụng mức thu cao để phòng ngừa, hạn chế, khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường và yêu cầu về bảo vệ đê điều, bảo vệ nông nghiệp tại nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.

Cụ thể, theo Dự thảo Nghị quyết: Đá làm vật liệu xây dựng thường từ 5.000 đồng/m3 lên 8.000 đồng/m3; các loại đá khác (đá vôi, đá sét làm xi măng, Puzolan) từ 3.000 đồng/tấn lên 4.800 đồng/tấn; các loại cát khác (cát san lấp, cát xây dựng…) từ 4.000 đồng/m3 lên 6.400 đồng/m3; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình từ 2.000 đồng/m3 lên 3.200 đồng/m3; đất sét, đất làm gạch, gói từ 2.000 đồng/m3 lên 3.200 đồng/m3; cao lanh từ 7.000 đồng/m3 lên 11.200 đồng/m3; nước khoáng thiên nhiên từ 3.000 đồng/m3 lên 4.800 đồng/m3; than bùn từ 10.000 đồng/tấn lên 16.000 đồng/tấn.

Góp ý vào Dự thảo Nghị quyết, các chuyên gia và các nhà khoa học đều nhất trí, việc ban hành quyết định mới về thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn Thành phố là cần thiết.

Theo TS. Đinh Hạnh - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về kinh tế (Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội), mức đề nghị tăng thu phí bảo vệ môi trường khoáng sản đang được khai thác trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay là 60% so với mức thu hiện hành là phù hợp, có sự đồng thuận của các đối tượng đang hoạt động khai thác khoáng sản được thể hiện trong quá trình lấy ý kiến.

Tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn Thủ đô là cần thiết
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu tại hội nghị.

Tuy nhiên, TS. Đinh Hạnh cho rằng, không nên đồng đều giá 60% cho 8 loại khoáng sản mà cần định thuế riêng lẻ cho từng loại bởi nhu cầu, mức độ khan hiếm, mức độ gây ô nhiễm môi trường, giá cả mỗi loại khoáng sản cũng khác nhau.

Còn theo ông Phạm Ngọc Thảo - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, hiện nguồn khoáng sản nói chung và tại thành phố Hà Nội nói riêng đang ngày càng cạn kiệt. Các tổ chức tham gia khai thác khoáng sản ngày càng nhiều, cùng với đó vấn đề gian lận ngày càng nghiêm trọng, giá bán tăng cao, lợi nhuận mang lại cho các đơn vị xây dựng rất lớn, trong khi đó thuế đánh vào khai thác khoáng sản có tăng nhưng tỷ lệ tăng còn thấp; việc khai thác cát nhiều gây sụt lún các dòng sông, thay đổi dòng chảy… Chính vì vậy, cần đánh giá đúng về mức độ vi phạm môi trường để định giá thuế, phí cho đúng.

Trân trọng ghi nhận các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, nhà khoa học, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh, đây cũng là những gợi ý cho công tác quản lý Nhà nước, đặc biệt với các vấn đề trọng yếu như môi trường. Mục tiêu của việc tăng mức phí thu bảo vệ môi trường là cơ bản bù đắp một phần nhỏ ngân sách, định hướng khuyến khích các mặt hàng ngành nghề.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Minh Hải cho biết, những ý kiến, đóng góp tại hội nghị hôm nay sẽ là cơ sở để Ủy ban nhân dân Thành phố bổ sung, hoàn thiện Dự thảo, để xây dựng Nghị quyết có chất lượng, hiệu quả, có giá trị thực tiễn.

Tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn Thủ đô là cần thiết
Các chuyên gia tham gia đóng góp ý kiến tại hội nghị.

Kết luận hội nghị, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương nhấn mạnh, các căn cứ pháp lý, cơ sở chính trị, cơ sở thực tiễn của Nghị quyết đều rất đầy đủ, tuy nhiên cần căn cứ vào các cơ sở chính trị như Đại hội XIII của Đảng, Chương trình 05 của Thành ủy... để dẫn dắt cho sự thay đổi về phí, mức phí.

Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố, việc quy định mức phí ngoài đóng góp một phần nhỏ cho ngân sách, còn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp; khuyến khích công nghệ khai thác, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế những tác động tới môi trường... Do vậy, đối với mức tăng 8 loại khoáng sản, cần tiếp tục nghiên cứu chặt chẽ, khoa học, từ nhu cầu tới mức độ khan hiếm... để xác định mức tăng cho từng loại khoáng sản, tiến tới hạn chế khai thác các khoáng sản có tác động lớn tới sự phát triển của Thành phố.

