Tập huấn tuyên truyền phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng dân tộc thiểu số
Lan tỏa tinh thần tìm hiểu pháp luật, tạo chuyển biến tích cực từ ý thức Chú trọng tuyên truyền pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân và doanh nghiệp |
Dự hội nghị có Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Thị Nhị Thủy; Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Ngọc Hải; Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc Đinh Xuân Thắng; phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Phát biểu tại hội nghị, bà Trần Thị Nhị Thủy cho biết, nhằm thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Chương trình đặt mục tiêu chung là khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống; gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu...
![]() |
Toàn cảnh hội nghị. |
Trong chương trình này, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ thực hiện Dự án 10 về truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; kiểm tra giám sát, đánh giá thực hiện tổ chức thực hiện chương trình; biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào...
Chương trình gồm 10 dự án thành phần với nhiều mục tiêu khác nhau. Trong số đó, một trong những dự án được quan tâm, chú trọng tổ chức thực hiện là truyền thông, tuyên truyền, vận động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.
Tại buổi tập huấn, ông Nguyễn Ngọc Hải đã giới thiệu về chính sách giảm nghèo về thông tin giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025. Theo ông Hải, thông tin là một trong các dịch vụ xã hội cơ bản trong chuẩn nghèo đa chiều. Việc xác định mức độ thiếu hụt cung cấp thông tin dựa vào sử dụng dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Nhà nước đã ban hành một số chính sách giảm nghèo về thông tin như: Cung cấp dịch vụ bưu chính công ích, cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, hỗ trợ báo chí cung cấp thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hỗ trợ tiếp cận thông tin thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia...
Đồng thời, xác định chỉ số đo lường mức độ thiết hụt dịch vụ thông tin gồm: hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng internet, hộ gia đình không có phương tiện nào trong số các phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin như phương tiện dùng chung (ti vi, radio, máy tính để bàn, điện thoại), phương tiện cá nhân (máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh).
Dự án giảm nghèo về thông tin gồm hướng đến nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông; thiết lập các cụm thông tin điện tử công cộng phục vụ thông tin, tuyên truyền đối ngoại tại cửa khẩu biên giới và cung cấp nội dung thông tin phục vụ tuyên truyền ở các xã biên giới.
Đồng thời, cung cấp dịch vụ thông tin công cộng tại các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính công cộng phục vụ tiếp cận thông tin của nhân dân ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo; trang bị hệ thống thiết bị thông tin cho các đồn biên phòng phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền; tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động của đài truyền thanh xã; xây dựng, phát triển nền tảng công nghệ cung cấp xuất bản phẩm, báo điện tử.
Giới thiệu về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, ông Đinh Xuân Thắng cho biết, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là thu nhập bình quân tăng hai lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 3%. Trong đó có dự án truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình...
Các báo cáo viên cũng cho rằng, khi tuyên truyền về chính sách nói chung, chính sách về đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi nói riêng, người viết cần cố gắng nghiên cứu các văn bản liên quan và bám sát đời sống thực tiễn để xây dựng được nội dung tuyên truyền sống động, hấp dẫn, có chiều sâu.
Nên xem

Khai mạc Đại hội Đảng bộ Công an Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Hướng tới kỷ nguyên đổi mới và phát triển

Xây dựng và phát triển xã Phúc Thọ trở thành đô thị sinh thái của Thủ đô

Nhiều công nghệ tiên tiến sẽ được giới thiệu trong Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2025

MTTQ Việt Nam Thành phố: Triển khai nhiệm vụ Hội đồng tư vấn Văn hóa - Xã hội 6 tháng cuối năm 2025

Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

LĐLĐ thành phố Hà Nội trao “Mái ấm Công đoàn” cho công nhân môi trường
Tin khác

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước
Tin mới 23/07/2025 08:39

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027
Tin mới 23/07/2025 08:36

Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn
Tin mới 23/07/2025 08:05

Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở
Tin mới 22/07/2025 16:46

Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027
Tin mới 22/07/2025 16:42

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco
Tin mới 22/07/2025 09:10

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương
Tin mới 21/07/2025 22:29

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3
Tin mới 21/07/2025 17:01

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3
Tin mới 21/07/2025 13:16

Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3
Tin mới 21/07/2025 12:05