Tái hiện không gian Tết cổ truyền qua Triển lãm "Tết xưa"
Đào xuống phố, tiểu thương lo lắng vì sức mua của người dân ít Làng quất Tứ Liên chủ động phòng, chống dịch Nghệ nhân tạo sức bật cho làng quất Tứ Liên |
Đến với triển lãm “Tết xưa”, du khách được tham gia vào nhiều hoạt động tương tác lý thú của phiên chợ ngày Xuân. Bên cạnh đó còn được chiêm ngưỡng hơn 100 phiên bản tài liệu, hình ảnh hiếm có về ngày hội lớn của đất nước.
Triển lãm "Tết xưa" trưng bày tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội). |
Triển lãm được chia thành 3 không gian gồm “Phiên chợ ngày Xuân”, “Cung chúc tân Xuân” và “Du Xuân”.
Trong đó, “Phiên chợ ngày Xuân” với khung cảnh tươi vui, hối hả, rực rỡ sắc màu của bánh chưng xanh, câu đối đỏ, chợ Tết… giúp công chúng khám phá nét đẹp văn hóa mang đậm dấu ấn truyền thống dân tộc.
Phiên chợ ngày Xuân là phần mở đầu của triển lãm "Tết xưa". |
Đến với không gian “Cung chúc Tân Xuân”, công chúng được hòa mình vào các nghi lễ, phong tục, tập quán vào dịp Tết Nguyên đán; Tết Ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp; hoạt động trang hoàng nhà cửa bằng câu đối đỏ, hoa tươi, tranh Tết, dựng cây nêu; lễ Giao thừa hay lễ Trừ tịch tiễn năm cũ, đón năm mới; lệ đốt pháo; hoạt động mừng tuổi, chúc Tết…
Không gian trưng bày “Cung chúc Tân Xuân” trong triển lãm. |
Cuối cùng, không gian “Du xuân” đem tới các tư liệu, hình ảnh người xưa thưởng xuân, chơi xuân. Cùng với đó, triển lãm đã phác họa một phần không khí Tết xưa với phong tục “Ăn Tết”, “Lễ Tết” và “Chơi Tết” của cha ông. Hoạt động này giúp người xem có cơ hội trải nghiệm, hoài niệm về ngày Tết đậm đà bản sắc dân tộc.
Không gian “Du xuân” với phong tục “Ăn Tết”, “Lễ Tết” và “Chơi Tết” của cha ông. |
Tham gia thưởng lãm, chị Đỗ Hồng Mai (Đống Đa) cho biết: “Tôi thấy mình được sống lại những ký ức thời trẻ thơ của những ngày Tết xưa cũ, có lẽ các bạn trẻ ngày nay khó có thể có được những ký ức này. Đây là một hoạt động ý nghĩa giúp cho các thế hệ có thêm kiến thức để gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, nhất là giá trị ngày Tết của dân tộc”.
Đồng quan điểm với chị Mai, anh Nguyễn Minh Hiếu (Thanh Xuân) chia sẻ thêm: “Qua triển lãm, tôi thấy các phong tục trong dịp Tết cổ xưa so với ngày nay đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên chúng ta thấy được rằng Tết Nguyên đán vẫn giữ được hồn cốt riêng, vẫn là ngày sum vầy và là ngày lễ quan trọng nhất của cả dân tộc”.
Triển lãm mở cửa tự do, kéo dài đến hết ngày 15/3/2022. |
Thông tin từ ban tổ chức, các tài liệu, hình ảnh của triển lãm không chỉ giúp công chúng tìm lại được những nét đẹp của Tết xưa mà còn cung cấp nguồn sử liệu tin cậy để phục vụ việc nghiên cứu văn hóa dân tộc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân
Văn hóa 18/01/2025 15:11