--> -->

Tách giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần, giao địa phương có tuyến đường đi qua thực hiện

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn thành phố Hà Nội) cho biết, công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 đã hoàn thành trên 90%, khởi công 6/7 dự án thành phần. Còn dự án thành phần 3 là dự án đường cao tốc, dự án PPP.
Hà Nội: Đẩy mạnh triển khai tái định cư phục vụ thi công Vành đai 4 Huyện Thường Tín chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 hơn 815 tỷ đồng Huyện Đan Phượng: Phấn đấu đến 31/12 hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ VI, ngày 9/11, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn thành phố Hà Nội) bày tỏ nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết của Quốc hội về vấn đề này cũng như 5 nhóm cơ chế, chính sách trong dự thảo.

Đại biểu cho biết, dự án Đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội là dự án đường bộ có tính chất liên vùng, quy mô lớn, đa dạng hình thức và nguồn vốn, đã và đang được triển khai rất tích cực. Công tác giải phóng mặt bằng hoàn thành trên 90%, khởi công 6/7 dự án thành phần. Còn dự án thành phần 3 là dự án đường cao tốc, dự án PPP.

Hiện Hội đồng thẩm định Nhà nước đang tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, dự kiến hoàn thành trong tháng 11, làm cơ sở để phê duyệt dự án trong tháng 12/2023 đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và khởi công trong năm 2024.

Tổng mức đầu tư dự án thành phần ba là 56.294 tỷ đồng, bao gồm tiểu dự án sử dụng phần vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình hệ thống cơ sở hạ tầng trong dự án PPP là 26.768 tỷ đồng và phần dự án sử dụng vốn nhà đầu tư là 29.526 tỷ đồng.

Tách giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần, giao địa phương có tuyến đường đi qua thực hiện
Đại biểu Nguyễn Phi Thường nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết của Quốc hội. Ảnh: Quốc hội

Từ thực tế triển khai dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề nghị xem xét bổ sung 4 nội dung của dự thảo Nghị quyết.

Ông cho biết khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện tiểu dự án đầu tư công trong dự án PPP vì có 3 nội dung chưa thống nhất giữa Luật PPP và Nghị định 35.

Cụ thể là: Chưa thống nhất về cơ quan lập thiết kế sau thiết kế cơ sở và dự toán đối với tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công; chưa thống nhất về cơ quan thẩm định phê duyệt thiết kế sau thiết kế cơ sở dự toán đối với tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công; chưa thống nhất về thời điểm phê duyệt thiết kế sau thiết kế cơ sở dự toán đối với tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công.

“Tiểu dự án đầu tư công thuộc dự án thành phần 3 PPP của dự án đường Vành đai 4 phải tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế dự toán sau thiết kế cơ sở đối với tiểu dự án số vốn ngân sách nhà nước tham gia trong tổng thể dự án PPP rồi mới tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 49 của Nghị định 35.

Theo đó, sẽ kéo dài thời gian 1 năm mới có thể lựa chọn nhà đầu tư làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án PPP. Nếu triển khai thực hiện đấu thầu ngay sau khi phê duyệt dự án thì sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian.

Đồng thời, cơ quan chuyên môn vẫn tổ chức thẩm định thiết kế dự án sau thiết kế cơ sở khi đã lựa chọn nhà đầu tư để kiểm soát tiểu dự án đầu tư công. Vấn đề này không chỉ đặt ra đối với riêng dự án đường Vành đai 4 mà là vấn đề chung đặt ra đối với các dự án PPP có tiểu dự án vốn đầu tư công tham gia”, đại biểu phân tích.

Từ thực tiễn nêu trên, đại biểu Nguyễn Phi Thường đề nghị nghiên cứu xem xét bổ sung, cập nhật, thống nhất quy định này vào Điều 4 dự thảo Nghị quyết theo hướng cho phép cơ quan có thẩm quyền tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu để lựa chọn nhà đầu tư ngay sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt.

Doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư trúng thầu thành lập có trách nhiệm tổ chức lập thiết kế sau thiết kế cơ sở dự toán đối với tiểu dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng để tổ chức thẩm định làm cơ sở phê duyệt.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường cũng góp ý về cơ chế quản lý tài chính, thanh toán đối với vốn ngân sách nhà nước tham gia trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Cụ thể, đối với phương thức tách thành tiểu dự án trong dự án PPP, thanh toán tối đa 50% giá trị tiểu dự án vốn đầu tư công khi hoàn thành công trình thuộc tiểu dự án và thanh toán giá trị còn lại khi được xác nhận hoàn thành công trình.

Đối với phương thức bố trí hạng mục cụ thể theo tỷ lệ và giá trị tiến độ, điều kiện quy định tại hợp đồng chỉ được thanh toán cho khối lượng hạng mục hoàn thành đã được xác nhận và theo tỷ lệ các nguồn vốn giá trị tiến độ, điều kiện được quy định tại hợp đồng dự án PPP, phù hợp với kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn hàng năm quy định tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP.

