Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu nhấn mạnh, công tác giám sát, phản biện xã hội là hoạt động đặc thù, mang tính nhân dân, tính xã hội rộng rãi, là phương thức để nhân dân góp sức, hiến kế với Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách, quyết sách, là hoạt động quan trọng nhằm ngăn ngừa nguy cơ suy thoái trong Đảng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
![]() |
Quang cảnh hội thảo. |
Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Lê Tiến Châu cũng cho biết, tại Kết luận số 19 ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị về Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV chỉ rõ: “Phát huy vai trò của nhân dân, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc nâng cao chất lượng công tác phản biện xã hội đối với quy trình lập pháp và giám sát việc thực hiện pháp luật; chú trọng bản lĩnh, ý thức chính trị, không bị chi phối, tác động bởi các hành vi không lành mạnh của bất cứ tổ chức, cá nhân nào trong quá trình giám sát, phản biện xã hội.”. Như vậy có thể khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và xác định công tác giám sát, phản biện xã hội là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Đóng góp tại Hội thảo, từ thực tế triển khai tại địa phương, ông Đàm Văn Huân - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội cho rằng, thời gian qua, hoạt động giám sát, góp ý của nhân dân với Đảng, chính quyền các cấp còn nhiều bất cập; việc tiếp thu các ý kiến của nhân dân thông qua đối thoại còn mang tính hình thức, có nơi còn duy ý chí và mang tính áp đặt; việc thực hiện sau kết luận, giám sát, góp ý của MTTQ các cấp chưa hiệu quả, có những việc chính quyền các cấp chưa quan tâm giải quyết, dẫn đến phát sinh mâu thuẫn kéo dài gây bức xúc trong nhân dân…
Đề xuất các giải pháp để khắc phục những tồn tại nêu trên, ông Đàm Văn Huân cho rằng, cần tăng cường sự lãng đạo của các cấp ủy Đảng về công tác giám sát, phản biện xã hội, trong đó cấp ủy các cấp cần có quy định cụ thể về quy chế làm việc giữa cấp ủy với Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp về công tác giám sát, phản biện xã hội; có Nghị quyết về công tác lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền các cấp tiếp thu và thực hiện các kiến nghị giám sát của Mặt trận; cần thiết cụ thể hóa bằng việc xây dựng Luật giám sát, phản biện xã hội...
![]() |
Ông Đàm Văn Huân - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội phát biểu góp ý tại hội thảo. |
Bên cạnh đó, ông Huân cho rằng, cấp ủy Đảng cần chỉ đạo hệ thống chính trị tham gia hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật liên quan đến dân chủ cơ sở, giám sát, phản biện xã hội; nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng viên và tổ chức đảng; thực hiện tốt quy chế làm việc giữa Đảng với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác giám sát.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu tham dự Hội thảo, để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, cần tăng cường nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và toàn xã hội về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác giám sát phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; xây dựng chuyên đề giám sát, phản biện xã hội, tránh hiện tượng dàn trải, rời rạc, từ đó phát huy được tiếng nói của Mặt trận đối với hoạt động này.
Nhấn mạnh hội thảo nhằm trao đổi, đánh giá những kết quả đạt được trong công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam giai đoạn 2013-2021, làm cơ sở xây dựng Đề án trình Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đề nghị, từ những ý kiến của đại biểu tham dự các hội thảo, Ban Soạn thảo cần tiếp thu, chỉnh sửa Dự thảo Đề án, Tờ trình, Chỉ thị để trình Đảng đoàn MTTQ Việt Nam; đồng thời gửi nội dung các Dự thảo xin ý kiến các ban, ngành, lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội để hoàn thiện các văn bản này trước khi trình Ban Bí thư.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chuyện những người chở nghĩa tình nơi phố thị

Hà Nội ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT tự nguyện

Nhận định chung kết Roma Masters 2025: Alcaraz và Sinner cùng viết nên sử thi trên đấu trường La Mã

Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?

Cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và người lao động, mở ra cơ hội an sinh xã hội

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển
Tin khác

Thủ tướng yêu cầu bổ sung chế tài xử lý người nổi tiếng lợi dụng uy tín quảng cáo sai sự thật
Tin mới 17/05/2025 17:08

Đổi mới lề lối làm việc theo phương châm "Bộ máy tinh gọn - Dữ liệu kết nối - Quản trị hiện đại"
Tin mới 17/05/2025 15:37

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục sự cố sạt lở công trường thi công thủy điện tại Lai Châu
Tin mới 17/05/2025 06:44

Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm số và ra mắt ấn phẩm đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tin mới 16/05/2025 19:17

Trang trọng khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025
Tin mới 15/05/2025 23:27

Mở đợt cao điểm ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, hàng giả trên toàn quốc từ 15/5 - 15/6
Tin mới 15/05/2025 22:01

Phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Tin mới 15/05/2025 21:12

Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed
Tin mới 15/05/2025 19:03

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghệ An phải trở thành điển hình phát triển hiện đại trong kỷ nguyên mới
Tin mới 15/05/2025 15:48

Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?
Tin mới 14/05/2025 12:36