Sức bật kinh tế từ đột phá hạ tầng
Quốc hội thông qua chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh Hợp tác phát triển mô hình giao thông xanh cho Thủ đô |
Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 diễn ra ngày 19/2, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết (NQ) số 188 thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM.
Theo đó, về huy động và bố trí nguồn vốn đầu tư, NQ quy định Chính phủ bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm vốn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương, tối đa không vượt 209.500 tỷ đồng cho TP.HCM trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 và 2031 - 2035 làm cơ sở quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án.
Về thủ tục, Quốc hội cho phép dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD được thực hiện ngay việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án mà không phải thực hiện thủ tục lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và các thủ tục khác có liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.
![]() |
Tuyến metro số 1 là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên thuộc hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM, chính thức vận hành toàn tuyến từ ngày 22/12/2024. |
Dự án đường sắt đô thị, công trình đường sắt đô thị thuộc dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD được lập thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED) thay thế cho thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi; việc lựa chọn nhà thầu EPC được thực hiện trên cơ sở dự án đầu tư được phê duyệt; chủ đầu tư được quyết định việc phê duyệt đối với các bước thiết kế sau thiết kế FEED.
Đối với việc phát triển đô thị theo mô hình TOD, NQ số 188 quy định UBND TP.HCM tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh phương án tuyến công trình, vị trí công trình trên tuyến đường sắt đô thị, quy hoạch khu vực TOD để xác định vị trí, ranh giới, diện tích đất thu hồi.
Trong khu vực TOD, UBND Thành phố được quyết định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch khác với quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch đô thị và nông thôn nhưng phải bảo đảm đáp ứng về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; được điều chỉnh chức năng sử dụng các khu đất trong khu vực TOD để khai thác quỹ đất và giá trị tăng thêm từ đất, phát triển các tuyến đường sắt đô thị, phát triển đô thị trong khu vực TOD…
Đáng chú ý, đối với TP.HCM, NQ số 188 quy định, trong khu vực TOD, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố được thu và sử dụng 100% đối với các khoản thu để phát triển hệ thống đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng, hạ tầng kỹ thuật kết nối với hệ thống vận tải hành khách công cộng gồm tiền thu đối với diện tích sàn xây dựng tăng thêm, tiền thu từ việc khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong khu vực TOD, phí cải thiện hạ tầng.
UBND Thành phố được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho Thành phố vay lại và các hình thức huy động vốn hợp pháp khác với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách TP.HCM được hưởng theo phân cấp, trường hợp vượt quá 120% thì Quốc hội xem xét, điều chỉnh tăng mức dư nợ vay phù hợp theo nhu cầu thực tế của Thành phố.
UBND Thành phố được tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo thẩm định, báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp giấy phép môi trường trước khi dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD vận hành thử nghiệm, đăng ký.
Với những cơ chế phát triển nói trên, NQ số 188 đã giúp Hà Nội và TP.HCM rút gọn rất nhiều quy trình thực hiện dự án, giải phóng nguồn lực đất đai, khai thác tiềm năng và lợi thế về đất dọc các tuyến metro để thu hồi vốn cũng như phát triển cảnh quan đô thị dọc tuyến.
Mới đây, trong chương trình công tác tại TP.HCM, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trải nghiệm thực tế tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Trung ương dành cho TP.HCM trong việc phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.
Tuyến metro số 1 là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên thuộc hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM có tổng chiều dài khoảng 19,7 km, gồm 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao. Tổng cộng 17 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu có thể chở 930 khách, tốc độ tối đa đạt 110 km/giờ. Hiện nay tuyến được mở lúc 5h và đóng tuyến lúc 22h, giãn cách đều đặn 8-12 phút/chuyến, trung bình tuyến vận hành 200 chuyến/ngày.
Theo đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM: Từ nay đến năm 2035, Thành phố sẽ tập trung đầu tư 7 tuyến metro với tổng chiều dài 355 km. Sau năm 2035 tiếp tục xây thêm 3 tuyến metro dài 155 km, nâng tổng chiều dài mạng lưới lên 510 km. TP.HCM còn bổ sung quy hoạch 2 tuyến tiềm năng gồm tuyến metro số 11 và metro số 12, mỗi tuyến dài 48,7 km.
Hoàn thiện giao thông cửa ngõ
Là địa bàn trung chuyển và giữ vai trò hạt nhân liên kết giữa các khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, cửa ngõ TP.HCM luôn trong tình trạng quá tải về lưu thông, nhất là vào dịp Lễ, Tết. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến lưu thông hàng hóa, cản trở sự kết nối giao thương, hội nhập kinh tế giữa Thành phố với các địa phương trong vùng.
Để tháo gỡ tồn tại này, vừa qua tại Kỳ họp thứ 21, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.HCM đã thông qua 27 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có nghị quyết về chủ trương đầu tư 4 dự án giao thông trọng điểm khu vực cửa ngõ Thành phố theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
Cụ thể dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 từ đường Kinh Dương Vương đến ranh giới tỉnh Long An nằm trên địa phận quận Bình Tân, huyện Bình Chánh (TP.HCM) có nhu cầu sử dụng đất khoảng 95,77 ha, tổng mức đầu tư khoảng 16.285 tỷ đồng.
Dự án nâng cấp đường trục Bắc - Nam (từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức - Long Thành), nằm trên địa phận quận 7 và huyện Nhà Bè (TP.HCM), chiều dài tuyến khoảng 8,6 km. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 9.894 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Thành phố khoảng 4.680 tỷ đồng (chiếm 47%)…
Sau khi HĐND Thành phố thông qua chủ trương đầu tư, UBND Thành phố đã và đang giao các sở ban ngành khẩn trương chuẩn bị hồ sơ, nguồn vốn để triển khai, kỳ vọng khi hoàn thành sẽ giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông tồn tại lâu nay, tạo thông thoáng khu vực cửa ngõ, tăng cường kết nối năng lực vận tải, giao thương.
Nên xem

Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ

Bắt khẩn cấp Hải "lé" và 9 đối tượng trong đường dây tín dụng đen

Tài xế đã uống bia trong bữa tối nhưng vẫn chở khách về Hà Tĩnh

Bình Dương: Nhiều hoạt động chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Công an Bình Dương triệt xoá chuyên án, thu giữ gần 25kg ma túy

TRỰC TUYẾN: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động
Tin khác

Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc
Giao thông 16/04/2025 18:47

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4
Giao thông 16/04/2025 14:59

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông
Giao thông 16/04/2025 14:56

Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt
Giao thông 16/04/2025 08:11

Điều chỉnh giao thông khu vực đường Nguyễn Ngọc Vũ để giảm ùn tắc
Giao thông 15/04/2025 16:10

"Nhờn" luật, hàng loạt tài xế xe ôm công nghệ đi ngược chiều, leo vỉa hè bị xử phạt
Giao thông 15/04/2025 13:10

Hà Nội mở lòng hiếu khách và nét đẹp văn hóa giao thông
Giao thông 15/04/2025 11:24

Làm sao để nhường đường cho xe ưu tiên nhanh chóng, an toàn?
Giao thông 15/04/2025 11:22

TP.HCM: Khởi công và khánh thành 6 công trình lớn chào mừng Lễ 30/4
Giao thông 15/04/2025 10:50

Đề xuất thu phí 5 cao tốc do nhà nước đầu tư
Giao thông 15/04/2025 07:51