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Sau ngày 1/7/2025, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) phải xác lập lại việc ủy quyền hoặc làm thủ tục chứng thực theo quy định kịp thời để không bị gián đoạn trong việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng.
Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Ngày 25/7, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo khoa học “Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật” do Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức.
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Với vẻ đẹp thanh lịch, trí tuệ và tinh thần nhân văn, Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh chính thức đồng hành cùng Văn Lang Empire T&T Golf Club trong vai trò Đại sứ thương hiệu mang đến một góc nhìn mới: Golf không chỉ là thể thao, mà là hành trình trải nghiệm văn hóa và phong cách sống hiện đại.
Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Sáng 25/7 tại trụ sở Đảng uỷ - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Đống Đa đã diễn ra Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I, Nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I được tổ chức thành công tốt đẹp - ghi dấu ấn 98/98 tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ phường Đống Đa hoàn thành việc tổ chức Đại hội. Hội nghị với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, hiệu quả; sẵn sàng tiến tới Đại hội Đảng bộ phường Đống Đa lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội tổng kiểm soát phương tiện kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy

Hà Nội tổng kiểm soát phương tiện kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy

Từ 25/7 đến 25/8/2025, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội đã đồng loạt ra quân tổng kiểm soát phương tiện kinh doanh vận tải trên cả đường bộ và đường thủy, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Nhiều trường hợp vi phạm đã bị phát hiện và xử lý nghiêm.
Ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 vua Lý Thái Tổ nhận Bằng khen của Bộ VHTTDL

Ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 vua Lý Thái Tổ nhận Bằng khen của Bộ VHTTDL

Ngày 25/7, tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Thứ trưởng Hồ An Phong đã trao Bằng khen của Bộ trưởng cho ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, nhằm ghi nhận những đóng góp xuất sắc, bền bỉ và tiên phong trong xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với người dân Hàn Quốc - một thị trường gửi khách hàng đầu đến Việt Nam.
Bộ Tài chính thông tin về việc một Vụ trưởng bị ngã tử vong

Bộ Tài chính thông tin về việc một Vụ trưởng bị ngã tử vong

Ngày 25/7, Bộ Tài chính đã thông tin chính thức về vụ tai nạn dẫn đến việc ông Phan Đức Dũng - Vụ trưởng bị ngã tử vong.

Tin khác

Hà Nội sẽ bắn pháo hoa vào tối 10/8

Hà Nội sẽ bắn pháo hoa vào tối 10/8

Màn bắn pháo hoa sẽ diễn ra từ 22h đến 22h08 ngày 10/8, với quy mô gồm 300 quả pháo hoa tầm cao và 60 giàn pháo hoa tầm thấp. Thời gian kéo dài 8 phút tại khu vực đường đua F1, phường Từ Liêm.
Hà Nội mở rộng đường Hùng Vương phục vụ các sự kiện quan trọng

Hà Nội mở rộng đường Hùng Vương phục vụ các sự kiện quan trọng

Từ nay đến cuối tháng 8/2025, Hà Nội sẽ chặt hạ, dịch chuyển hàng chục cây xanh trên tuyến đường Hùng Vương (phường Ba Đình).
Hà Nội yêu cầu giải ngân đầu tư công theo tinh thần “6 rõ”

Hà Nội yêu cầu giải ngân đầu tư công theo tinh thần “6 rõ”

Trước áp lực giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2025, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai nhiệm vụ với tinh thần “6 rõ”, mọi khó khăn, vướng mắc phải được xử lý dứt điểm, bảo đảm tiến độ và mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch vốn theo chỉ đạo của Chính phủ.
Kiên quyết xóa chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn Thủ đô

Kiên quyết xóa chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn Thủ đô

Sở Công Thương cần phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân (UBND) các xã trong năm nay kiên quyết xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm, yêu cầu các địa phương “vào cuộc” trong việc xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xây dựng hệ thống chợ hiện đại theo chương trình 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội… Đó là yêu cầu được đưa ra tại buổi làm việc với Sở Công Thương Hà Nội mới đây.
Ứng phó bão số 3: Phối hợp nhuần nhuyễn để bảo đảm an toàn cho người dân

Ứng phó bão số 3: Phối hợp nhuần nhuyễn để bảo đảm an toàn cho người dân

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh, dù dự báo tâm bão số 3 không đi vào Hà Nội, nhưng diễn biến rất phức tạp, do đó công tác chuẩn bị phòng chống bão số 3 từ Trung ương, đến Thành phố và các xã phải thông suốt.
Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội với 36 Chi bộ trực thuộc

Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội với 36 Chi bộ trực thuộc

Sáng 21/7, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Đảng ủy các cơ quan Đảng thành phố Hà Nội về việc thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội và các Chi bộ trực thuộc.
Hà Nội bảo đảm 100% kết quả giải quyết TTHC trả đúng hạn và cấp bản điện tử

Hà Nội bảo đảm 100% kết quả giải quyết TTHC trả đúng hạn và cấp bản điện tử

Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo các xã, phường, sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan đồng loạt triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đẩy mạnh tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo hình thức trực tuyến, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Trước diễn biến rất mạnh, nhanh và nguy hiểm của cơn bão số 3 (bão Wipha), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên địa bàn Thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với thiên tai, đảm bảo an toàn cho người dân và cơ sở hạ tầng.
Bố trí điều kiện y tế tốt nhất cứu chữa người bị thương trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Bố trí điều kiện y tế tốt nhất cứu chữa người bị thương trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Ngày 20/7, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 07/CĐ-UBND về việc hỗ trợ, thăm hỏi gia đình nạn nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 tại tỉnh Quảng Ninh.
Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Ngày 19/7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 4162/UBND-NNMT về việc sẵn sàng ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Xem thêm
Phiên bản di động