-->

Tăng cường kiểm tra, xử phạt các cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm

Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024, các đoàn kiểm tra quận Bắc Từ Liêm đã xử phạt vi phạm hành chính 54 cơ sở sản xuất, kinh doanh, với 260 triệu đồng, tịch thu và tiêu hủy 1.880 kg thịt đông lạnh; qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong tuân thủ quy định về ATTP.
Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học Quận Bắc Từ Liêm xử phạt hàng loạt cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chợ

Quận Bắc Từ Liêm là địa bàn có số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố lớn với 4.164 cơ sở. Trong đó, Thành phố quản lý 89 cơ sở (tỷ lệ 2,1%); quận quản lý 926 cơ sở (tỷ lệ 22,3%); phường 3.156 cơ sở (tỷ lệ 75,7%), 1 trung tâm thương mại, 3 siêu thị, 11 chợ có Ban quản lý, có chợ đầu mối phân phối thực phẩm.

Trưởng phòng Y tế quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Thị Thuận cho biết, với dân số khoảng 323.000 người, để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn, quận Bắc Từ Liêm đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Tăng cường kiểm tra, xử phạt các cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm
Đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm tại quận Bắc Từ Liêm.

Đặc biệt, triển khai Tháng ATTP năm 2024, quận thành lập 18 đoàn kiểm tra, trong đó 5 đoàn tuyến quận, 13 đoàn tuyến phường. Sau 1 tháng triển khai, 18 đoàn đã kiểm tra, giám sát ATTP tại 724 cơ sở sản xuất, kinh doanh, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn. Trong đó, quận kiểm tra 141 cơ sở; tuyến phường kiểm tra 583 lượt cơ sở.

Qua kiểm tra, các đoàn xử phạt vi phạm hành chính 54 cơ sở, với 260 triệu đồng; tịch thu và tiêu hủy 1.880 kg thịt đông lạnh. Trong quá trình kiểm tra, các đoàn đã xét nghiệm nhanh mẫu đạt 902/1.005 mẫu (tỷ lệ mẫu đạt 89,6%).

Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, các đoàn kiểm tra đã kết hợp tuyên truyền, hướng dẫn các chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh chấp hành tốt các quy định về ATTP. Trong Tháng hành động vì ATTP năm 2024, trên địa bàn quận không phát sinh sự cố gây mất ATTP, ngộ độc thực phẩm.

Trưởng phòng Y tế quận Bắc Từ Liêm đánh giá, sau 1 tháng triển khai Tháng hành động vì ATTP, quận đã tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền phổ biến kiến thức về ATTP cho chủ cơ sở, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, người tiêu dùng. Công tác kiểm tra được triển khai đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các ban, ngành, hạn chế tối đa chồng chéo.

Qua kiểm tra, các đoàn đã xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tuân thủ quy định về ATTP. Nhờ đó, nhiều cơ sở đã đầu tư trang thiết bị cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ý thức đảm bảo ATTP có nhiều chuyển biến tích cực.

Tăng cường kiểm tra, xử phạt các cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm
Trưởng phòng Y tế quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Thị Thuận kiểm tra cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn.

Tuy nhiên, theo Trưởng phòng Y tế quận Bắc Từ Liêm, số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ, sản xuất thời vụ thường xuyên biến động. Việc kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc thực phẩm rau, củ quả, kinh doanh tại các chợ, các điểm bán lẻ, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ tại tuyến phường quản lý gặp nhiều khó khăn. Công tác quản lý ATTP từ quận đến cơ sở chưa thực sự chuyên sâu. Cán bộ làm công tác ATTP kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực, thiếu chuyên môn, vì vậy năng lực quản lý còn nhiều hạn chế.

Đặc biệt, tình hình vận chuyển, buôn bán thực phẩm nhập lậu, không đảm bảo ATTP còn diễn biến phức tạp. Các đối tượng kinh doanh vận chuyển gia cầm hoạt động chủ yếu vào ban đêm và rạng sáng, thường xuyên thay đổi tuyến đường, thời gian, địa điểm tập kết hàng, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xử lý vi phạm.

Để công tác bảo đảm ATTP của quận đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương đề nghị các đơn vị, phòng, ban tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước và chịu trách nhiệm về ATTP của Ban Chỉ đạo ATTP quận và phường. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động liên ngành trong công tác bảo đảm ATTP; phòng, chống ngộ độc thực phẩm, đặc biệt trong mùa hè. Ngoài ra, các đoàn kiểm tra cần xử lý nghiêm vi phạm nhằm cảnh báo cho cộng đồng.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động