Tái bản cuốn sách “Hội hè lễ tết của người Việt” của học giả Nguyễn Văn Huyên
Khám phá thú chơi cà kheo nhún của giới trẻ | |
Tưng bừng lễ hội vang trên đỉnh Bà Nà |
Học giả Nguyễn Văn Huyên và phu nhân. |
Các diễn giả của buổi tọa đàm gồm nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng và PGS.TS Nguyễn Quang Hưng - PGĐ Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn). Chia sẻ của các diễn giả đã giúp bạn đọc hiểu rõ thêm giá trị của những trang viết của Nguyễn Văn Huyên, sau hơn 70 năm, vẫn có thể khiến mọi độc giả Việt cùng đọc lại, suy ngẫm và tiếp nối hành trình đối thoại, thông hiểu lẫn nhau.
“Hội hè lễ tết của người Việt” tập hợp những tiểu luận nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên về Lễ - Tết - Hội, về tín ngưỡng, tâm thức tôn giáo của người Việt trong xã hội truyền thống. Viết bằng tiếng Pháp, những tiểu luận này, trước hết, là cách trò chuyện thú vị và hấp dẫn giữa một người trí thức bản địa với những độc giả, nhà nghiên cứu Pháp, những người cũng đang mong muốn và thậm chí, tham vọng tìm hiểu Việt Nam một cách kỹ càng.
Thông qua cách trò chuyện mang tính hàn lâm đó, Nguyễn Văn Huyên còn tiến đến những vỡ lẽ nhận thức mà ngày nay chúng ta càng thấm thía hơn: Chính sự đa dạng và khác biệt văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng mới thực sự làm nên giá trị bền vững, chứ không phải là hơn - kém hay ít - nhiều.
Cuốn sách đã cho ta trở lại đắm mình trong không khí văn hóa truyền thống của đất Việt với những cái Tết Nguyên đán, Tết Thanh Minh, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung thu... Những điều đặc biệt khác, như tục thờ cúng thần tiên, sự có mặt khắp chốn của thành hoàng làng, các húy kỵ sinh và tử, sự phong nhiêu của thần tiên gốc Việt…, cũng đã được tác giả mô tả, phân tích hết sức sinh động, tinh tế và khoa học.
Nguyễn Văn Huyên (1908-1975) sinh tại phố Thuốc Bắc, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), quê gốc ở làng Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức (tỉnh Hà Tây cũ). Năm 1926, Nguyễn Văn Huyên sang Pháp học tập, năm 1927 đỗ tú tài, năm 1928 đỗ cử nhân văn chương và năm 1931, đỗ thêm bằng cử nhân luật. Năm 1934, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Văn khoa tại Đại học Sorbonne. Luận án chính Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam và luận án phụ - Nhập môn nghiên cứu nhà sàn Đông Nam Á của ông được đánh giá xuất sắc, được in thành sách và xuất bản ở Pháp.
Năm 1935, ông quyết định về nước làm việc, lúc đầu dạy Sử - Địa ở Trường Bưởi, rồi sau đó, từ tháng 8/1938, ông được Toàn quyền Đông Dương điều sang làm việc tại Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO), trở thành “thành viên khoa học” ngang hàng với các học giả người Pháp ở viện nghiên cứu hàng đầu thế giới về Đông phương học này.
Cũng từ năm 1938, ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ - một tổ chức công khai của Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ông được cử làm Tổng Giám đốc Vụ Đại học (Bộ Quốc gia Giáo dục) và tới tháng 11/1946, ông được cử làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và giữ chức vụ này trong 29 năm cho đến khi mất (19/10/1975). Ông là đại biểu Quốc hội các khóa II, III, IV và V. Năm 2000, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Tên tuổi và sự nghiệp Nguyễn Văn Huyên gắn liền với sự hình thành, phát triển của ngành dân tộc học, nhân học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Ông cũng là người có những đóng góp đặc biệt trong việc xây dựng nền giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tên ông đã được đặt cho một đường phố ở Hà Nội - nơi có Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05