“Tăng áp động mạch phổi” - cái chết được báo trước
Bữa ăn của người Việt và con đường đến nghĩa địa rất ngắn | |
Uống nhiều rượu - cái chết được báo trước ! |
Trên thế giới, tỉ lệ người mắc tăng áp động mạch phổi là 2 - 25 người/triệu dân. Ở Mỹ, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ này là 2/1000 trẻ sơ sinh sống. Ở Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ.
Bệnh tăng áp phổi có thể gặp từ tuổi sơ sinh tới người cao tuổi, tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. PGS.TS Trương Thanh Hương - Trưởng đơn vị Tim mạch trẻ em, Viện Tim mạch Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) - cho biết: Bệnh tăng áp động mạch phổi nếu không được điều trị hoặc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh thì thường có tiên lượng rất nặng và có các biến chứng như: Bệnh tim do phổi dẫn đến suy tim bên phải, tiên lượng nặng và gây ra tử vong; tăng áp động mạch phổi làm tăng khả năng hình thành các cục máu đông trong động mạch nhỏ trong phổi, gây nhồi máu phổi, nếu có hẹp hay tắc mạch máu lớn có thể gây sốc và tử vong; chứng loạn nhịp tim (tim đập không đều - loạn nhịp tim) nguồn gốc từ nhĩ hoặc thất là biến chứng của tăng áp động mạch phổi).
Có các triệu chứng như chóng mặt, đánh trống ngực hoặc ngất xỉu và có thể gây tử vong; ho máu cùng với chảy máu trong phổi là một biến chứng nặng có khả năng gây tử vong.
“Trước năm 1980, khi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu thì thời gian sống trung bình của người bệnh từ khi phát hiện bệnh TAĐMP vô căn cho đến khi tử vong là 2,8 năm. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nếu tìm được nguyên nhân gây TAĐMP thì bệnh nhân sẽ được điều trị theo nguyên nhân.
Trong trường hợp, TAĐMP vô căn (không rõ nguyên nhân) hoặc nguyên nhân không loại bỏ được, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các thuốc giãn động mạch phổi và các biện pháp điều trị hỗ trợ tùy thuộc vào nhóm bệnh và mức độ nặng của bệnh” - bác sĩ Hương cho biết thêm.
Được biết, đối với các thuốc điều trị đặc hiệu, hiện trên thế giới có 4 -5 nhóm thuốc chính, trong từng nhóm thuốc có các loại thuốc khác nhau.
Một số thuốc đã có nghiên cứu chứng minh hiệu quả làm giảm tỉ lệ tử vong như Bosentan hoặc cải thiện triệu chứng cho người bệnh như Sildenafil. Hiện nay, Viện Tim mạch (Bệnh viện Bạch Mai) có 3 loại thuốc đặc hiệu: Bosentan, Iloprost và Sildenafil.
Ngọc Thủy
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47