Tách giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần, giao địa phương có tuyến đường đi qua thực hiện
Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Quốc hội

Theo các quy định trên nhà đầu tư phải chủ động bỏ vốn chủ sở hữu, vốn vay để thực hiện các hạng mục công trình trước, bao gồm cả phần chi phí thuộc phần vốn Nhà nước tham gia và chỉ sau khi hạng mục công trình đó được cơ quan ký kết hợp đồng dự án xác nhận đã hoàn thành thì mới được Nhà nước giải ngân.

Theo đại biểu, việc này làm giảm tính hấp dẫn nhà đầu tư tham gia, gây khó khăn cho nhà đầu tư khi thu xếp, bố trí vốn triển khai dự án cũng như ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Vì vậy, cần quy định theo hướng phần vốn nhà nước tham gia trong dự án PPP được thanh toán giải ngân theo tiến độ, tỷ lệ tương ứng với phần vốn chủ sở hữu, vốn tín dụng do nhà đầu tư huy động.

Về việc giao một Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án qua nhiều địa phương, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng, dự án công trình giao thông đường bộ đi qua nhiều địa phương, tương ứng với cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng khác nhau. Cùng với đó là việc đan xen nguồn vốn khác nhau sẽ làm khó khăn không nhỏ cho cơ quan chủ quản trong quá trình triển khai các thủ tục đầu tư, triển khai đầu tư dự án.

Từ thực tiễn triển khai dự án tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô, cần cập nhật bổ sung cơ chế đối với loại dự án này vào Điều 6 dự thảo Nghị quyết theo hướng: Tách nội dung bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần hoặc tiểu dự án trong dự án tổng thể và giao cho các địa phương có tuyến đường đi qua thực hiện. Việc bố trí vốn của địa phương và ngân sách Trung ương ưu tiên bố trí đủ cho dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng tại từng địa phương. Với dự án đầu tư xây lắp sử dụng đa dạng nguồn vốn, linh hoạt cơ cấu nguồn vốn.

Về cơ chế, chính sách đặc thù về mỏ vật liệu, đại biểu đề nghị bổ sung vào Điều 7 dự thảo Nghị quyết định hướng chính sách cho phép tiếp tục giao cho các nhà thầu thi công khác trong cùng dự án được khai thác phần khối lượng còn lại phục vụ dự án mà không phải thực hiện thủ tục đăng ký khai thác theo cơ chế đặc thù; thời gian thực hiện cơ chế đặc thù cho khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thực hiện cho đến khi kết thúc hoàn thành dự án.

Thực tế dự án tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô cơ chế này được thực hiện trong thời gian 2 năm. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện đối với dự án thành phần 3 vẫn đang trong giai đoạn thẩm định dự án đầu tư và nhiều khả năng không kịp thời gian để thực hiện chính sách đặc thù này sẽ phải báo cáo Quốc hội điều chỉnh gia hạn thời gian làm ảnh hưởng tiến độ chung của toàn dự án.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán thuốc lá điện tử lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn. Với quy mô lên tới 127.000 sản phẩm, trị giá ước tính 40 tỷ đồng, Công an đã bắt giữ 15 đối tượng liên quan.
Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tối 23/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại trước số nhà 87 phố Khâm Thiên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cơ quan chức năng xác định xe ô tô bán tải đã va chạm với 8 xe mô tô, 1 xe máy điện và một nam giới đang đứng dưới lòng đường (được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức)...
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Tin khác

Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.
Quân đội sẵn sàng bay cứu hộ, ứng phó khẩn cấp với mưa lũ tại Nghệ An

Quân đội sẵn sàng bay cứu hộ, ứng phó khẩn cấp với mưa lũ tại Nghệ An

Bộ Tổng tham mưu vừa có công điện gửi các đơn vị yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ ở tỉnh Nghệ An; Quân chủng Phòng không - Không quân, Binh đoàn 18 sẵn sàng máy bay trực thăng cứu hộ khi có lệnh.
Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Mưa lũ xảy ra nhanh trong đêm khiến nhiều xã miền núi của tỉnh Nghệ An ngập sâu trong biển nước. UBND tỉnh chỉ đạo khẩn, chính quyền các xã và người dân nhanh chóng di dời người và tài sản.
Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Theo kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025, việc bố trí công chức vào vị trí việc làm và xếp ngạch tương ứng với vị trí việc làm phải được thực hiện trước ngày 1/7/2027.
Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Trong đêm 22/7, tỉnh Nghệ An đã có thông báo khẩn gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương về tình hình xả lũ, chỉ đạo khẩn trương huy động mọi lực lượng, phương tiện hỗ trợ di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn.
Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở

Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở miền núi Nghệ An đứng trước nguy cơ sạt lở, chính quyền địa phương phải di dời người dân đến nơi an toàn.
Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027

Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027

Theo Nghị quyết số 89/2025/UBTVQH15, mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội bình quân giai đoạn 2025 - 2027 tối đa 1,28% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội) được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco

Ngày 22/7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco, dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới và tiến hành nhiều hoạt động song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 22/7-30/7.
Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định bổ sung 33.680 tỷ đồng vào dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Số vốn này được phân bổ cho 5 bộ, cơ quan trung ương và 16 địa phương nhằm thúc đẩy giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động